Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sơn Dương (Tuyên Quang): Tín dụng chính sách tiếp sức xây dựng nông thôn mới

Huyền Linh - 18:46, 02/10/2024

Những năm qua, từ nguồn vốn tín dụng, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Sơn Dương triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện vươn lên, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững, thúc đẩy công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần giúp các địa phương hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

Cán bộ Chi nhánh NHCSXH huyện Sơn Dương kiểm tra sử dụng nguồn vốn đầu tư trồng trọt trên địa bàn xã Hợp Thành
Cán bộ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Sơn Dương kiểm tra sử dụng nguồn vốn đầu tư trồng trọt trên địa bàn xã Hợp Thành

Năm 2020, trở về quê hương sau khi tốt nghiệp đại học, anh Bùi Văn Hoàng ở thôn Đồng Phai, xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương đã mạnh dạn vay 60 triệu đồng từ Chương trình cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH, để khởi nghiệp.

Anh Hoàng, cho biết: Trước đây, cây cà gai leo từng được trồng rộng rãi tại nhiều thôn, bản của xã Hợp Hòa. Tuy nhiên, do thị trường gặp nhiều khó khăn, bà con đã phá bỏ loại cây này để chuyển sang cây trồng khác. Nhận thấy đây là dược liệu quý, anh Hoàng đã dùng số vốn vay cùng với vốn liếng của người thân, gia đình mua cây giống, vận động Nhân dân trồng lại cây cà gai leo.

Đặc biệt, anh nghiên cứu, thực hành chế biến các sản phẩm trà từ cây cà gai leo. Cụ thể, anh thành lập Hợp tác xã Dịch vụ Sản xuất, Chế biến Nông lâm nghiệp Hợp Hòa, để phát triển các sản phẩm, như: Trà túi lọc cà gai leo, cao cà gai leo, trà khô cà gai leo… Không chỉ tạo việc làm cho bản thân, nâng cao thu nhập cho gia đình, anh Bùi Văn Hoàng còn tạo việc làm, bao tiêu sản phẩm, nâng cao thu nhập cho 13 thành viên hợp tác xã và hơn 40 hộ gia đình liên kết trồng cà gai leo trên địa bàn các xã Hợp Hòa, Quyết Thắng, huyện Sơn Dương.

Chủ tịch UBND xã Hợp Hòa Nguyễn Văn Lợi, cho biết: Cuối tháng 7/2024, xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong quá trình xây dựng, nguồn vốn chính sách xã hội đã góp phần quan trọng giúp người dân trong xã phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Chỉ tính riêng từ năm 2023 đến nay, hàng trăm người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn được vay vốn NHCSXH, để hoàn thiện nơi ở, tạo việc làm, đảm bảo vệ sinh môi trường… với tổng số tiền đạt hơn 16 tỷ đồng. Qua đó, đưa tỷ lệ hộ dân có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố đạt trên 75%; tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 10,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt 42,61 triệu đồng/năm…

Chị Đàm Thị Thuỳ, dân tộc Nùng ở thôn Trúc Khê, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương bên gian hàng trưng bày sản phẩm từ cây sen của gia đình
Chị Đàm Thị Thuỳ, dân tộc Nùng ở thôn Trúc Khê, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương bên gian hàng trưng bày sản phẩm từ cây sen của gia đình

Hay như gia đình chị Đàm Thị Thuỳ, dân tộc Nùng (ở thôn Trúc Khê, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương) được vay 100 triệu đồng từ Chương trình giải quyết việc làm của NHCSXH huyện. Chị đã đầu tư trồng rừng 5ha keo, ngoài ra chị có hồ trồng thêm 3ha hoa sen, 01 mẫu ao để thả cá.

Chị Thùy, chia sẻ: Nhờ vay được vốn từ NHCSXH, gia đình tôi có điều kiện trồng keo, nuôi cá và trồng sen. Đồng thời, nhờ từ trồng sen, gia đình tôi đã làm ra nhiều sản phẩm từ cây sen, như: Củ sen, trà lá sen,.. được thị trường đón nhận.  Từ đồng vốn này với lãi suất ưu đãi, phù hợp với điều kiện của gia đình đã tạo cơ hội cho gia đình tôi có thêm điều kiện để làm ăn, phát triển kinh tế, nhờ đó thu nhập gia đình tôi hằng năm trên 100 triệu đồng”.

Phó Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Sơn Dương Trần Thanh Hương, cho biết, hiện nay, đơn vị đang thực hiện 19 chương trình tín dụng, duy trì 517 Tổ tiết kiệm và vay vốn tại các thôn, tổ dân phố, với trên 20.300 lượt khách hàng vay vốn với tổng dư nợ đạt trên 857 tỷ đồng. Để phát huy hiệu quả, đơn vị bố trí cán bộ phụ trách theo sát từng chương trình, địa bàn cụ thể, ưu tiên cán bộ có kinh nghiệm đảm nhận thực hiện các chương trình có vốn lớn, đối tượng thụ hưởng nhiều. Đồng thời, phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện hướng dẫn các hộ lựa chọn mô hình phù hợp, để đầu tư, phát triển kinh tế…

Ngôi nhà khang trang, kiên cố của gia đình anh Triệu Văn Kiên (ở giữa), thôn Đồng Phai được xây dựng nhờ có nguồn vốn chính sách.
Ngôi nhà khang trang, kiên cố của gia đình anh Triệu Văn Kiên (ở giữa), thôn Đồng Phai được xây dựng nhờ có nguồn vốn chính sách

Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương Phạm Thị Nhị Bình cho biết, các chương trình tín dụng đang được triển khai tại NHCSXH đã góp phần giải quyết nhu cầu căn bản, thiết yếu của đời sống người dân khu vực nông thôn. Từ nguồn vốn chính sách, hơn 9.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn sản xuất; hơn 1.600 lao dộng được tạo thêm việc làm mới; hơn 5.600 hộ nông dân nông thôn được sử dụng nước sạch và các công trình hợp vệ sinh, góp phần xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.

Nguồn vốn từ NHCSXH còn thúc đẩy giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn huyện, giai đoạn 2022 - 2025 với tỷ lệ 3,32%/năm (từ 21,97% đầu năm 2022 và phấn đấu giảm xuống còn 8,69% cuối năm 2025); giúp 18/30 xã được công nhận chuẩn nông thôn mới, trong đó, 3 xã nông thôn mới nâng cao; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn, vùng DTTS.

Để thực hiện mục tiêu đưa huyện Sơn Dương về đích nông thôn mới, Phó Chủ tịch UBND huyện Phạm Thị Nhị Bình, cho biết: Huyện sẽ tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động NHCSXH trong thực hiện các cơ chế, chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; chủ động tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, đặc biệt là cho vay theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù; tham mưu cho NHCSXH cấp trên bổ sung thêm nguồn vốn, để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Bên cạnh đó, thường xuyên nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện; đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; tích cực huy động nguồn vốn, tiền gửi từ dân cư tại các điểm giao dịch xã, thị trấn, các nguồn vốn hợp pháp khác, để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tuyên truyền những hộ trả tiền đúng kỳ hạn, sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Về đất Mùi Cà Mau trải nghiệm đêm băng rừng bắt ba khía

Về đất Mùi Cà Mau trải nghiệm đêm băng rừng bắt ba khía

Từ độ Rằm tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hàng năm, người dân ở các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển,… của tỉnh Cà Mau lại chuẩn bị xuồng, ghe để đi bắt ba khía. Du khách nếu ghé thăm Cà Mau vào thời gian này sẽ có dịp được trải nghiệm hoạt động đi bắt thứ đặc sản riêng có của miền Tây sông nước.
Tin nổi bật trang chủ
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ủy ban Dân tộc

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ủy ban Dân tộc

Sáng ngày 16/10/2024, tại Trụ sở Ủy ban dân tộc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã có buổi làm việc với tập thể lãnh đạo Ủy ban Dân tộc. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo các bộ, ngành: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Y tế; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...
Các mô hình Dự án 8: Tác động tích cực tới đời sống phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi

Các mô hình Dự án 8: Tác động tích cực tới đời sống phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng (thực hiện) - 11 phút trước
Triển khai Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” Viện nghiên cứu Phụ nữ được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giao nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá các hoạt động, mô hình của dự án. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn Ths. Nguyễn Hoàng Anh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phụ nữ (Học viện Phụ nữ Việt Nam) xung quanh vấn đề này.
Về đất Mùi Cà Mau trải nghiệm đêm băng rừng bắt ba khía

Về đất Mùi Cà Mau trải nghiệm đêm băng rừng bắt ba khía

Kinh tế - Tào Đạt - 1 giờ trước
Từ độ Rằm tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hàng năm, người dân ở các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển,… của tỉnh Cà Mau lại chuẩn bị xuồng, ghe để đi bắt ba khía. Du khách nếu ghé thăm Cà Mau vào thời gian này sẽ có dịp được trải nghiệm hoạt động đi bắt thứ đặc sản riêng có của miền Tây sông nước.
Đồng bào Xơ Đăng giữ cho rừng Bắc Trà My thêm xanh

Đồng bào Xơ Đăng giữ cho rừng Bắc Trà My thêm xanh

Xã hội - Văn Bình - 2 giờ trước
Người Co và Ca Dong (thuộc dân tộc Xơ Đăng) là hai thành phần DTTS chính cư ngụ ở huyện vùng cao Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Họ có những khu rừng thiêng, nơi trấn giữ, an nghỉ của người “khuất núi” và luôn được cộng đồng trách nhiệm bảo vệ nghiêm ngặt, tạo thành những “vùng sáng” giữ rừng ở cộng đồng.
Người mẹ nghèo Raglay nuôi 3 con tốt nghiệp đại học

Người mẹ nghèo Raglay nuôi 3 con tốt nghiệp đại học

Giáo dục - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Theo lời giới thiệu của cô giáo Trần Thị Thùy Trang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mỹ Sơn C, chúng tôi đến thăm gia đình bà Trần Thị Bụi, dân tộc Raglay ở thôn Mỹ Hiệp, xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận. Bà Bụi là điển hình về nghị lực, ý chí và sự nỗ lực vượt khó khăn để nuôi 3 người con tốt nghiệp đại học có việc làm ổn định.
Quảng Nam: Hàng trăm hộ dân thấp thỏm lo nhà cửa, đất đai bị cuốn xuống sông

Quảng Nam: Hàng trăm hộ dân thấp thỏm lo nhà cửa, đất đai bị cuốn xuống sông

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Tình trạng sạt lở bờ sông Thu Bồn đoạn qua xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) ngày càng nghiêm trọng. Mỗi năm sông “lấn” vào đất liền gần chục mét, ảnh hưởng đến hàng trăm hộ dân nguy cơ mất đất, mất nhà nếu các cấp chính quyền, cơ quan chức năng không sớm có phương án ngăn chặn...
Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu

Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu. Dân bản vùng cao Tương Dương cùng nhau bạt núi mở đường. Về Cốc Muổng thưởng thức bánh gio truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giữ gìn “kho báu” dược liệu trên đỉnh Mẫu Sơn

Giữ gìn “kho báu” dược liệu trên đỉnh Mẫu Sơn

Sức khỏe - Minh Đức - 2 giờ trước
Núi Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn là nơi sở hữu nguồn dược liệu quý và nhiều bài thuốc hay, giá trị, được đồng bào dân tộc Dao nơi đây lưu giữ. Tuy nhiên, nguồn dược liệu này đang dần cạn kiệt, do đó, bên cạnh việc khai thác hợp lý, người Dao xã Mẫu Sơn còn chủ động trồng và chăm sóc cây thuốc để bảo tồn, gìn giữ “kho báu” dược liệu này.
Bác Ái (Ninh Thuận) chú trọng giảm nghèo trong đồng bào DTTS

Bác Ái (Ninh Thuận) chú trọng giảm nghèo trong đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 2 giờ trước
Xác định thực hiện công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đã quan tâm triển khai kịp thời các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Đặc biệt, địa phương đã chú trọng công tác giảm nghèo bằng các mô hình phù hợp.
“Cột mốc sống” nơi biên giới Tân Thanh

“Cột mốc sống” nơi biên giới Tân Thanh

Người có uy tín - Chiến Khu - 2 giờ trước
Ở xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, ông Lương Văn Nghệ, Người có uy tín thôn Nà Ngườm được đồng bào DTTS ví như “cột mốc sống” nơi biên cương. Bởi lẽ, ông đã có nhiều cống hiến và đóng góp trong công tác bảo vệ an ninh trật tự, an ninh biên giới nhiều năm qua.
Họp cụm thi đua số 5 - Cơ quan Công tác dân tộc

Họp cụm thi đua số 5 - Cơ quan Công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 2 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai - Cụm trưởng Cụm Thi đua số 5 lĩnh vực công tác dân tộc (theo Quyết định số 441/QĐ-UBDT ngày 08/7/2024 của Ủy ban Dân tộc) vừa tổ chức cuộc họp với các thành viên trong cụm.
Bảo tồn, lan tỏa văn hóa Chơ Ro

Bảo tồn, lan tỏa văn hóa Chơ Ro

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 3 giờ trước
Dân tộc Chơ Ro cư trú lâu đời ở vùng núi thấp thuộc tỉnh Ðồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Do sinh sống gần kề hoặc đan xen với một số dân tộc khác nên nhiều nét văn hóa truyền thống của người Chơ Ro đã bị mai một. Tuy nhiên, hiện nay một số di sản văn hóa phi vật thể, các phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống đã được ngành Văn hóa, chính quyền địa phương cùng người dân phục dựng lại, phát huy trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào.