Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Thanh Phong - 09:22, 30/03/2025

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có đông đồng bào DTTS và miền núi.

Đồng bào DTTS xã Vĩnh Thịnh, huyện Hoà Bình nhận bò giống từ dự án thuộc Chương trình MTQG 1719. Ảnh: Phương Nam
Đồng bào DTTS xã Vĩnh Thịnh, huyện Hoà Bình nhận bò giống từ dự án thuộc Chương trình MTQG 1719. Ảnh: Phương Nam

Xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu là xã đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm 65,7%). Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, thời gian qua, chính quyền xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi đã tập trung xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn. Đặc biệt, qua chương trình, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đã giúp xây dựng nhiều công trình cầu, đường giao thông nông thôn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ tín dụng ưu đãi, thẻ bảo hiểm y tế... đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS.

Ông Lâm Như ở ấp Nước Mặn, xã Hưng Hội, trước đây, đời sống kinh tế gia đình rất khó khăn, nhưng từ khi được chính quyền tạo điều kiện tiếp cận được các nguồn vốn vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG 1719, được hướng dẫn cách làm ăn bài bản phát triển mô hình trồng màu, được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng màu… đã giúp anh Như mạnh dạn thay đổi hình thức canh tác, góp phần mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

Ông Lâm Như cho biết: Gia đình tôi có thu nhập từ 200.000 - 250.000 đồng/ngày từ mô hình trồng màu chuyên canh trên diện tích 2.000m2 đất rẫy là nhờ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hỗ trợ cho vay 40 triệu đồng để đầu tư sản xuất. Tôi sẽ nỗ lực hơn nữa, vươn lên thoát nghèo bền vững, hoàn trả vốn vay cho Nhà nước để những hộ khó khăn hơn tôi được nhận chính sách ưu đãi này.

Anh Lâm Như (bìa trái) ở ấp Nước Mặn, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, chăm sóc vườn trồng màu chuyên canh giúp anh có thu nhập từ 200.000 - 250.000 đồng/ngày. Ảnh: Hữu Lợi
Anh Lâm Như (bìa trái) ở ấp Nước Mặn, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, chăm sóc vườn trồng màu chuyên canh giúp anh có thu nhập từ 200.000 - 250.000 đồng/ngày. Ảnh: Hữu Lợi

Qua 4 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã mang lại những kết quả tích cực, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân ở vùng đồng bào DTTS. Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được triển khai tại 11 xã khu vực I, 03 xã khu vực II và 36 ấp vùng đồng bào DTTS theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 497/QĐ-UBDT ngày 30/7/2024 của Ủy ban Dân tộc; gồm 06 Dự án: Dự án 1, Dự án 5, Dự án 6, Dự án 7, Dự án 9, Dự án 10.

Giai đoạn 2021-2024, tỉnh đã phân bổ 118.234 triệu đồng (NSTW 101.501 triệu đồng, NSĐP là 16.823 triệu đồng), tỷ lệ đối ứng của tỉnh là 16,5% vượt so với quy định 15% của Trung ương để thực hiện các Dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG. Theo đó, đã giải ngân được 61.164 triệu đồng, đạt 51,7%, trong đó, NSTW là 53.794 triệu đồng, đạt 52,9%, NSĐP là 7.370 triệu đồng, đạt 43,8%.

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo thống kê của Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Bạc Liêu chiếm tỷ lệ 9,2% dân số toàn tỉnh; trong đó, đồng bào dân tộc Khmer là 76.146 người, chiếm 7,58%; dân tộc Hoa có 23.020 người, chiếm 1,6%; và các dân tộc khác có 300 người, chiếm 0,02%. Đồng bào DTTS của tỉnh đa số sống bằng nghề nông và sinh sống đan xen.

Chương trình MTQG 1719 đã cơ bản giải quyết các nhu cầu bức thiết trong vùng đồng bào DTTS, đã xây dựng 468 căn nhà (50 triệu đồng/căn); hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 823 hộ (10 triệu đồng/hộ); hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 559 hộ (03 triệu đồng/hộ); hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 559 hộ (03 triệu đồng/hộ); xây dựng 05 công trình nước sinh hoạt tập trung. Đồng thời, triển khai đồng bộ các dự án, tiểu dự án về đào tạo, giải quyết việc làm; đầu tư nâng cấp trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, xóa mù chữ; bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc Khmer cho CBCCVC nhóm đối tượng 3, 4; đầu tư, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; chăm sóc y tế; giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tôn vinh, biểu dương Người có uy tín…

Qua đó đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào DTTS, góp phần giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Tính đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo DTTS còn 1,4% (258 hộ), và tỷ lệ hộ cận nghèo DTTS còn 2,5% (456 hộ).

Với việc thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, vùng đồng bào DTTS của tỉnh Bạc Liêu tiếp tục chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực. Qua đó, tạo tiền đề quan trọng để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS tỉnh Bạc Liêu trong những năm tiếp theo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 25 phút trước
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 37 phút trước
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 3 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Sáng ngày 17/5, tại Trưởng Phổ thông DTNT Trung học cơ sở và THPT huyện Bảo Thắng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo một số bộ, ban ngành, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khu vực Tây Bắc, đại diện UNICEF tại Việt Nam cùng đông đảo các em học sinh các trường học trên địa bàn.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 6 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.