Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thực hiện Dự án 6 Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Lạng Sơn: Tạo ra những sản phẩm đặc trưng thu hút khách du lịch

Văn Hoa - 06:55, 01/03/2025

Những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung triển khai có hiệu quả Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các DTTS được khôi phục và bảo tồn hiệu quả, tạo ra những sản phẩm độc đáo thu hút khách du lịch, nâng cao đời sống Nhân dân.

Năm 2024, huyện Văn Lãng đã thành lập được 25/17 Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao
Năm 2024, huyện Văn Lãng đã thành lập được 25/17 Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao

Nhiều giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy

Văn Lãng là huyện miền núi biên giới của tỉnh Lạng Sơn, có 4 dân tộc tộc chủ yếu là Tày, Nùng, Kinh, Hoa. Mỗi một dân tộc có những nét văn hóa đặc trưng, tạo nên sự đa dạng trong sinh hoạt văn hóa nơi đây. Những năm qua, trước tình trạng nhiều giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ bị mai một, huyện Văn Lãng đã tích cực khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Bà Hứa Quỳnh Nga, Trưởng phòng Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện Văn Lãng cho biết, triển khai Chương trình MTQG 1719, riêng trong năm 2024, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Văn Lãng đã mở được 02 lớp truyền dạy hát Then đàn Tính mùa chầu tại xã Tân Thanh, Bắc Việt với 50 học viên tham gia. Hướng dẫn các xã, thị trấn mở 32 lớp truyền dạy các giá trị văn hóa phi vật thể (hát Then đàn Tính, múa sư tử)….

Cũng trong năm 2024, huyện Văn Lãng đã thành lập được 25/17 Câu lạc bộ (CLB), đạt và vượt số chỉ tiêu CLB đề ra. Đến nay toàn huyện có 127 CLB văn hoá, văn nghệ, TDTT, thu hút trên 1.600 hội viên tham gia (trong đó 29 CLB hát then - đàn tính, 2 CLB hát sli, 42 CLB văn nghệ quần chúng, 50 CLB thể thao, 2 CLB múa sư tử, 2 CLB xiên tâng). Có 85/161 thôn bản khu phố có các CLB  hát Then.

Đặc biệt, với sự hướng dẫn nhiệt tình, bài bản của ngành Văn hóa, từ khi được thành lập và đi vào hoạt động, các CLB đã tự tin tham gia biểu diễn tại các ngày lễ lớn của địa phương, góp phần tạo sức hút đối với khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

Tham dự Lễ hội Chùa Tân Thanh (huyện Văn Lãng) đầu năm 2025, chị Nguyễn Thị Lan, đến từ TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, chị cảm thấy rất vui và phấn khích khi xem các phần thi, các tiết mục biểu diễn tại Lễ hội như: thi trang phục các dân tộc, các trò chơi dân gian, các tiết mục văn nghệ đậm sắc màu văn hóa, đặc biệt là múa sư tử.

Độc đáo tiết mục múa sư tử tại lễ hội Chùa Tân Thanh
Độc đáo tiết mục múa sư tử tại Lễ hội Chùa Tân Thanh

Qua việc tham gia Lễ hội này, chị được biết, Lạng Sơn có rất nhiều dân tộc cùng sinh sống và giàu bản sắc văn hóa. Chị tiếc rằng trong hành trình du lịch của mình và đoàn chưa có nhiều thời gian để thăm quan hết những điểm du lịch tiêu biểu tại Lạng Sơn. Chị dự định sẽ tiếp tục quay trở lại Lạng Sơn trong thời gian tới.

Tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng

Theo bà Hứa Quỳnh Nga, Trưởng phòng Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện Văn Lãng, những năm qua, đặc biệt nhất là sau khi triển khai thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG 1719 đã góp phần rất lớn trong việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn huyện.

"Khi được quan tâm khôi phục, các CLB hát Then - đàn Tính, CLB văn nghệ đã phát huy hiệu quả trong công tác bảo tồn phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Các CLB  mang đậm giá trị văn hoá truyền thống của địa phương như: Hát Then, đàn Tính, hát sli, hát lượn, múa chầu, múa xiên tâng, múa sư tử và các trò chơi dân gian biểu diễn, thu hút được đông đảo quần chúng Nhân dân. Phong trào đã lan tỏa rộng khắp đến các làng bản, khu phố, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa trên địa bàn huyện và có sức hút đối với khách du lịch", bà Hứa Quỳnh Nga nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn, các nội dung Dự án 6, Chương trình MTQG 1719 được tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo đồng bộ. Theo đó, năm 2024, Lạng Sơn đã thực hiện 37/17 thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng bào DTTS; thực hiện đầu tư xây dựng 3 dự án hỗ trợ bảo tồn làng, bản văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số và 01 dự án tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các DTTS.

Nhờ triển thực hiện khai tốt Dự án 6 đã góp phần khôi phục nhiều giá trị văn hóa truyền thống, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút khách du lịch đến với Lạng Sơn
Nhờ triển thực hiện khai tốt Dự án 6 đã góp phần khôi phục nhiều giá trị văn hóa truyền thống, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút khách du lịch đến với Lạng Sơn

Thực hiện hỗ trợ 7 nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú là người DTTS; hỗ trợ 122/122 đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào DTTS; tổ chức 1 cuộc khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS; tổ chức 2 hoạt động thi đấu thể thao truyền thống các DTTS; hỗ trợ 28/28 trang thiết bị cho các nhà văn hoá tại các thôn vùng đồng bào DTTS; tổ chức 7 lớp tập huấn, bồi dưỡng, truyền dạy văn hoá phi vật thể; xây dựng 12 CLB sinh hoạt văn hoá dân gian…

Có thể nói, việc triển khai thực hiện tốt Dự án 6 không chỉ đem lại hiệu quả trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá dân tộc mà còn tạo nên những sản phẩm du lịch mới vô cùng hấp dẫn thúc đẩy du lịch phát triển. Nhờ đó, năm 2024, tỉnh lạng Sơn đón trên 4,2 triệu lượt khách, doanh thu du lịch ước đạt 4.350 tỷ đồng; trong tháng 01 năm 2025, Lạng Sơn đón 350 nghìn lượt khách, doanh thu du lịch ước đạt 289 tỷ đồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm việc với tỉnh Đắk Lắk về Chương trình MTQG 1719

Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm việc với tỉnh Đắk Lắk về Chương trình MTQG 1719

Chiều 18/4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với tỉnh Đắk Lắk về khảo sát, đánh giá kết quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự Lễ khánh thành Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự Lễ khánh thành Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Đồng Nai

Ngày 19/4, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp hoàn chỉnh Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Đồng Nai tại xã Trung Hòa (huyện Trảng Bom). Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung đã đến dự và phát biểu tại buổi lễ.
Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn xây dựng phương án hợp nhất hai đơn vị

Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn xây dựng phương án hợp nhất hai đơn vị

Tin tức - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Ngày 19/4, tại thành phố Hà Giang, Sở Dân tộc và Tôn giáo hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang đã có buổi làm việc nhằm xây dựng phương án hợp nhất hai đơn vị. Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang Ma Quang Hiếu; Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang Chu Thị Ngọc Diệp đồng chủ trì buổi làm việc.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, làm việc tại huyện biên giới Giang Thành tỉnh Kiên Giang

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, làm việc tại huyện biên giới Giang Thành tỉnh Kiên Giang

Tin tức - Như Văn - 3 giờ trước
Ngày 19/4/2025, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu Đoàn công tác của Chủ tịch nước đến thăm, làm việc tại huyện biên giới Giang Thành và Trung đoàn Bộ binh 20, thuộc Sư đoàn 330 ( Quân khu 9) đóng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tiếp và làm việc với đoàn công tác có ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang; Trung tướng Nguyễn Xuân Dắt, Tư lệnh Quân khu 9 cùng đại diện lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, thành phố Hà Tiên và huyện Giang Thành.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, động viên các lực lượng Quân đội, dân quân tự vệ tham gia diễu binh, diễu hành dịp 30/4

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, động viên các lực lượng Quân đội, dân quân tự vệ tham gia diễu binh, diễu hành dịp 30/4

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Chiều 19/4, tại Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, kiểm tra, động viên các lực lượng quân đội, dân quân tự vệ tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng. Lễ cúng vào nhà mới của người Hrê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh

Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh

Tin tức - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Ngày 19/4, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức lễ thông xe kỹ thuật dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Bùng-Vạn Ninh.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 18/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025. Nhà thờ xóm đạo Tha La. Soọng cô - Niềm tự hào của người Sán Dìu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xây dựng lòng yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc từ lớp học

Xây dựng lòng yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc từ lớp học

Giáo dục - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước đưa nội dung giáo dục địa phương vào giảng dạy tại các trường học trên địa bàn. Không chỉ đơn thuần là việc bổ sung thông tin, kiến thức, đây còn là bước đi mang tính chiến lược nhằm khơi dậy lòng yêu quê hương, gắn bó với quê hương, hun đúc niềm tự hào dân tộc của thế hệ trẻ.
Hồ Thầu yên ả ...

Hồ Thầu yên ả ...

Phóng sự - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Mới đây về công tác tại Hoàng Su Phì, huyện biên giới phía Tây của tỉnh Hà Giang, tìm lên thăm mảnh đất Hồ Thầu nằm cách huyện lỵ hơn 30 cây số. Suốt chặng đường, sau mỗi khúc cua, núi xanh lơ xếp nếp lớp lớp sương giăng sớm càng tô thêm cho sự hùng vĩ và huyền ảo nơi đây. Lần đầu tiên được về vùng đất còn nhiều gian khó dưới lưng chừng đỉnh Chiêu Lầu Thi sương giăng ấy, thấy lòng dâng lên thật nhiều cảm xúc...
Giải quyết tồn đọng ở các dự án thủy điện tại Nghệ An: Lên mốc thời gian cụ thể

Giải quyết tồn đọng ở các dự án thủy điện tại Nghệ An: Lên mốc thời gian cụ thể

Xã hội - An Yên - 5 giờ trước
Tháng 7 tới đây, cấp huyện sẽ xóa bỏ theo phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Thời gian đếm ngược ngày một rút ngắn nhưng bao vấn đề nổi cộm, tồn đọng tại các dự án thủy điện ở Nghệ An vẫn đang hiện hữu. Vì vậy, xử lý những tồn đọng này cần phải rốt ráo thực hiện, không thể chần chừ thêm.
Quảng Nam còn 88 xã, phường sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Quảng Nam còn 88 xã, phường sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Theo phương án được thông qua, tỉnh Quảng Nam sắp xếp từ 233 xã, phường, thị trấn thuộc 17 huyện, thị xã, thành phố thành 88 xã, phường.
Mang yêu thương đến với học sinh vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn

Mang yêu thương đến với học sinh vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn

Xã hội - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Bằng tình yêu thương với học sinh vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, đội ngũ thầy, cô giáo và học sinh trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã tự nguyện đóng góp kinh phí để chung tay, giúp sức cho phụ huynh và học sinh ở làng Long Năng, xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei (Kon Tum) viết tiếp ước mơ cho tương lai.