Đối mặt với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lò nung những đêm không lửa, những gia đình làm nghề đậu bạc còn sót lại tại Định Công, quận Hoàng Mai (Hà Nội) đang cố gắng tìm cách khắc phục khó khăn, trở ngại. Niềm vui của họ giờ đây chỉ giản đơn là những chuyến hàng có thể thuận lợi đi đúng nơi về đúng giờ.
Thưa quý vị và các bạn! Chương trình điểm tin, đọc báo tuần này thông tin về hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tại một số địa phương; Chương trình “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” và một số vấn đề nổi bật khác ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Phần đọc báo sẽ giới thiệu hai bài viết: “Những cánh đồng bạc tỉ trên cao nguyên trắng Bắc Hà” của tác giả Công Thế và bài viết “Làng phòng thủ, nhà pháo đài” “Nơi biên cương xứ Lạng” của tác giả Tuấn Trình.
Suốt cả dặm dài đất nước đã có bao chàng trai, cô gái người DTTS hòa cùng nhiệt huyết của những người trẻ trên đất nước Việt Nam, tự nguyện viết đơn để được đứng vào quân ngũ. Và tôi chợt nhận ra rằng, dẫu mỗi người một hoàn cảnh, một suy nghĩ, nhưng dường như tất cả lại có chung một khát khao được cống hiến sức trẻ, được sẻ chia trách nhiệm của một công dân trước vận nước.
20 năm sau ngày khánh thành thủy điện Yaly, hàng chục ngàn công nhân đã đi đến nhiều công trình khác, nhưng vẫn có hàng ngàn người ở lại xây dựng mảnh đất này thành một thị trấn trù phú.
Thật hiếm có sự trở về nào lại luôn tươi mới và rực rỡ như những mùa hoa. Và mùa hoa tết đã trở thành một mùa đặc biệt. Bởi trong muôn sắc hương là sự ấm áp của tâm tình, sự thiết tha của bao nhiêu khát vọng, sự phấn chấn của những con tim và cả sự bồi hồi của bao xúc cảm… Bức tranh tươi mới của mùa xuân đã được “vẽ” từ muôn sắc hoa của chính những chủ vườn hoa.
Về bản Boong, xã Lạng Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An), gặp bất kỳ ai cũng thuộc vanh vách bản hương ước của bản, dù nó đã qua 4 lần sửa đổi. 30 năm qua bản hương ước đặc biệt này ra đời, hơn 100 hộ dân bản Boong, nhất là lớp trẻ sống trong yên bình, không một ai vướng vào tệ nạn…
Thủy điện Yaly lớn thứ 4 cả nước và lớn nhất Tây Nguyên. Công trình kỳ vỹ ấy được xây dựng nhanh chóng trong vòng 3 năm, thể hiện bản lĩnh, sức mạnh của tinh thần Việt Nam và công trình ấy đã góp phần làm thay đổi cả vùng đất Bắc Tây Nguyên.
Thưa quý vị và các bạn! Chương trình điểm tin, đọc báo tuần đầu tiên của Năm mới Nhâm Dần thông tin về Chương trình thăm, làm việc của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại UBDT; các hoạt động gặp mặt đầu Xuân; các cuộc họp với các đơn vị triển khai nhiệm vụ đầu năm mới của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh và một số vấn đề nổi bật khác ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.Phần đọc báo sẽ giới thiệu hai bài viết: “Sắc Chàm kiêu hãnh đi qua thời gian” của tác giả Trương Hữu Thiêm và bài viết “Một rừng cây, nhiều đời người” của tác giả Phạm Việt Thắng.
Trong năm qua, dịch Covid-19 đã tác động lớn đến đời sống kinh tế-xã hội của người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào DTTS. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn xã hội đã dành nguồn lực cho hoạt động an sinh xã hội, chăm lo Tết cho người dân, nhất là người có công, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, đồng bào DTTS và những người bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai, dịch bệnh... Truyền thống tương thân, tương ái ấy trở thành sợi dây cố kết cộng đồng, giúp đồng bào vượt qua mọi khó khăn.
Với mục tiêu kết nối, thúc đẩy các sáng kiến trong việc vận hành bảo trì và xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) trong Chương trình 135. Từ năm 2009 đến nay, Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC) đã và đang thực hiện nhiều dự án phát triển tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam, đặc biệt là hỗ trợ cộng đồng DTTS tại các địa phương thực hiện gần 1.000 tiểu dự án trên nhiều lĩnh vực.
Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết công tác dân tộc năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 do Ủy ban Dân tộc tổ chức.
Cách thành phố Lai Châu hơn 40km về phía Đông có một bản làng khá đẹp và thơ mộng - đẹp bởi lối kiến trúc cổ xưa chưa hề mai một, cùng với những giá trị văn hóa vẫn được người dân giữ gìn, bảo tồn. Đó là bản người Dao ở Sì Thâu Chải, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
“Bố tôi nói, rừng trước đây là do trời trồng, nhưng con người đã khai thác hết rồi. Để con cháu sau này biết cây pơ mu của quê hương mình thì cha con ta phải cùng nhau trồng lại rừng thôi”. Ông Vừ Rả Tênh, Bí thư Đảng uỷ xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), mở đầu câu chuyện trồng rừng của 7 cha con ông như thế.
Vừa qua, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thăm, làm việc với Ủy ban Dân tộc. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đánh giá cao những nỗ lực của Ủy ban Dân tộc và cho rằng Ủy ban Dân tộc đã thể hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
Nằm ẩn mình giữa núi rừng xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) làng đá Thạch Khuyên hiện lên với những nếp nhà trình tường bằng đất, lợp ngói âm dương cũ kỹ, lối kiến trúc tiêu biểu cho nhà ở truyền thống của dân tộc Tày, Nùng Lạng Sơn. Có lẽ hiếm thấy nơi nào lại có một ngôi làng có vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc yên bình đến thế.
Những ngày cuối năm, vượt qua các cung đường với bạt ngàn hoa đào, hoa mận đang khoe sắc, chúng tôi lên thôn Láo Vàng, là thôn xa nhất của xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (Lào Cai) nhưng được chính quyền địa phương đánh giá là thôn khá nhất, giàu nhất của xã.
Những cơn gió mang theo mưa phùn, ẩm ướt lướt dọc sông Lô khiến cho cả một vùng nương vườn rộng lớn, cây cỏ chợt xanh lên, miên man từng mắt lá. Theo lời mời của một bạn thơ nông dân, tôi phóng xe máy lên Hàm Yên, ghé thăm bạn và trang trại cây ăn quả. Đấy là thôn Đồng Gianh, xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang).
Một mùa Xuân nữa lại về, hoa đào, hoa lê nở tràn quanh làng bản, trên lưng núi. Trên bình độ cao vời lộng gió (cao hơn mặt nước biển 1.600m) nhìn ra bốn hướng, vẻ đẹp lung linh mà lòng không kìm nén được cảm xúc ùa về. Nơi ấy Bát Đại Sơn đang mời gọi bạn, hãy đến dù chỉ một lần…
Từ xa xưa, bên dòng suối Pờ Hồ trong xanh thơ mộng, dưới chân đỉnh núi Ky Quan San hùng vỹ, xã Mường Hum, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, nơi quây quần chừng sáu mươi nóc nhà của người Dao đỏ (thuộc dân tộc Dao), nổi tiếng với nghề “kéo bạc”.
Trong nắng gió, những rừng đào trụi lá, mốc thếch đã lấm tấm cánh hồng quanh những nếp nhà sàn thâm nâu nhuốm màu thời gian, khiến miền biên viễn xứ Nghệ những ngày Xuân, đẹp như một bức tranh. Dù không phải ở Đà Lạt mờ sương, nhưng lòng tôi lại rạo rực khi nghĩ về câu hát “ai lên xứ hoa đào đừng quên mang về một cành hoa…”.