Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chương trình MTQG 1719: Động lực giúp các dân tộc khó khăn đặc thù phát triển

Minh Thu - 17:01, 28/03/2025

Triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng vào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã và đang đẩy mạnh tiến độ thực hiện. Qua đó, tạo động lực giúp đồng bào các DTTS khó khăn đặc thù có cơ hội phát triển, vươn lên.

Đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã và đang có bước phát triển tích cực nhờ Chương trình MTQG 1719 (Ảnh minh họa).
Đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã và đang có bước phát triển tích cực nhờ Chương trình MTQG 1719. (Ảnh minh họa)

Bản làng khang trang, trù phú

Thực hiện Chương trình MTƯQG 1719, qua gần 4 năm triển khai, tỉnh Lai Châu đã thực hiện đồng bộ các nội dung hỗ trợ bảo vệ và phát triển các DTTS có khó khăn đặc thù theo Dự án 9.

Đơn cử như ở bản Bãi Trâu, xã Bản Hon, huyện Tam Đường - nơi có 24 hộ đồng bào dân tộc Lự. Những năm trước đây, đời sống của người dân gặp không ít khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo của bản còn cao. Từ năm 2022, thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 9, mỗi hộ gia đình ở bản đã được hỗ trợ 1 con trâu để cải thiện điều kiện sản xuất. Trước đó, đồng bào Lự bản Bãi Trâu còn được hỗ trợ 100% giống và phân bón để phát triển cây chè, nâng tổng diện tích chè của cả bản lên 12,2ha.

Chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù tại Dự án 9, Chương trình MTQG 1719 đã mang lại những hiệu quả rõ rệt. Những bản làng của người Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã từng bước thay đổi diện mạo, ngày một tươi sáng hơn, khang trang, trù phú hơn”.

Ông Nguyễn Đức ThuậnPhó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lai Châu

Trưởng bản Bãi Trâu, ông Tao Văn Kẻo cho biết: “Nhờ có nguồn đầu tư từ chính sách cho dân tộc có khó khăn đặc thù, cùng với sự chăm chỉ, nỗ lực của người dân, thu nhập của bà con đã tăng lên. Nhiều gia đình ở bản không chỉ thoát nghèo mà đã có điều kiện kinh tế hơn trước rất nhiều.

Tương tự, ở xã Nà Tăm, huyện Sìn Hồ, triển khai Tiểu Dự án 1, địa phương đã cấp giống bưởi da xanh cho 400 hộ đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù; đồng thời hỗ trợ phân bón và hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt. Đến nay, cây bưởi da xanh đã mang lại nguồn thu ổn định cho bà con Nà Tăm.

Với tỉnh Hà Giang, địa phương có 5/14 dân tộc có khó khăn đặc thù gồm: Pu Péo, Lô Lô, Cờ Lao, Pà Thẻn, Bố Y, khi thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống, giảm thiểu tảo hôn, tạo động lực giúp các DTTS phát triển.

Đồng bào dân tộc Pà Thẻn, thôn My Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang giữ gìn nghề dệt truyền thống (Ảnh minh họa).
Đồng bào dân tộc Pà Thẻn, thôn My Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang giữ gìn nghề dệt truyền thống. (Ảnh minh họa)

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hà Giang được giao tổng nguồn vốn thực hiện Dự án 9 là 383.809 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương 363.067 triệu đồng (vốn đầu tư 177.426 triệu đồng, vốn sự nghiệp 185.641 triệu đồng); ngân sách địa phương đối ứng 20.742 triệu đồng.

Đến nay, các địa phương và ngành chức năng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã triển khai thực hiện 33 công trình lớp học, nhà lưu trú giáo viên, nhà sinh hoạt cộng đồng, công trình chống sạt lở; triển khai 48 mô hình sinh kế, 1.357 hoạt động hỗ trợ sản xuất cho 885 người thụ hưởng. Đã thực hiện 7 dự án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, thông tin - truyền thông, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào; hỗ trợ bảo vệ và phát triển các DTTS số có khó khăn đặc thù cho 12 hộ với 118 người thụ hưởng; triển khai các giải pháp giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại 192 xã với trên 27.700 người thụ hưởng.

Tiếp tục ưu tiên nguồn lực thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù là rất cần thiết

Nhận định của của Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang cho thấy, Dự án 9, Chương trình MTQG 1719 đã tạo động lực giúp đồng bào nhanh chóng hòa nhập với sự phát triển của xã hội và tạo cơ hội tiếp cận và thụ hưởng tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản và cơ hội phát triển kinh tế, giúp nhóm DTTS rất ít người thực hiện các quyền cơ bản, phát triển bình đẳng, đầy đủ với các dân tộc khác.

Đánh giá về hiệu quả của Dự án 9, Chương trình MTQG 1719, ông Nguyễn Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lai Châu khẳng định: Chính sách hỗ trợ hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù tại Dự án 9, Chương trình MTQG 1719 đã mang lại những hiệu quả rõ rệt. Những bản làng của người Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã từng bước thay đổi diện mạo, ngày một tươi sáng hơn, khang trang, trù phú hơn”.

Có thể khẳng định, với nguồn lực từ các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là Chương trình MTQG 1719, đời sống của đồng bào các dân tộc có khó khăn đặc thù đã có những chuyển biến rõ nét. Tuy nhiên, để kéo giảm khoảng cách phát triển với các dân tộc khác thì việc tiếp tục ưu tiên nguồn lực thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù là rất cần thiết.

Tuyến đường từ thôn Thượng Minh tới trung tâm xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang được đầu tư, nâng cấp (Ảnh minh họa).
Tuyến đường từ thôn Thượng Minh tới trung tâm xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang được đầu tư, nâng cấp. (Ảnh minh họa)

Hiện nay tỷ lệ nghèo của các dân tộc có khó khăn đặc thù vẫn còn tăng ở phần đông các dân tộc; chỉ có 1/3 số dân tộc có tỷ lệ nghèo giảm, nhưng giảm không đáng kể. Điều này đòi hỏi phải tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển các dân tộc có khó khăn đặc thù trong thời gian tới. Vì vậy, Ủy ban Dân tộc (nay là Bộ Dân tộc và Tôn giáo) đã xây dựng dự thảo Đề án xác định tiêu chí các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030 để lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan quản lý trước khi hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

So với tiêu chí xác định dân tộc khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025, ngoài tiêu chí được kế thừa của Quyết định số 39/2020/QĐ-TTg, tiêu chí giai đoạn 2026 - 2030 được bổ sung thêm đối tượng là các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn có số dân trên 10 nghìn người, có tỷ lệ hộ nghèo đa chiều từ 60% trở lên sinh sống tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Điểm này, đảm bảo sẽ không bỏ sót đối tượng thực sự khó khăn tại vùng sâu, vùng xa và chính là động lực giúp các dân tộc khó khăn đặc thù phát triển.

Sau gần 4 năm, với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình, chính sách, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719, đời sống của 14 dân tộc có khó khăn đặc thù đã có chuyển biến rõ nét. Tính đến hết năm 2024, có 4/14 dân tộc có khó khăn đặc thù (La Ha, Pà Thẻn, Chứt, Rơ Măm) có tỷ lệ hộ nghèo giảm so với năm 2019; trong đó có 2 dân tộc có tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 10% như La Ha giảm 26%, Chứt giảm 16%. Cùng với đó, nhiều vấn đề bức thiết trong đời sống của các dân tộc có khó khăn đặc thù cũng được quan tâm giải quyết và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Tại kỳ họp thứ 26 (kỳ họp chuyên đề) dự kiến tổ chức ngày 03/4 tới đây, HĐND tỉnh Bắc Kạn khóa X sẽ xem xét điều chỉnh vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) để hỗ trợ 2 huyện thí điểm cơ chế đặc thù triển khai nội dung xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Tin nổi bật trang chủ
Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thi - 1 giờ trước
Tại kỳ họp thứ 26 (kỳ họp chuyên đề) dự kiến tổ chức ngày 03/4 tới đây, HĐND tỉnh Bắc Kạn khóa X sẽ xem xét điều chỉnh vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) để hỗ trợ 2 huyện thí điểm cơ chế đặc thù triển khai nội dung xóa nhà tạm, nhà dột nát.
“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

Tin tức - Văn Hoa - 1 giờ trước
Vừa qua, Quân chủng Hải quân tổ chức tổng kết trao giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Theo đó, tác phẩm “Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A.
Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
Thời gian gần qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng nhanh. Để tăng tỷ lệ miễn dịch, giám sát sịch sởi trong cộng đồng, tỉnh Đắk Lắk đang tập trung nhiều giải pháp phòng, chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho người dân. Điều đáng nói, phần lớn các ca mắc bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin phòng sởi.
“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Ngày 30/3, Sở Văn hóa Thể thao TP. Huế tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội Điện Huệ Nam". Trước đó, ngày 10/12/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống “Lễ hội Điện Huệ Nam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hội sách tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ

Hội sách tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Ngày 30/3, Hội sách Đất Tổ năm 2025 đã khai mạc trong không khí náo nức nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2025. Sự kiện cũng nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4) và tạo không gian đọc cho những người yêu sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hội sách diễn ra từ ngày 28/3 - 6/4 tại sân Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát hiện Trà mi hoa vàng Lang Biang quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Phát hiện Trà mi hoa vàng Lang Biang quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Trang địa phương - Minh Nhật - 2 giờ trước
Sau nhiều năm "mất dấu" ngoài tự nhiên, loài cây Trà mi hoa vàng Lang Biang vừa được phát hiện tại Vườn quốc gia Phước Bình, nằm trên địa bàn xã Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận).
Phật giáo quận Gò Vấp tích cực tham gia công tác an sinh xã hội

Phật giáo quận Gò Vấp tích cực tham gia công tác an sinh xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 2 giờ trước
Hướng tới Đại Lễ Phật đản Phật lịch 2569 và Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, dự kiến tặng nhiều phần quà đến người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận. Đây là hoạt động thường niên của Phật giáo quận Gò Vấp, đóng góp vào công tác bảo đảm an sinh xã hội.
Lai Châu chuẩn bị tổ chức Lễ hội Then Kin Pang năm 2025

Lai Châu chuẩn bị tổ chức Lễ hội Then Kin Pang năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 2 giờ trước
Lễ hội Then Kin Pang - một trong những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái, sẽ diễn ra trong hai ngày 6 - 7/4, tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Vùng cao Điện Biên mang diện mạo mới

Vùng cao Điện Biên mang diện mạo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Gần 4 năm qua, với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nỗ lực vươn lên của đồng bào các DTTS, nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã góp phần tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Phát hiện 18 cây chè cổ thụ 200 năm tuổi trên núi Tam Đảo

Phát hiện 18 cây chè cổ thụ 200 năm tuổi trên núi Tam Đảo

Môi trường sống - Minh Nhật - 2 giờ trước
18 cây chè cổ thụ được phát hiện trên núi Tam Đảo, thuộc xã La Bằng (huyện Đại Từ, Thái Nguyên) có vanh gốc cây từ 0,8 - 1,3 m. Đây là giống chè Shan rất quý hiếm.