Nhà văn hóa cộng đồng không chỉ là nơi hội họp sinh hoạt mà còn là không gian bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Việc thu thập thông tin về thực trạng nhà văn hóa ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, sẽ góp phần triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc về văn hóa hiện hành; đồng thời là một trong những cơ sở để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 vừa được Quốc hội khóa XV thông qua chủ trương đầu tư ngày 27/11/2024.
Ngày 28/11, đã chính thức diễn ra Hội thi cồng chiêng, xoang của đồng bào Xơ Đăng lần thứ II năm 2024 huyện Tu Mơ Rông. Đây là 1 trong 5 sự kiện do huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức, nhằm hưởng ứng Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ II năm 2024.
Những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Văn Lãng đã tích cực triển khai các nội dung của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS.
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn. Để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn trên địa bàn, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 8 Chương trình MTQG 1719, trong đó, đã đẩy mạnh thành lập, nâng cao hiệu quả và nhân rộng mô hình Tổ Truyền thông cộng đồng (TTCĐ).
Tính đến 20/11/2024, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã giải ngân được 97,36% nguồn vốn đầu tư phát triển và 43,99% nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Sau 4 năm triển khai thực hiện, nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 đã trở thành “đòn bẩy” giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi có nhiều khởi sắc.
Những nghệ nhân dân tộc Xơ Đăng kể câu chuyện của cộng đồng dân tộc mình trên sắc màu thổ cẩm. Không chỉ gửi gắm vào đó hồn cốt của dân tộc, những phụ nữ Xơ Đăng ở xã Măng Bút, Kon Plông, tỉnh Kon Tum còn sáng tạo ra các sản phẩm thổ cẩm mang tính ứng dụng cao, phù hợp với xu thế, thị hiếu của khách du lịch và người tiêu dùng.
Thực hiện Dự án 6 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận phối hợp với UBND thị trấn Phước Dân tổ chức Lớp truyền dạy Nghệ thuật làm gốm truyền thống người Chăm tại Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân.
Ngày 27/11, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã tổ chức sự kiện Tô cam “Chung tay hành động vì bình đẳng giới”, hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.
Vừa qua, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột tổ chức Lớp tập huấn tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán và điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh cho cán bộ y tế cơ sở.
Những năm gần đây, việc liên kết, hợp tác, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp đã được ngành Nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa chú trọng đẩy mạnh. Điều này không chỉ giúp giải quyết bài toán đầu ra cho người nông dân mà còn nâng cao giá trị, phát triển bền vững cho ngành Nông nghiệp Khánh Hòa, đặc biệt ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tăng cường triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, xây dựng ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cho đồng bào DTTS tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Vừa qua, Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Thuận Bắc tổ chức Diễn đàn lắng nghe ý kiến Nhân dân qua 3 năm thực hiện Chương trình phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Đến dự có Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận Lê Văn Bình; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận Pi Năng Thị Thủy; Chủ tịch UBND huyện Thuận Bắc - Phạm Trọng Hùng cùng lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và 80 đại biểu là cán bộ và Nhân dân 5 xã vùng dự án.
Ngày 26/11, ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, dẫn đầu Đoàn công tác làm việc với UBND huyện Phước Sơn, về kết quả triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Nhờ nguồn lực đến từ Tiểu dự án 3 – Dự án 5 về “phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã chú trọng kết nối hiệu quả việc đào tạo và giải quyết việc làm cho người trong độ tuổi lao động.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, tính đến ngày 25/10/2024, tổng vốn đã phân bổ để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) là 1.812.173 triệu đồng (ngân sách Trung ương: 1.625.655 triệu đồng; ngân sách địa phương: 186.518 triệu đồng).
Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.
Trong những năm gần đây, tình trạng tảo hôn ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An) đã liên tục giảm nhanh. Nếu trong năm 2020, toàn huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có 30 trường hợp tảo hôn, thì đến năm 2024 (tính đến ngày 20/11) toàn huyện chỉ ghi nhận 1 trường hợp tảo hôn.
Thực hiện Nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai cho hơn 1.233 hộ đồng bào DTTS vay để sửa chữa và xây dựng nhà ở kiên cố. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư và yên tâm lao động sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Thực hiện giai đoạn I: từ 2021-2025 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng... Ông Vi Văn Sơn, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về thành quả, định hướng trong công tác điều hành, quản lý, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn tiếp theo.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.