Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ người DTTS ở cơ sở: Ghi nhận ở Quảng Bình (Bài 1)

Phạm Tiến - 20:17, 05/07/2022

Chuẩn hóa cán bộ người DTTS ở cơ sở, là khâu then chốt góp phần thực hiện thành công các chương trình, chính sách dân tộc, phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS. Những năm gần đây, nhiều địa phương đã có cách làm hay để không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ người DTTS. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế, chất lượng cán bộ người DTTS ở cơ sở, đặc biệt là cấp xã vẫn nhiều hạn chế.

Chất lượng cán bộ chưa đảm bảo được xác định là một trong những nguyên nhân khiến đời sống đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn (ảnh một góc bản ở xã Tân Trạch)
Chất lượng cán bộ chưa đảm bảo được xác định là một trong những nguyên nhân khiến đời sống đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn (ảnh một góc bản ở xã Tân Trạch)

Hiện nay  “cán bộ xã có trình độ văn hóa 5/12” vẫn không phải là chuyện hiếm ở một số xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Điều đáng nói, trong số những cán bộ nói trên, có những người phụ trách chuyên môn ở một lĩnh vực, có người còn đứng đầu chính quyền cơ sở.

Cán bộ chuyên trách yếu về chất lượng

Thượng Trạch và Tân Trạch là hai xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Phần đông cư dân ở hai xã Tân Trạch và Thượng Trạch là người Chứt và người Bru Vân Kiều sinh sống. Đây cũng là hai địa phương chưa có điện lưới quốc gia, đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn. Trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đời sống của đồng bào phát triển chậm, có một nguyên nhân được xác định là do đội ngũ cán bộ yếu về năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, chỉ đạo và triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển của địa phương.

Theo thống kê từ Văn phòng UBND xã Thượng Trạch, toàn xã có 14 cán bộ không chuyên trách cấp xã. Trong đó, chỉ có 4 người có trình độ trung cấp, số còn lại chỉ dừng lại ở phổ thông. Điều đáng nói, trong số những cán bộ chuyên trách chỉ dừng lại ở bậc học phổ thông có người phụ trách ở một lĩnh vực chuyên môn. Cụ thể, trường hợp Y Hít, người Bru Vân Kiều phụ trách Đài truyền thanh xã; Đinh Xúc, phụ trách Khuyến nông. Hay như trường hợp của Y Thân, người Bru Vân Kiều, là Phó Bí thư Đoàn xã nhưng cũng chưa hề học qua một trường lớp chuyên môn, nghiệp vụ nào!

Tân Trạch hiện có 95 hộ dân, với 389 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Chứt. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã là hơn 80%. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này được cho là, do đội ngũ cán bộ nơi đây vừa yếu, thiếu dẫn đến thực trạng Tân Trạch chậm phát triển về kinh tế - xã hội.

Chung tình trạng này, xã Tân Trạch có 7 cán bộ chuyên trách cấp xã, thì có đến 4 cán bộ có trình độ văn hóa 5/12. Số còn lại cũng chỉ có 1 người có trình độ văn hóa 12/12, còn lại là 9/12. Đơn cử, trường hợp của ông Đinh Linh, dân tộc Chứt - Phó Chủ tịch Hội Nông dân có trình độ văn hóa 5/12; Đinh Khin dân tộc Chứt, trình độ văn hóa 5/12 chuyên trách công tác Đảng….

Từ trình độ văn hóa thấp, dẫn đến hiệu quả công việc của cán bộ không chuyên trách ở Thượng Trạch và Tân Trạch chưa cao. Việc ứng dụng, phổ biến khoa học - kỹ thuật cho đồng bào để cải thiện năng suất trồng trọt và chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng lớn đến công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Đặc biệt, khi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi sẽ gặp nhiều trở ngại!

Thượng Trạch (Bố Trạch) là xã vùng biên, đến thời điểm này địa phương vẫn chưa có điện lưới quốc gia
Xã biên giới Thượng Trạch (Bố Trạch) đến thời điểm này vẫn chưa có điện lưới quốc gia

Nhiều cán bộ công chức chưa học hết phổ thông

Không chỉ là cán bộ không chuyên trách, đội ngũ cán bộ, công chức ở hai xã Thượng Trạch và Tân Trạch huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cũng còn nhiều bất cập. Chuyện “thật như đùa” - cán bộ xã học chưa hết phổ thông vẫn còn hiện hữu!

Từ thực tế đời sống kinh tế, xã hội của đồng bào Chứt và Bru Vân Kiều ở hai xã Tân Trạch, Thượng Trạch còn nhiều khó khăn, số hộ nghèo còn rất cao. Điều kiện cách xa về địa lý, lại chưa có điện lưới quốc gia, nên điều kiện học hành của các cháu đặc biệt là trong thời kỳ trước chưa được chú trọng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ, trong đó có đội ngũ cán bộ từ thôn bản đến cấp xã.

Hệ lụy để lại là cho đến ngày nay, nhiều cán bộ trưởng thành từ cơ sở trở thành cán bộ chủ chốt cấp xã, nhưng trình độ văn hóa vẫn chưa hết bậc phổ thông. Đặc biệt có người đã trưởng thành và đảm nhiệm là người đứng đầu chính quyền địa phương cấp xã, nhưng trình độ văn hóa cũng chỉ mới ở mức 5/12. Trường hợp ông Đinh Hoe, dân tộc Bru Vân Kiều, Chủ tịch UBND xã Tân Trạch là một ví dụ.

Xã Tân Trạch có 10 cán bộ, thì có đến 5 cán bộ có trình độ văn hóa chưa học hết phổ thông, 1 người có trình độ văn hóa 12/12 (hiện đang học đại học). Đặc biệt, trong 5 cán bộ có trình độ chưa học hết phổ thông lại có đến 4 người có trình độ văn hóa 5/12, trong đó có Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã; còn Chủ tịch HĐND xã cũng chỉ là 8/12…..

Nguồn nhân lực, cán bộ, công chức ở xã Thượng Trạch cũng có nét tương đồng xã Tân Trạch. Theo thống kê danh sách cán bộ năm 2022, ở xã Thượng Trạch có 11 cán bộ, thì  7 cán bộ có trình độ văn hóa dừng lại ở bậc phổ thông. Trong đó, có những cán bộ có vai trò chủ chốt ở cấp xã như Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã; Bí thư Đoàn Thanh niên xã …

Thực trạng nhiều cán bộ không chuyên trách, cán bộ chủ chốt, công chức xã có trình độ văn hóa chưa hết 12/12, là vấn đề cấp bách mà lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền tỉnh, huyện cần có kế hoạch, giải pháp cụ thể về công tác cán bộ, sớm “chuẩn hóa” đội ngũ cán bộ cấp xã ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS. 

Đồng thời, thấy rõ được tính cấp thiết cần tập trung kế hoạch, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người DTTS ở cơ sở hiện tại để đáp ứng với nhiệm vụ triển khai thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2030.   

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, mong muốn cống hiến cho gia đình và xã hội, nhiều Người có uy tín huyện Văn Lãng là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, động viên con, cháu, vận động nhân dân trong thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xoá bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình, góp phần thúc đẩy phong trào xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Công tác Dân tộc - PV - 6 giờ trước
Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, mong muốn cống hiến cho gia đình và xã hội, nhiều Người có uy tín huyện Văn Lãng là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, động viên con, cháu, vận động nhân dân trong thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xoá bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình, góp phần thúc đẩy phong trào xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thuộc nhóm dân tộc ít người, trong đó có cộng đồng dân tộc Brâu, không chỉ là những chính sách tạo dựng, đáp ứng các điều kiện về phúc lợi, dân sinh để đồng bào phát triển toàn diện trên lĩnh vực đời sống vật chất, đồng bào Brâu còn được đầu tư, hỗ trợ giữ gìn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc…nhằm nâng cao đời sống tinh thần.
Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Media - BDT - 11 giờ trước
Xã Đại Dực là xã thuộc diện xa và khó khăn nhất của huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh với gần 100% dân số là dân tộc thiểu số. Từng là địa bàn đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo cao thì nay xã Đại Dực đang đổi thay từng ngày. Dễ nhận thấy nhất là kết cấu hạ tầng ở xã miền núi này trong khoảng 5 năm trở lại đây nhờ nguồn lực từ các chương trình của trung ương cũng như của tỉnh Quảng Ninh ở xã Đại Dực nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư và hoàn thiện.
Đồng bào Chứt ở Quảng Bình

Đồng bào Chứt ở Quảng Bình "không ở lại phía sau": Vươn lên làm giàu, nuôi con thành tài (Bài 3)

Cùng với sự phát triển của đất nước, hàng chục năm nay, các xã vùng đồng bào Chứt sinh sống ở Quảng Bình cũng được Nhà nước đầu tư nhiều nguồn lực nhằm phát triển toàn diện, nhờ đó đến nay đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Điện lưới quốc gia; sóng điện thoại, mạng internet… cũng đã “về bản” để phục vụ ngày càng tốt hơn cho việc sinh hoạt, sản xuất của đồng bào. Đáng phấn khởi, trong những bản làng, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương đồng bào Chứt vươn lên làm giàu, nuôi con ăn học thành tài.
Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Tính đến nay, Quảng Bình đã phê duyệt 34 đề án, cho phép khai thác thử nghiệm một số sản phẩm, điểm du lịch mới trên địa bàn. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách, đặc biệt là một số mô hình du lịch cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Mỡ lợn là phần thịt mỡ của con lợn, được sử dụng theo cách rán lên để lấy mỡ hoặc để nguyên trên miếng thịt rồi chế biến. Trước đây người tiêu dùng không phân biệt dầu ăn hay mỡ lợn, nhiều quan niệm cho rằng ăn mỡ lợn không tốt và chuyển sang dùng dầu thực vật hoàn toàn, điều này là không đúng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc sử dụng mỡ đúng cách sẽ mang lại lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Trang địa phương - Xuân Hải - 15 giờ trước
Trong những năm qua, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc triển khai các chương trình, dự án, đề án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Nhờ đó, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%, chất lượng cuộc sống, sức khỏe và môi trường của người dân được nâng cao.
Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 15 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 12/2023/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Theo Chương trình MTQG 1719, giai đoạn I từ năm 2021-2025 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh. Tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, mô hình trồng cây dược liệu đã góp phần quan trọng trong việc tạo sinh kế bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Tỉnh Bình Định có 3 dân tộc thiếu số chủ yếu gồm: Ba Na, Chăm, H’rê sinh sống ở 6 huyện miền núi. Trong thời gian qua, Bình Định đã triển khai Dự án 6 của Chương trình MTQG 1719 ở một số địa phương, nhưng để thực sự hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS thì cần triển khai đồng bộ các chính sách trong thời gian tới.
Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Công tác Dân tộc - Ánh Hà Hương - 15 giờ trước
Nhiều năm qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã tập trung các nguồn lực đầu tư toàn diện cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, nhờ đó đã tạo ra diện mạo mới cho vùng cao, miền núi của tỉnh. Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719) đang được triển khai trên địa bàn tỉnh đã mang đến “luồng gió mới” để vùng đồng bào DTTS chuyển mình đổi thay toàn diện.