Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Về đất ngọt Đồng Gianh

Ghi chép của Lê Na - 09:13, 07/02/2022

Những cơn gió mang theo mưa phùn, ẩm ướt lướt dọc sông Lô khiến cho cả một vùng nương vườn rộng lớn, cây cỏ chợt xanh lên, miên man từng mắt lá. Theo lời mời của một bạn thơ nông dân, tôi phóng xe máy lên Hàm Yên, ghé thăm bạn và trang trại cây ăn quả. Đấy là thôn Đồng Gianh, xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang).

Ông Đặng Duy Tiến bên vườn thanh long.
Ông Đặng Duy Tiến bên vườn thanh long.

Ở Tuyên Quang có rất nhiều thôn mang tên Đồng Gianh. Riêng ở huyện Hàm Yên đã có hai thôn, thuộc xã Thái Sơn và xã Đức Ninh. Mấy chục năm trước, cỏ gianh mọc lút người, sim mua nở hoa tím đất. Vậy mà hôm nay, nơi đất cằn sỏi đá, đã cho mùa trái ngọt.

Hơn sáu chục tuổi, bạn tôi, anh Nguyễn Chí Thiết quanh năm sống với vườn rau, đàn gà, ao cá. Cuộc sống đạm bạc với vườn-ao - chuồng nhưng tâm hồn lại phong lưu, bát ngát. Tình yêu lãng đãng luôn ngập trong thơ “ông già” miền núi. Tôi thích chất thật thà mộc mạc của thơ ông. Nhưng, tôi mê hơn cả là những sản phẩm nông nghiệp sạch mà ông và vợ con ông đã làm ra. Giờ đây, khi các con đã trưởng thành, xây dựng ra đình, đứa ở gần, đứa xa tít tắp, chỉ còn hai vợ chồng già sống bên nhau.

Vây quanh ngôi nhà xây ngất ngưởng là thanh long, bưởi, ổi và rau xanh. Bước khỏi sân là chạm hoa quả lúc lỉu. Có lần, tôi rủ bạn nghệ sĩ nhiếp ảnh lên tác nghiệp tại vườn, khi mùa thanh long nở rộ. Hơn trăm gốc thanh long vào hè cũng đỏ rực luống. Những bông hoa trắng muốt đang e ấp. Bây giờ khi mùa Đông sắp qua, thanh long trơ những cành xanh như tay múa. Vụ này, ông trồng cà chua. Một sào rưỡi đất, đã thu ngót tấn quả. Giá bán năm nay đắt, có lúc giao buôn được bốn chục ngàn một kg. Ngoài ra, còn có trên hai ngàn cây súp lơ. Rất được giá do rau được trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ sạch. Trưa, ông tiếp chúng tôi bằng món gà chạy đồi, cá ao và rau nhà. Có tí rượu, lúc bốc lên lại vung thơ ra nhâm nhi… Đời người nông dân bây giờ cũng “sướng như vua chúa” ngày xưa.

Tôi đến thăm nhà ông Đặng Duy Tiến, bảy mươi tuổi, một Cựu chiến binh, cựu Bí thư, Trưởng thôn Đồng Gianh. Ông Tiến đã có mười bốn năm làm Trưởng thôn, từ 1990 đến 2004. Ông tâm sự, những ngày đầu làm việc thôn, cuộc sống của bà con còn nghèo đói. Đất thừa thãi mà thiếu nguồn nước. Sức lao động dư thừa, người dân phải đi làm thuê nơi khác. Đồi đất bỏ hoang, kinh tế bị gò bó, chẳng ai dám nghĩ việc làm trang trại. Dân bản nghèo đói quanh năm.

Qua hai chục năm, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, phát huy lợi thế của địa phương, lại được tỉnh đầu tư làm đường bê tông, xây dựng hệ thống dẫn nước, Đồng Gianh đã mang một diện mạo mới. Toàn thôn không còn hộ nghèo, số hộ khá và giàu chiếm hơn 70%. Hầu hết các hộ có nhà xây kiên cố, nhiều nhà mua sắm ô tô, xe máy sang trọng.

Ông Tiến quê ở Vân Nam, Phúc Thọ, Hà Nội. Bố ông lên Tuyên Quang từ thời tản cư, 1947, rồi lập nghiệp ở đây. Từ đôi bàn tay trắng, gia đình ông cùng với bà con người Tày, Dao, Cao Lan đã khai phá vùng đất này. Phía sau gương mặt màu đồng hun, là cả một nghị lực dám nghĩ, dám làm. Đôi bàn tay rắn chắc như con dao pha, bền như lưỡi cuốc.

Chín năm trước, ông cuốc đồi, trồng hơn một ha thanh long, khoan nước giếng để lấy nước tưới, lắp bóng điện sáng hằng đêm kích cho cây nở hoa. Bây giờ thanh long đã cho trái ngọt. Từ năm 2018 đến 2021, mỗi năm ông thu hoạch từ 20 đến 50 tấn quả. Vào vụ chăm sóc, thu hái quả, gia đình phải thuê cả chục người đến làm. Thanh long được giao buôn cho các khách hàng ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Giá từ 20 đến 30 ngàn đồng một kg. Vào chính vụ, xe tải khắp nơi về đợi lấy hàng.

Để có nguồn phân bón, gia đình ông nuôi vịt, cao điểm tới 3.000 con, siêu thịt và siêu trứng. Vịt đẻ rộ, mỗi ngày ông thu hoạch 400 quả trứng. Bình quân mỗi tháng có từ bốn đến năm ngàn quả trứng. Giá giao trứng tại nhà là 27.000 đồng/10 quả. Nhiều trường học của xã và xã bạn đã nhập trứng vịt của gia đình ông để đưa vào bữa ăn cho học sinh. Ngoài ra, gia đình còn nuôi gần trăm con gà thả đồi và trồng sáu mươi gốc bưởi… Nói vậy, ông bảo kinh tế của gia đình còn xếp sau mấy “đại gia” trong thôn.

Vườn bưởi và ngôi nhà sàn mới xây của anh Bùi Văn Phòng.
Vườn bưởi và ngôi nhà sàn mới xây của anh Bùi Văn Phòng.

Nếu huyện Hàm Yên, Tuyên Quang là “vương quốc” cây có múi, thì ba xã vùng thấp của huyện là Thái Sơn, Thái Hòa và Đức Ninh là “thủ phủ” của bưởi, cam. Riêng thôn Đồng Gianh có tới 50ha. Trước khi đầu tư vào bưởi, cam, bà con đã lên tận Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình để mua giống và học tập kinh nghiệm. Người đứng đầu thôn phải kể đến hộ ông Nguyễn Việt Cường, 69 tuổi, giáo viên nghỉ hưu. Ông đã trồng 10ha cam và bưởi. Để kéo dài thời gian thu hái và đáp ứng lựa chọn của khách, gia đình ông trồng nhiều loại cam, bưởi. Có vườn đã thu hoạch xong, đang cắt tỉa nhánh. Nhưng có vườn ra giêng mới bán. Không chỉ trái chín, gia đình ông Cường còn chiết, ghép cây cam, bưởi giống bán cho bà con trong vùng.

Cũng trồng bưởi, nhưng ông Nông Minh Thắng, người Tày, sinh năm 1956 không đi theo một số hộ trong thôn mà kết hợp trồng rừng. Tôi phóng xe đến và thật ngợp trước vườn sưa. Ba ngàn cây sưa, một loại gỗ có giá trị kinh tế cao. Những thân cây trắng mốc sáng lên, từ chân đến lưng núi Chẽ. Giá mỗi cây đều tiền triệu đến vài chục triệu đồng. Dưới sưa là 600 gốc bưởi, đã thu xong quả. Màu xanh của cỏ lạc dại như tấm thảm phủ kín mặt đất. Một cảm giác êm dịu khi bước đi trên cỏ. Cỏ lạc dại, vừa che mát đất, vừa ngăn cỏ khác mọc.

Trở lại nhà ông Cường, mấy ông bạn già đang ngồi uống trà bàn chuyện Tết nhất. Tết này, chủ nhà tuổi Nhâm Thìn bước sang bảy mươi. Ông bảo, đôi con rồng ông đã thuê thợ từ Thái Lan sang đắp, với giá một trăm triệu đồng từ hơn chục năm nay sẽ được sửa sang diện mạo mới. Cuộc sống dư giả rồi, người quê cũng phải biết hưởng thụ.

Người Đồng Gianh và thôn quê đã mang một nét mặt mới. Mồ hôi và sức sáng tạo, sự nhanh nhạy đã cho mùa quả ngọt. Giữa một vùng biếc xanh của cây trái đang bừng thức niềm vui hạnh phúc. Và, trên hết là lòng người Đồng Gianh mang niềm vui tươi sáng đón Xuân về.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi nhất là thế hệ trẻ trong bản tiếp nối truyền thống cha ông để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.
Tin nổi bật trang chủ
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Công nhận Bảo vật quốc gia đối với 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các Bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động hướng đến Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.