Thôn Bèo Bọt, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) bị chia cách với bên ngoài bởi dòng sông Mã. Việc thiếu một cây cầu khiến mọi việc đi lại giao thương của người dân gặp khó khăn, kìm hãm sự phát triển của thôn nhiều đời nay...
Những năm gần đây, huyện biên giới Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã huy động các nguồn lực, chính sách, chương trình mục tiêu Quốc gia phù hợp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các sản phẩm du lịch, gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tạo sinh kế bền vững cho Nhân dân.
Kính mời quý vị và các bạn theo dõi Tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin ngày hôm nay sẽ có những thông tin chính sau: Cần quan tâm đến học sinh DTTS có cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng; Ủy ban Dân tộc đẩy mạnh Chuyển đổi số; Lao động phổ thông ở Đồng Nai khó tìm việc làm... cùng các tin tức thời sự khác.
Chọn màu áo trắng là chọn theo đuổi giấc mơ chữa bệnh cứu người. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Y Thái Bình, bác sĩ Nguyễn Thị Lan từ miền quê Thái Bình lựa chọn vùng đất khó là xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La công tác. Cả tuổi thanh xuân của chị dành trọn cho vùng đất của “Vợ chồng A Phủ”. Đôi chân của chị còn tiếp tục trên hành trình chữa bệnh, cứu người, đẩy lùi hủ tục dù đã hơn 20 năm từ khi ra trường.
Tại các tỉnh vùng cao Tây Bắc, đặc biệt đối với cộng đồng dân tộc thiểu số, nhiều nơi vẫn còn nhiều nặng nề quan điểm phải sinh được con trai để “nối dõi tông đường”. Chính từ quan niệm này dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính, nam giới đến tuổi kết hôn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm bạn đời.
Kính mời quý vị và các bạn theo dõi Tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin ngày hôm nay sẽ có những thông tin chính sau: Hội thảo quốc gia 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam; Ca ghép đa tạng tim - thận thành công đầu tiên tại Việt Nam; Sôi nổi Hội trại kết nối thanh niên tôn giáo - dân tộc năm 2023; Khu bảo tồn văn hóa Hrê ở Quảng Ngãi xuống cấp nghiêm trọng; cùng các tin tức thời sự khác.
Dấu vết của trận lũ quét kinh hoàng ập xuống các bản làng ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) vào cuối năm 2022 vẫn còn hiện hữu trên từng con đường, ngõ bản, nhà cửa… Nhưng hôm nay, với sự nỗ lực tái thiết sau thảm họa thiên tai của các cấp chính quyền, người dân, cộng đồng chung tay... màu xanh cuộc sống đang dần trở lại.
Vừa qua, Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Nhằm giới thiệu và tôn vinh nghệ thuật làm gốm độc đáo của đồng bào dân tộc Chăm, trong Ngày hội sắc Xuân 2023 tại Làng Văn hóa Du lịch các Dân tộc Việt Nam, các nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) đã tái hiện các công đoạn làm gốm đến đông đảo du khách thăm quan, du lịch.
Vào tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Mông xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk lại nô nức tổ chức Lễ hội mừng Xuân. Trong rất nhiều hoạt động văn hóa truyền thống hấp dẫn, hội chọi bò được mong đợi nhất. Đây là nét văn hóa truyền thống lâu đời được bà con người Mông mang đến quê hương mới.
Công tác ở vùng cao, những năm tháng gắn bó với nghề, bằng y đức, y thuật, đội ngũ y, bác sĩ trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã vượt qua khó khăn để hoàn thành trọng trách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân. Trong những câu chuyện ý nghĩa về nghề y, về tấm lòng của người thầy thuốc, tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai có một câu chuyện cảm động về bác sĩ Giàng A Sang, dân tộc Mông - người đã vượt lên căn bệnh suy thận để tiếp tục gắn bó với màu áo Blouse trắng, mang hy vọng đến với những bệnh nhân chạy thận vùng cao.
Đồng bào La Chí cư trú chủ yếu ở tỉnh Hà Giang và Lào Cai. Theo số liệu Điều tra 53 DTTS năm 2019, dân số dân tộc La Chí có 15.126 người.
Để có được những mẻ cá khô ngon, đậm đà hương vị quê biển, người dân làng nghề phải thức khuya dậy sớm, chạy nắng dầm sương. Song họ luôn tự hào về những sản phẩm của quê hương mình, cố gắng làm ra những mặt hàng khô ngon, chất lượng và xây dựng nên thương hiệu Khô biển Sông Đốc nổi tiếng gần xa.
Đã có nhiều kế hoạch, nhiều dự định để phát triển, thế nhưng đến bây giờ người dân Thủy Thanh vẫn nhìn vào nơi khác để mà ao ước về sự nở rộ cho du lịch xứ mình. Chỉ tiếc rằng, điều đó còn xa quá.
Đối với người Sán Dìu, thầy cúng có một vị trí, vai trò rất quan trọng. Người muốn trở thành thầy cúng phải trải qua thủ tục bắt buộc là nghi lễ Cấp sắc để được thế giới thần linh chấp thuận, đồng thời, đánh dấu bước trưởng thành của họ trong cộng đồng người Sán Dìu.
Từ một dải đất hoang, chỉ sau 20 năm thôn Nậm Sò, xã bản Phiệt, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã trở thành khu phố nhỏ giữa lòng thung lũng. Từ một thôn với 100% hộ nghèo đã vươn mình trở thành “điểm sáng” trong phát triển kinh tế, với tỉ lệ hộ khá giàu đạt gần 80%. Có được sự đổi thay kỳ diệu đó có công đóng góp không nhỏ của bà Đặng Thị Dẩn, dân tộc Dao, Trưởng thôn Nậm Sò.
Từ ngày 19/2/2022, Lực lượng Cảnh sát Giao thông, trật tự, Công an thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai triển khai đợt cao điểm kiểm tra nồng độ cồn đối với tất cả các lái xe trước khi xuất bến.
Đến xã vùng cao Công Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn những ngày này, hoa đào rừng cổ đang bật nở rực rỡ, bừng sáng cả các triền đồi. Cảnh tượng như trong tranh khiến du khách khó lòng rời bước, nếu đặt chân đến đây vào mùa hoa đào nở. Đây cũng sẽ là một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ.
Thời gian gần đây tại một số địa phương, tình trạng một số học sinh mang thai, sinh con khi mới hơn 10 tuổi gây xôn xao dư luận. Nhìn lại công tác giáo dục giới tính trong học sinh nói chung, học sinh vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng cho thấy vẫn còn có những “khoảng trống” cần được “lấp đầy”. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện tuần này sẽ thông tin về thực trạng công tác giáo dục giới tính trong học sinh: “Khoảng trống” và giải pháp “lấp đầy”. Kính mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.
Kính mời quý vị và các bạn theo dõi Tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin ngày hôm nay sẽ có những thông tin chính sau: Họp Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia; Biểu dương 500 điển hình Người có uy tín trên toàn quốc; Gần 4.600 thí sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia; Gia Lai “nóng” tình trạng phá rừng... cùng các tin tức thời sự khác.
Tại Phiên họp thứ 3 với các địa phương về kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2022 và 02 tháng đầu năm 2023; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 diễn ra ngày 24/2 theo hình thức trực tuyến, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ, thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG.