Thời gian qua, song song với việc quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, khu vực biên giới, tỉnh Kiên Giang đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ người DTTS . Nhờ đó, tỉnh luôn đạt và vượt chỉ tiêu về tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong hệ thống chính trị phục vụ cho công cuộc phát triển bền vững vùng DTTS, nhất là ở những địa bàn đặc thù biên giới và hải đảo.
Nghị định số 141/2020/NĐ-CP ngày 8/12/2020 quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên người DTTS đã có những quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của địa phương trong bố trí việc làm cho sinh viên (SV) cử tuyển sau khi tốt nghiệp. Nhưng việc xây dựng, ban hành chính sách ưu tiên tuyển dụng, thu hút nhân tài người DTTS vẫn là giải pháp căn cơ để “lấp” khoảng trống trong tạo nguồn cán bộ cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Công tác cán bộ được xem là khâu then chốt trong quá trình đổi mới thực hiện công tác dân tộc (CTDT). Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người DTTS cũng là góp phần tích cực thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta.
Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ DTTS tại các địa phương đang là vấn đề được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm. Đối với TP. Cần Thơ, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học- kỹ thuật lớn của khu vực Tây Nam Bộ, việc xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS được xem là bộ phận cần thiết để bảo đảm sự phát triển bền vững của Thành phố.
A Lưới là huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên - Huế, nơi có 77,5% dân số là người DTTS sinh sống. Huyện luôn quan tâm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ người DTTS. Đề án “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS giai đoạn 2021 – 2025”, một lần nữa thể hiện sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong nhiệm vụ chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.
Trong những năm qua, cấp ủy Đảng các cấp và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các mục tiêu và giải pháp của Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 15/12/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về công tác cán bộ người DTTS giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025. Sau một thời gian triển khai, công tác này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông A Lăng Mai - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam về nội dung này.
Đối với vùng đồng bào DTTS, cán bộ, chất lượng cán bộ là vấn đề then chốt trong việc thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi. Để có được đội ngũ cán bộ người DTTS ở cơ sở “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng được trong điều kiện mới, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Xã hội -
Quỳnh Trâm -
06:08, 09/11/2022 Thời gian qua, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên người dân tộc thiếu số (DTTS) đã được cụ thể hóa thành những hành động, việc làm thiết thực. Nhờ đó, các phong trào ở địa phương đã được người dân đồng lòng hưởng ứng, tham gia thực hiện hiệu quả. Đây là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi của Thanh Hóa.
Chuẩn hóa cán bộ người DTTS ở cơ sở, là khâu then chốt góp phần thực hiện thành công các chương trình, chính sách dân tộc, phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS. Những năm gần đây, nhiều địa phương đã có cách làm hay để không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ người DTTS. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế, chất lượng cán bộ người DTTS ở cơ sở, đặc biệt là cấp xã vẫn nhiều hạn chế.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người DTTS cấp cơ sở là vô cùng cấp thiết, những năm qua huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) đã có cách làm hay và trở thành điểm sáng về chất lượng đội ngũ cán bộ người DTTS cấp cơ sở.
Là tỉnh vùng cao biên giới với trên 60% là đồng bào DTTS, thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biêt chú trọng đến công tác đào tạo, quy hoạch và sử dụng đội ngũ cán bộ người DTTS từ cấp tỉnh, huyện đến cấp xã. Việc sử dụng và phát huy hiệu quả đội ngũ cán bộ dân tộc đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Thời sự -
Như Tâm -
09:42, 11/10/2020 Để thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, Tỉnh ủy đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ người DTTS. Trong nhiệm kỳ qua, cũng như nhiệm kỳ sắp tới, Sóc Trăng đã quy hoạch, lựa chọn xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS tại chỗ, đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc trong thời kỳ mới.
Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới đã được tỉnh Nghệ An triển khai từ năm 2016. Tuy nhiên, sau 4 năm, việc thực hiện Quyết định này đang còn nhiều hạn chế; thậm chí chưa được nhiều địa phương quan tâm.
Triển khai thực hiện theo Quy định số 50 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 16 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ, Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã ban hành Đề án 08 về việc tạo nguồn và phát triển cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS giữ các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ người DTTS cả về số lượng và chất lượng. Việc phát triển đào tạo đội ngũ cán bộ người DTTS không chỉ bảo đảm tỷ lệ đội ngũ cán bộ người DTTS tham gia vào cơ quan Nhà nước, mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ( KT-XH) vùng DTTS và miền núi.
Ngày 13/12/2013, Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Chỉ thị 34-CT/TU về “Tăng cường quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ người DTTS”. Sau hơn 8 năm triển khai Chỉ thị 34 đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người DTTS trên địa bàn.
Những ngày này, Đại hội Đảng bộ các cấp đang diễn ra trong không khí tưng bừng, náo nức trên khắp các vùng miền của đất nước. Tại các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhiều cán bộ người DTTS đã trúng cử, tham gia cấp ủy. Điều đó cho thấy sự quan tâm đến công tác cán bộ người DTTS của Đảng, Nhà nước, tạo điều kiện để cán bộ người DTTS vươn lên, khẳng định và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.