Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bắc Kạn: Nhân rộng mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

Minh Thu - Hải Anh - 15:08, 25/03/2025

Với quan điểm phát triển ngành nông nghiệp làm trọng tâm để thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh, thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã tận dụng nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), kết hợp với nguồn lực của địa phương để hỗ trợ xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với sản xuất hàng hóa.

Các hộ nghèo tại xã Vũ Muộn, huyện Bạch Thông được cấp giống khoai tây theo dự án (Ảnh: Cổng Thông tin huyện Bạch Thông).
Các hộ nghèo tại xã Vũ Muộn, huyện Bạch Thông được cấp giống khoai tây theo dự án. (Ảnh: Cổng Thông tin huyện Bạch Thông)

Đồng bào chủ động liên kết sản xuất

Với nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, từ năm 2023, huyện Bạch Thông đã triển khai dự án liên kết sản xuất khoai tây với quy mô trên 33ha. Người dân được hỗ trợ về giống, phân bón, kỹ thuật canh tác và bao tiêu sản phẩm. Mô hình này đã giúp người dân yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập.

Đơn cử, như ở xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, là một trong những hộ dân tiên phong trồng khoai tây ở địa phương, ông Phùng Tiến Quảng, Trưởng thôn Bản Luông cho biết: Bản Luông là thôn đầu tiên trên địa bàn xã Mỹ Thanh trồng khoai tây có sự liên kết, hợp tác với tổng diện tích ban đầu là 2,5ha. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây khoai tây, bà con trong thôn đã chủ động mở rộng diện tích. Từ năm 2023, toàn thôn trồng hơn 5,7ha khoai tây theo mô hình liên kết chuỗi giá trị, trong đó ưu tiên cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia. Với năng suất hơn 2 tấn/ha, giá bán 8.000 đồng/kg, bà con trong thôn Bản Luông có thu nhập gần 200 triệu đồng/ha.

Việc thực hiện Dự án 3, Chương trình MTQG 1719 bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng thụ hưởng; đã góp phần cải thiện đời sống Nhân dân, phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước vươn lên thoát nghèo. Các HTX được tiếp cận với nguồn vốn để hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao năng lực, mở rộng sản xuất, tăng thêm thu nhập”.

Ông Hà Kim OanhChủ tịch UBND huyện Bạch Thông

Còn tại huyện Na Rì, cây gừng trở thành cây trồng chủ lực nhờ dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Với giá thu mua ổn định 8.000 đồng/kg, năng suất 25 - 30 tấn/ha, người dân có thể thu về hơn 200 triệu đồng/ha. Đây là mức thu nhập đáng kể đối với người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Từ cuối năm 2023, diện tích trồng gừng ở Na Rì đã tăng lên 20ha nhờ sự hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719 và quỹ “Hỗ trợ nông dân”. Người dân được hỗ trợ phân bón, tập huấn kỹ thuật với kinh phí hơn 300 triệu đồng/chu kỳ.

Có thể thấy, việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã thực sự trở thành “đòn bẩy” cho nông nghiệp Bắc Kạn phát triển, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho đồng bào DTTS.

Theo chia sẻ của Lãnh đạo UBND xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông: Việc người dân chủ động thực hiện mô hình liên kết khi không còn chính sách hỗ trợ từ Nhà nước cho thấy chính sách hỗ trợ trước đó đã giúp người dân thay đổi nhận thức, tự “đứng trên đôi chân của mình” để phát triển sản xuất.

Khẳng định hiệu quả từ Dự án 3, Chương trình MTQG 1719, ông Hà Kim Oanh, Chủ tịch UBND huyện Bạch Thông cho biết: “Việc thực hiện Dự án 3, Chương trình MTQG 1719 bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng thụ hưởng; đã góp phần cải thiện đời sống Nhân dân, phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước vươn lên thoát nghèo. Các HTX được tiếp cận với nguồn vốn để hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao năng lực, mở rộng sản xuất, tăng thêm thu nhập”.

Các giống lúa hỗ trợ theo Dự án 3, Chương trình MTQG 1719 đảm bảo phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương (Ảnh minh họa).
Các giống lúa hỗ trợ theo Dự án 3, Chương trình MTQG 1719 đảm bảo phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. (Ảnh minh họa)

Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn: Thông qua các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được triển khai, người dân đã từng bước thay đổi nhận thức, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các công ty, doanh nghiệp, siêu thị lớn.

Các mô hình liên kết sản xuất đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, nhiều sản phẩm đã được đưa lên sàn thương mại điện tử, siêu thị và tham gia xúc tiến thương mại. Nhờ vậy, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân từng bước được nâng lên, góp phần tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, xóa đói giảm nghèo tại các địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện các Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc. Cụ thể như, hiện vẫn còn một số ít dự án khi triển khai thực hiện đơn vị chủ trì liên kết còn chủ quan, thiếu kinh nghiệm, chưa thực hiện đúng theo các nội dung văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền, do nhận thức chưa đúng đắn dẫn đến có dự án thực hiện chưa đúng quy trình, quy định...

Theo ông Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn: Qua thực tế triển khai và thông qua công tác kiểm tra, giám sát tại các địa phương thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm, nhìn chung các dự án đã được tổ chức triển khai thực hiện tương đối tốt, các chủ trì liên kết, tổ nhóm cộng đồng đã tổ chức triển khai thực hiện dự án cơ bản theo đúng các nội dung hỗ trợ và quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền. Từ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã được chỉ ra trong thời gian tới tỉnh sẽ tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị, địa phương, ngành chuyên môn thực hiện đúng quy trình, đúng đối tượng, đúng quy định của pháp luật.

Với những giải pháp đồng bộ đang được triển khai, tỉnh Bắc Kạn kỳ vọng các dự án hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân, đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Báo cáo của tỉnh Bắc Kạn cho biết: Từ năm 2022 đến nay, tỉnh đã và đang thực hiện gần 660 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, trong đó Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị hơn 90 dự án; Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng hơn 560 dự án. Nguồn vốn được thực hiện chủ yếu từ 3 Chương trình MTQG (gồm Chương trình MTQG 1719; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới). Giai đoạn 2022 - 2023 đã thực hiện giải ngân 119.552 triệu đồng/181.899 triệu đồng, đạt 65,7% kế hoạch; năm 2024 tổng kinh phí đã giải ngân 151.985 triệu đồng/200.524 triệu đồng, đạt 75,7% vốn giao.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc: Tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Bài cuối)

Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc: Tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Bài cuối)

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (LHQ) không chỉ là ngày hội của những người có tín ngưỡng Phật giáo mà còn là cơ hội lớn cho sự giao lưu gặp gỡ giữa những người yêu hòa bình, kính trọng các giá trị nhân bản của con người. Thông qua việc tổ chức thành công Đại lễ, Việt Nam tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, đáp ứng nguyện vọng tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi cá nhân.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Các địa phương cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, bám sát kế hoạch đặt ra để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Các địa phương cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, bám sát kế hoạch đặt ra để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tại Phiên họp lần thứ 4 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, ngày 11/5, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung, Phó Trưởng ban kiêm Thường trực Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, để hoàn thành mục tiêu đề ra, các địa phương cần phải tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai bám sát kế hoạch đặt ra bảo đảm hoàn thành mục tiêu trước ngày 31/10/2025.
Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc: Tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Bài cuối)

Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc: Tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Bài cuối)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 10 phút trước
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (LHQ) không chỉ là ngày hội của những người có tín ngưỡng Phật giáo mà còn là cơ hội lớn cho sự giao lưu gặp gỡ giữa những người yêu hòa bình, kính trọng các giá trị nhân bản của con người. Thông qua việc tổ chức thành công Đại lễ, Việt Nam tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, đáp ứng nguyện vọng tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi cá nhân.
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ (Bài 4)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ (Bài 4)

Pháp luật - Ngọc Chí - 17 phút trước
Việc hỗ trợ xây dựng “nhà tình thương” do bà Nguyễn Thị Kim Thảo (đại diện doanh nghiệp K. Ngọc) và bà Y Phím không chỉ gói gọn trong địa bàn xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô mà còn lan rộng đến địa bàn huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), nơi có hơn 95% đồng bào DTTS sinh sống. Điều mà người dân mong muốn hiện nay là các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vào cuộc quyết liệt để làm sáng tỏ vấn đề, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân, nhất là người đồng bào DTTS.
Đồng Nai: Tăng cường hiệu quả vốn vay ưu đãi

Đồng Nai: Tăng cường hiệu quả vốn vay ưu đãi

Kinh tế - Phương Linh - 21 phút trước
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập và phát triển mạnh mẽ, công tác giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tại tỉnh Đồng Nai luôn là ưu tiên hàng đầu của chính quyền địa phương. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Nai đã đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững.
Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 26 phút trước
Tỉnh Ninh Thuận có nhiều di sản văn hóa Chăm đặc sắc thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng nét đẹp các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Với mục tiêu xây dựng vùng đất nắng gió trở thành điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn, địa phương đã quan tâm quảng bá di tích lịch sử, kiến trúc đền tháp, các lễ hội gắn với làng nghề truyền thống và các bảo vật quốc gia của đồng bào Chăm. Đặc biệt chương trình dân ca dân vũ độc đáo trở thành điểm nhấn quan trọng thu hút du khách đến với Ninh Thuận.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 29 phút trước
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển Khánh Hòa năm 2025. Chùa cổ Chúc Thánh Hội An. Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Huyện miền núi thứ hai ở Quảng Ngãi hoàn thành xóa nhà tạm

Huyện miền núi thứ hai ở Quảng Ngãi hoàn thành xóa nhà tạm

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Sau một thời gian gấp rút triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, đến thời điểm này, huyện Sơn Tây đã hoàn thành chương trình. Đây là huyện miền núi thứ hai của tỉnh Quảng Ngãi về đích Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Nhìn lại những con số ấn tượng tại Đại lễ Vesak 2025

Nhìn lại những con số ấn tượng tại Đại lễ Vesak 2025

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 1 giờ trước
Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2025 đã khép lại với nhiều con số ấn tượng, như: Hàng triệu lượt người tới chiêm bái Xá lợi Đức Phật; có ngày ghi nhận 60.000 lượt người đến chiêm bái Xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức; 1.200 đại biểu, học giả, trí thức Phật giáo đến từ 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự hội thảo quốc tế; gần 1.000 chư tôn đức tăng ni và các học giả, nhà nghiên cứu gửi bài tham luận; xác lập 5 kỷ lục Việt Nam...

"Quà tháng 5 dâng Người" – Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” sẽ diễn ra nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh(19/5/1890-19/5/2025) vào tối 14/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Cách ứng phó những vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh

Cách ứng phó những vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh

Sức khỏe - Minh Nhật - 2 giờ trước
Mãn kinh là giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời người phụ nữ, đi kèm nhiều thay đổi về thể chất và tâm lý. Hiểu rõ để chăm sóc sức khỏe tốt hơn trong giai đoạn này.
Quảng Nam: Bắt đối tượng truy nã đặc biệt về tội mua bán người, mua bán trẻ em

Quảng Nam: Bắt đối tượng truy nã đặc biệt về tội mua bán người, mua bán trẻ em

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 11/5, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị vừa bắt giữ đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm về hành vi mua bán người, mua bán trẻ em, sau hơn 10 năm lẩn trốn.