Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sơn Dương (Tuyên Quang): Giảm nghèo hiệu quả nhờ lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Hà Phúc - 08:36, 03/12/2024

Tích cực triển khai việc lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia ( MTQG) và chương trình, dự án khác, diện mạo nông thôn tại huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) thay đổi đáng kể, hàng nghìn hộ dân đã thoát nghèo.

Một góc thị trấn Sơn Dương hiện nay.
Một góc thị trấn Sơn Dương hiện nay.

Huyện Sơn Dương hiện có 72 thôn đặc biệt khó khăn, trong đó: 7 xã khu vực III, 6 xã khu vực II, 2 xã khu vực I. Để triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Sơn Dương đã chỉ đạo Phòng Dân tộc rà soát kỹ nhiều nội dung cụ thể, để từ đó xây dựng, ban hành các kế hoạch thực hiện từng chương trình cụ thể cho cả giai đoạn; nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn của Trung ương, UBND tỉnh để ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách cho phù hợp với từng xã. Sơn Dương đang được đánh giá là huyện dẫn đầu của tỉnh về việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các Chương trình MTQG. Kết quả đầu năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo tại Sơn Dương giảm còn 11,85%, thu nhập bình quân đầu người đạt 53,55 triệu đồng/người/năm.

Ông Nguyễn Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương, cho biết: "Xã có 1.950 hộ dân, 11 thôn với hơn 8.000 nhân khẩu thuộc 13 dân tộc cùng sinh sống. Mấy năm trước, xã có hơn 700 hộ thuộc diện nghèo, nhờ các chương trình MTQG đến nay, xã chỉ còn hơn 200 hộ khó khăn, phấn đấu đến hết năm 2025, xã sẽ không còn hộ thuộc diện khó khăn. Cũng nhờ các chương trình MTQG, xã đã sớm về đích đạt chuẩn Nông thôn mới từ tháng 7/2024.

Từ nguồn vốn của các chương trình, Sơn Dương đã đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng 59 công trình đường giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, lớp học với tổng số vốn thực hiện hơn 26 tỷ đồng; huyện đã phân bổ hơn 6,7 tỷ đồng triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ cây giống, con giống, vật tư nông nghiệp cho hộ nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất…

Qua đó, hỗ trợ ổn định cuộc sống, giải quyết các vấn đề xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, thực hiện đầu tư phát triển kinh tế-xã hội đối với đồng bào DTTS trên địa bàn huyện. Đến hết năm 2023, 30 xã của huyện đã đạt tiêu chí về lao động, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 53,55 triệu đồng. Đến nay, huyện có 19/30 xã đạt đủ 19 tiêu chí nông thôn mới.

Với nguồn vốn 23 tỷ đồng hỗ trợ sản xuất từ các Chương trình MTQG, đến nay đã có 800 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào DTTS trên địa bàn huyện được tham gia với nhiều hoạt động tích cực: Hỗ trợ hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất, tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo kiến thức nâng cao năng lực sản xuất…

Từ nguồn vốn của các chương trình, Sơn Dương đã đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng 59 công trình.
Từ nguồn vốn của các chương trình, Sơn Dương đã đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng 59 công trình.

Sơn Dương đã hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, như: Vùng chè (1.808,2 ha), vùng mía (1.706,5 ha), vùng cây dược liệu (56,2 ha), vùng trồng rau các loại (459,9ha), cây lâm nghiệp (31.473,6 ha). Trong chăn nuôi đã hình thành nhiều trang trại quy mô lớn, hiện đại với nhiều đàn trâu (18.578 con), đàn bò (12.910 con), đàn lợn (177.328 con), đàn gia cầm (1.726.740 con), diện tích thả cá (819ha)...

Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương Giang Tuấn Anh, cho biết: Khi triển khai các Chương trình MTQG, huyện cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với quyết tâm cao của các cấp chính quyền nhằm thu hẹp khoảng cách đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào DTTS so với vùng kinh tế phát triển, huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ triển khai đồng bộ, tạo điều kiện để nhân dân các xã còn nhiều khó khăn có thêm động lực phấn đấu vươn lên. Nguồn vốn từ các Chương trình MTQG đã góp phần thay đổi đáng kể diện mạo nông thôn, đặc biệt về cách nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế và đời sống của đồng bào DTTS; hàng nghìn hộ dân đã thoát nghèo nhờ chính sách thiết thực của chương trình này.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Tin nổi bật trang chủ
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 2 giờ trước
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 2 giờ trước
Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Tin tức - Thúy Hồng - 3 giờ trước
Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sợn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.
Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Pháp luật - Thùy Linh - 7 giờ trước
Vào đầu năm 2024, các đảng viên trong Chi bộ bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã đồng nhất biểu quyết thực hiện quy định đảng viên không uống rượu bia vào buổi sáng, hạn chế rượu, bia vào chiều tối. Sau gần một năm thực hiện, các đảng viên của Chi bộ Mò O Ồ Ồ đã thay đổi được thói quen uống rượu, bia và tiếp tục vận động đồng bào Rục làm theo để tập trung làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng bản làng văn hóa.
Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông

Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông

Sắc màu 54 - Lê Hường - 7 giờ trước
Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk là cái nôi nghề dệt thổ cẩm của người Mnông. Tuy nhiên, đồng bào Mnông ngày càng ít sử dụng trang phục truyền thống, số người duy trì nghề dệt cũng thưa dần, họa tiết thổ cẩm truyền thống nguyên bản dần biến mất. Đau đáu tìm tinh hoa thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, bà H’Kim Hoa Byă, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk lặn lội đi khắp các buôn làng tìm người am hiểu để hồi sinh thổ cẩm Mnông.
Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Kinh tế - Hoàng Thùy - 7 giờ trước
Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển nông nghiệp bền vững đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho người dân huyện biên giới Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Đặc biệt, từ những mô hình nông nghiệp tiên tiến, đồng bào DTTS trên địa bàn huyện dần thay đổi thói quen sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống.
Tây Bắc - Điểm sáng trong phát triển du lịch nông thôn

Tây Bắc - Điểm sáng trong phát triển du lịch nông thôn

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 7 giờ trước
Tây Bắc không chỉ là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, mà còn đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Những năm qua, nhiều tỉnh trong vùng Tây Bắc đã tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.