Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.
Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.
Với địa bàn là vùng miền núi khó khăn, tỉ lệ đồng bào DTTS chiếm đa số, huyện Tân Lạc (tỉnh Hoà Bình) đang triển khai nhiều giải pháp nhằm chăm lo sức khỏe, cải thiện dinh dưỡng, thể lực cho phụ nữ và trẻ em vùng cao, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Thời gian qua, từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương miền núi Quảng Ngãi đã tập trung xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả cao. Từ đó, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu bình đẳng giới, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã tổ chức các hội nghị, chiến dịch truyền thông về xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiện Đồng Nai đang rà soát, đăng ký vốn từ nguồn đầu tư công và nguồn sự nghiệp để thực hiện nhiều dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719). Riêng đối với Dự án 8, tỉnh đã triển khai và đạt được nhiều kết quả tích cực, qua đó góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ DTTS trên địa bàn.
Phát triển rừng vốn là thế mạnh của Nghệ An- địa phương có diện tích lâm nghiệp lớn nhất cả nước, đặc biệt khi triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 3 "Phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân", thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719)… đang dần hiện thực hóa giấc mơ từ rừng của người dân xứ Nghệ.
Cùng với các chương trình, dự án chính sách dân tộc, nguồn vốn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã và đang giúp nhiều hộ đồng bào ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) an tâm ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nổi bật là nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1; Nội dung hỗ trợ sinh kế tại Dự án 2; Nội dung giáo dục, đào tạo nghề nghiệp ở Dự án 5…, đang tác động tích cực đến từng hộ đồng bào.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đã tích cực triển khai, phát huy hiệu quả từ thực hiện các dự án, tiểu dự án, qua đó tạo động lực để đồng bào DTTS phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Minh Nhân, Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau về đặc điểm tình hình và việc triển khai Chương trình MTQG 1719 tại Thới Bình.
Với những biện pháp tuyên truyền, vận động phù hợp, những năm qua các cấp, ngành chức năng các huyện biên giới xứ Thanh đã bám sát tình hình thực tế, có nhiều cách làm sáng tạo trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người dân. Qua đó, tạo bước đột phá trong công tác tuyên truyền, PBGDPL, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân ở địa bàn biên giới.
Được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, sau gần 40 năm đổi mới (1986 - 2024), các DTTS đã nêu cao truyền thống đoàn kết, quyết tâm xây dựng tỉnh Điện Biên phát triển và phồn vinh. Bên cạnh những thành tựu đạt được trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội thì văn hóa nói chung, “văn hóa mặc” của các DTTS nói riêng là một trong những hoạt động được quan tâm nhất...
Nhằm phát huy giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Mảng, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã tổ chức chương trình tuyên truyền về Lễ hội “Mừng lúa mới” (Chi lê xã sả lảm mể) tại bản Huổi Van, xã Nậm Hàng với đa dạng các hoạt động.
Ngày 2/12, Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Diễn đàn lắng nghe ý kiến Nhân dân qua 3 năm thực hiện Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).
Hàng trăm sản phẩm gắn mác OCOP 3 sao, 4 sao đang tô điểm thêm cho bức tranh kinh tế nông nghiệp ở vùng miền núi Nghệ An thêm nhiều mảng sáng tiềm năng. Kết quả này có vai trò trợ lực quan trọng từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 đầu tư, hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng tâm nông sản vùng đồng bào DTTS&MN xứ Nghệ.
Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ Người có uy tín, trong tháng 11 và tháng 12/2024, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), năm 2024.
Triển khai thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đặc biệt quan tâm trang bị kiến thức về bình đẳng giới (BĐG), kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản và Người có uy tín trong cộng đồng. Nhờ đó, đã nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, đảm bảo sự tiến bộ của phụ nữ DTTS trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hiền Kiệt là một xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Quan Hóa (Thanh Hóa), với 3,796km đường biên tiếp giáp nước bạn Lào. Đây là nơi sinh sống của 891 hộ dân, với 4.078 nhân khẩu, trong đó 98% là đồng bào dân tộc Thái. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và xây dựng mối quan hệ đối ngoại bền vững với nước bạn Lào, đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, góp phần giữ vững vùng phên giậu của tỉnh Thanh Hóa.
Thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hiệu quả hoạt động tuyên truyền, xây dựng các mô hình trong Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 bám sát với tình hình thực tế ở cơ sở. Qua đó, đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu của Dự án 8 tại địa phương về bình đẳng giới.
11 huyện miền núi ở Nghệ An có không gian văn hóa đậm đà bản sắc. Di sản văn hóa phi vật thể nơi ấy rất phong phú về số lượng và đa dạng về loại hình. Tuy nhiên, công tác kiểm đếm, kiểm kê đang gặp những bất cập nhất định; là thách thức không nhỏ ảnh hưởng đến quá trình bảo tồn, phục dựng và phát triển. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" cần phải nỗ lực rất lớn thì mới có hiệu quả.