Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho người lao động ở Sơn Dương

Hà Phúc - 08:26, 01/12/2024

Đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) trong những năm qua đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực.

Các đoàn viên, thanh niên huyện Sơn Dương được tư vấn khi tham gia phiên giao dịch việc làm
Các đoàn viên, thanh niên huyện Sơn Dương được tư vấn khi tham gia phiên giao dịch việc làm

Sơn Dương là địa phương có nguồn lao động dồi dào, nhất là khu vực nông thôn, vùng đồng bào DTTS. Tuy nhiên, do lao động còn hạn chế về tay nghề nên chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Sơn Dương xác định được vai trò của nguồn nhân lực có chất lượng để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động ngày càng cao thì giải pháp duy nhất là tập trung tăng cường đào tạo, đào tạo lại, nhất là với lực lượng lao động lớn ở vùng đồng bào DTTS.

Ngày 24/11 vừa qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sơn Dương tổ chức Phiên giao dịch việc làm năm 2024. Tham gia Phiên giao dịch có 16 gian hàng của các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh với các vị trí tuyển dụng lao động phổ thông, lao động có tay nghề, học nghề... Tại Phiên giao dịch có hơn 1.000 người lao động và học sinh Trường Trung học Phổ thông Đông Thọ được tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề phù hợp như: may mặc, xây dựng, xuất khẩu lao động, du lịch, chế biến thực phẩm, đào tạo nghề sửa chữa…

Anh Nguyễn Hữu Tấn nhà ở xã Kháng Nhật (Sơn Dương) sau khi tham gia ngày hội việc làm tại địa phương đã đăng ký và được nhận vào làm việc tại Công ty TNHH MTV Giày da Phúc Sinh thuộc cụm công nghiệp xã Phúc Ứng (Sơn Dương). Anh Tấn cho biết, cụm công nghiệp Phúc Ứng mở ra đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động nông thôn như anh. Từ ngày có việc làm, anh có thu nhập ổn định trên 6 triệu đồng/tháng, chất lượng cuộc sống được nâng lên. Nếu ai trong độ tuổi lao động cũng có việc làm, thu nhập ổn định thì việc thoát nghèo là đương nhiên.

Báo cáo với Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang, mới đây, huyện Sơn Dương cho biết thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững và công tác đưa người lao động đi nước ngoài trên địa bàn huyện, UBND huyện đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Chương trình, đồng thời chỉ đạo các thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG huyện tích cực, chủ động tham mưu lãnh đạo huyện ban hành Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch triển khai thực hiện.

Công tác quản lý đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được huyện Sơn Dương coi là một trong những giải pháp trọng tâm, góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Trong 6 tháng đầu năm 2024, huyện đã tạo điều kiện, hỗ trợ 105 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại các thị trường. Số lượng lao động được hỗ trợ chính sách là 8 người, tổng số tiền hỗ trợ là 663 triệu đồng.

Riêng trong năm 2023, huyện đã mở 19 lớp dạy nghề, tổ chức thành công 2 phiên giao dịch việc làm, tạo việc làm mới cho 5.423 người, đạt 109% kế hoạch.

Huyện Sơn Dương phấn đấu trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ tạo việc làm cho trên 16.700 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; đưa trên 7.500 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi làm việc ở ngoài tỉnh; góp phần giảm số hộ nghèo có chỉ số thiếu hụt về việc làm xuống còn dưới 15% vào cuối năm 2025.

Người lao động ở các xã vùng nông thôn huyện Sơn Dương được tham gia lớp học đào tạo nghề may từ Chương trình MTQG. Ảnh: BTQ
Người lao động ở các xã vùng nông thôn huyện Sơn Dương được tham gia lớp học đào tạo nghề may từ Chương trình MTQG. Ảnh: BTQ

Để khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn, huyện Sơn Dương đang tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về việc thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trong đó trọng tâm là: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp đồng bộ, kịp thời của cả hệ thống chính trị đối với công tác đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, coi trọng chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Tiếp tục hoàn thiện, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn; cập nhật nghề, chuẩn hóa nội dung đào tạo, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo; tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, kiến thức về an toàn vệ sinh lao động; pháp luật, kinh doanh, khởi nghiệp; các kỹ năng mềm và đổi mới sáng tạo cho lao động nông thôn; đáp ứng xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Tại kỳ họp thứ 26 (kỳ họp chuyên đề) dự kiến tổ chức ngày 03/4 tới đây, HĐND tỉnh Bắc Kạn khóa X sẽ xem xét điều chỉnh vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) để hỗ trợ 2 huyện thí điểm cơ chế đặc thù triển khai nội dung xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Tin nổi bật trang chủ
Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thi - 21 phút trước
Tại kỳ họp thứ 26 (kỳ họp chuyên đề) dự kiến tổ chức ngày 03/4 tới đây, HĐND tỉnh Bắc Kạn khóa X sẽ xem xét điều chỉnh vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) để hỗ trợ 2 huyện thí điểm cơ chế đặc thù triển khai nội dung xóa nhà tạm, nhà dột nát.
“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

Tin tức - Văn Hoa - 25 phút trước
Vừa qua, Quân chủng Hải quân tổ chức tổng kết trao giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Theo đó, tác phẩm “Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A.
Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 34 phút trước
Thời gian gần qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng nhanh. Để tăng tỷ lệ miễn dịch, giám sát sịch sởi trong cộng đồng, tỉnh Đắk Lắk đang tập trung nhiều giải pháp phòng, chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho người dân. Điều đáng nói, phần lớn các ca mắc bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin phòng sởi.
“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Ngày 30/3, Sở Văn hóa Thể thao TP. Huế tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội Điện Huệ Nam". Trước đó, ngày 10/12/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống “Lễ hội Điện Huệ Nam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hội sách tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ

Hội sách tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 30/3, Hội sách Đất Tổ năm 2025 đã khai mạc trong không khí náo nức nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2025. Sự kiện cũng nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4) và tạo không gian đọc cho những người yêu sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hội sách diễn ra từ ngày 28/3 - 6/4 tại sân Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát hiện Trà mi hoa vàng Lang Biang quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Phát hiện Trà mi hoa vàng Lang Biang quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sau nhiều năm "mất dấu" ngoài tự nhiên, loài cây Trà mi hoa vàng Lang Biang vừa được phát hiện tại Vườn quốc gia Phước Bình, nằm trên địa bàn xã Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận).
Phật giáo quận Gò Vấp tích cực tham gia công tác an sinh xã hội

Phật giáo quận Gò Vấp tích cực tham gia công tác an sinh xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 1 giờ trước
Hướng tới Đại Lễ Phật đản Phật lịch 2569 và Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, dự kiến tặng nhiều phần quà đến người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận. Đây là hoạt động thường niên của Phật giáo quận Gò Vấp, đóng góp vào công tác bảo đảm an sinh xã hội.
Lai Châu chuẩn bị tổ chức Lễ hội Then Kin Pang năm 2025

Lai Châu chuẩn bị tổ chức Lễ hội Then Kin Pang năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 1 giờ trước
Lễ hội Then Kin Pang - một trong những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái, sẽ diễn ra trong hai ngày 6 - 7/4, tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Vùng cao Điện Biên mang diện mạo mới

Vùng cao Điện Biên mang diện mạo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Gần 4 năm qua, với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nỗ lực vươn lên của đồng bào các DTTS, nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã góp phần tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Phát hiện 18 cây chè cổ thụ 200 năm tuổi trên núi Tam Đảo

Phát hiện 18 cây chè cổ thụ 200 năm tuổi trên núi Tam Đảo

Môi trường sống - Minh Nhật - 1 giờ trước
18 cây chè cổ thụ được phát hiện trên núi Tam Đảo, thuộc xã La Bằng (huyện Đại Từ, Thái Nguyên) có vanh gốc cây từ 0,8 - 1,3 m. Đây là giống chè Shan rất quý hiếm.