Chương trình biểu diễn múa rom vong của CLB Văn hóa, văn nghệ chùa Buôl Pres Phek (chùa Bốn Mặt) ấp Phước Thuận, xã Phú Tân (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng)Mục đích của Đề án là giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng người Khmer, qua đó góp phần duy trì và phát triển văn hóa dân tộc Khmer, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng địa phương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế du lịch bền vững trong khu vực. Trong đó, xây dựng không gian văn hóa Khmer với các hoạt động trải nghiệm văn hóa Khmer và trải nghiệm nghề truyền thống cho du khách, bao gồm nghệ thuật múa dân gian, trang phục truyền thống, nghề làm cốm dẹp, nghề đan lát, và các nghề truyền thống khác...
Đến nay, theo Đề án “Con đường di sản văn hóa Khmer, xã Phú Tân, huyện Châu Thành gắn với phát triển du lịch, giai đoạn 2025 - 2030” với tổng kinh phí thực hiện trên 28 tỷ đồng, giai đoạn 1 (2025 - 2026) là 7,8 tỷ đồng và giai đoạn 2 (2026 - 2027) là 20 tỷ đồng.
CLB Văn hóa, văn nghệ chùa Buôl Pres Phek (chùa Bốn Mặt) ấp Phước Thuận, xã Phú Tân (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) biểu diễn múa rom vongÔng Trần Minh Lý, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Việc xây dựng Đề án “Con đường di sản văn hóa dân tộc Khmer, xã Phú Tân, huyện Châu Thành gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2025 - 2030” được đánh giá là cần thiết, bởi đây là bước đi quan trọng vừa thực hiện nhiệm vụ bảo tồn bản sắc văn hóa, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế. Đề án không chỉ giúp người dân thay đổi tư duy, tích cực làm giàu mà còn tạo ra sự lan tỏa tích cực trong cộng đồng, xã hội, đồng thời cụ thể hóa các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương”.
Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer, gắn với phát triển du lịch góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng địa phương. Đồng thời, phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của cộng đồng, lợi ích Nhà nước và của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư.