Thời gian qua, việc Livestream bán hàng Online của các chị em HTX thổ cẩm Pà Thẻn, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, Hà Giang đã được chú trọng. Từ những buổi bán hàng như thế này, những sản phẩm thổ cẩm Pà Thẻn ngày càng đến gần hơn với khách hàng, tăng gấp 2 lần lợi nhuận so với cách bán hàng truyền thống.
Xóa bỏ tất cả các dạng đói và suy dinh dưỡng đến năm 2030, bảo đảm cho mọi người, đặc biệt là trẻ em có đủ thực phẩm và dinh dưỡng (mọi lúc, mọi nơi) là một trong những mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) mà Việt Nam cam kết thực hiện. Mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng thuộc Chương trình hành động quốc gia “không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 đã và dang tác động làm thay đổi nhận thức về dinh dưỡng của người dân để hướng tới mục tiêu này.
Nghề đan lát của người Thái ở xã Yên Khương, huyện Lang Chánh đã có từ rất lâu đời. Tuy nhiên do những mặt hàng đồ vật dụng bằng nhựa xuất hiện, giá thành rẻ, tiện lợi nên người dân quên dần những sản phẩm đan lát. Do vậy, người biết đan lát cũng chẳng còn mấy người. Trước thực trạng đó, lãnh đạo xã Yên Khương luôn trăn trở tìm giải pháp để nghề đan lát được duy trì và phát huy, góp phần cải thiện đời sống cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Tỉnh Lào Cai có 25 dân tộc, mỗi dân tộc có những nét văn hóa đặc sắc riêng. Trong đó, các làng nghề truyền thống là một trong những yếu tố góp phần làm nên bản sắc văn hóa của từng dân tộc. Việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống không chỉ có ý nghĩa bảo tồn văn hóa mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua hoạt động du lịch làng nghề.
Những ngôi chùa Khmer luôn có kiến trúc độc đáo, rực rỡ sắc màu, đa dạng loại hình nghệ thuật gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh và nhiều truyền thuyết của đồng bào Khmer...
Làng cổ Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa,TP. Kon Tum nằm bên bờ sông Đăk Bla thơ mộng. Đây là một trong những ngôi làng cổ nhất ở Kon Tum với tuổi đời trên 300 năm. Nhiều năm nay, người Ba Na ở đây đã biết làm du lịch như mở homestay, tổ chức đánh cồng chiêng, dệt thổ cẩm, dựng nhà sàn ... để thu hút du khách đến tham quan.
Xác định giảm nghèo đa chiều bền vững, cần có sự thay đổi toàn diện, đầu tư đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm và thay đổi tư duy, ý thức thoát nghèo của người dân, nên những năm qua, tỉnh Điện Biên đã tập trung huy động các nguồn lực xã hội, vận dụng linh hoạt và kết hợp nguồn lực các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo động lực cho người dân vươn lên thoát nghèo.
Là quốc gia có địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, vì thế Việt Nam có mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) phong phú, mang lại nhiều giá trị. Trong đó, UNESCO đã vinh danh 3 CVĐC toàn cầu. Vấn đề đặt ra hiện nay, làm sao để khai thác 'kho báu", để phát huy được hết giá trị từ các CVĐC mang lại?
Với địa hình đa dạng, khí hậu thuận lợi, Việt Nam có nhiều điều kiện và tiềm năng để tổ chức các sự kiện thể thao gắn với du lịch. Riêng ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc, những cung đường đèo uốn lượn hay hẻm núi hùng vĩ luôn thu hút các "tín đồ" du lịch thể thao mạo hiểm.
Đến sóc Bom Bo những ngày đầu năm mới, du khách được sống lại với những ký ức hào hùng, nghe già làng kể chuyện xưa, thưởng thức tiếng cồng, chiêng của người Xtiêng bên ánh lửa bập bùng. Du khách còn được thưởng thức các món ăn truyền thống do chính đồng bào Xtiêng chế biến.
Những bản làng khang trang, khí hậu trong lành, người dân thân thiện, thiên nhiên hùng vĩ… như lời mời không thể khước từ với du khách trong nước và quốc tế khi đặt chân đến trải nghiệm, khám phá vùng đất lịch sử, văn hóa ở xứ “Mường Trời” - Điện Biên.
Dịp cuối năm, chúng tôi ngược ngàn lên với mảnh đất Pa Tần xa xôi của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên để chung vui tết cổ truyền Hoa mào gà (Mền loóng phạt ái) với đồng bào dân tộc Cống. Tết này, với bà con nơi đây thật đủ đầy, ý nghĩa hơn khi mùa màng bội thu, hạ tầng cơ sở được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư, mở ra nhiều cơ hội để người Cống xây dựng cuộc sống ấm no hơn.
Nhờ sự thúc đẩy, đầu tư, nhằm tôn tạo và bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS Tây Nguyên của các cấp chính quyền, cùng với những người con yêu văn hóa của bản làng, mà mô hình làng du lịch cộng đồng ở làng Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa, TP. Kon Tum (Kon Tum) và làng Kon Pring, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum) ngày càng phát triển.
Nằm sát Cột cờ Lũng Cú, nơi địa đầu Tổ quốc, thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn (Hà Giang) là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Lô Lô. Với bản sắc văn hóa đặc trưng từ ẩm thực, trang phục, nhà ở… thôn Lô Lô Chải là điểm đến yêu thích của đông đảo du khách trong và ngoài nước. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa đã mang lại sức sống mới cho người dân nơi đây.
Với sự hỗ trợ từ các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, nhiều thôn, bản, xã vùng cao của tỉnh Phú Thọ đang từng bước đổi thay, hạ tầng nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện. Nhiều địa phương trở thành những điểm sáng trong công tác xóa đói, giảm nghèo, từng bước cán đích nông thôn mới.
Từ việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện đồng bộ các chương trình, chính sách ưu tiên của Trung ương, của tỉnh cho vùng đồng bào DTTS, huyện biên giới Tây Giang (Quảng Nam) từng bước làm tốt công tác giảm nghèo, nhất là nâng cao nhận thức của đồng bào Cơ-tu về nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Yên Bái là tỉnh miền núi có đông đồng bào DTTS sinh sống. Trước kia, phương thức canh tác tự cung, tự cấp đã ăn sâu bám rễ đối với đồng bào nơi đây. Từ khi các cấp chính quyền nỗ lực tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ cách làm phù hợp với tình hình mới, đời sống của người dân đã đổi thay tích cực.