Những bản làng khang trang, khí hậu trong lành, người dân thân thiện, thiên nhiên hùng vĩ… như lời mời không thể khước từ với du khách trong nước và quốc tế khi đặt chân đến trải nghiệm, khám phá vùng đất lịch sử, văn hóa ở xứ “Mường Trời” - Điện Biên.
Là một tỉnh nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, Kon Tum được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt vời giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Gắn liền với đó là các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số. Tận dụng tiềm năng, lợi thế này, những năm qua, chính quyền địa phương đã chú trọng đầu tư khai thác bản sắc văn hóa để phát triển du lịch, mang lại sức sống mới cho các làng đồng bào DTTS nơi đây…
Hơn 30 năm xa quê lập nghiệp, đồng bào các dân tộc phía Bắc ở Ea Tam, huyện Krông Năng (Đăk Lăk) vẫn gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, tạo nên không gian văn hóa Việt Bắc đặc sắc nơi đại ngàn Tây Nguyên.
Huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) có 32 thành phần dân tộc, với hơn 37 ngàn người DTTS cùng chung sống. Mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa đặc trưng riêng. Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện luôn được chính quyền đặc biệt quan tâm.
Then là một thực hành nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, phản ánh các quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Nghi lễ Then do các thầy Then thực hiện trong các lễ cấp sắc, giải hạn, cầu phúc, tang ma… Hiện nay việc bảo tồn, phát huy giá trị của Then trong đời sống hiện đại đang có nhiều khởi sắc.
Nếu đến Ia Pa, tỉnh Gia Lai vào tầm 5 năm trước, du khách sẽ chỉ được xem đánh chiêng vào những dịp lễ hội hay có sự kiện đặc biệt diễn ra. Nhưng giờ đây, âm thanh của chiêng đang dần vang vọng khắp các buôn, xã trên địa bàn huyện Ia Pa. Hàng nghìn người biết đánh chiêng, hàng trăm bộ cồng chiêng được lưu giữ… Kết quả đó chính là sự nỗ lực bảo tồn, giữ gìn và phát huy văn hóa cồng chiêng của cộng đồng và chính quyền ở Ia Pa.
Dịp cuối năm, chúng tôi ngược ngàn lên với mảnh đất Pa Tần xa xôi của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên để chung vui tết cổ truyền Hoa mào gà (Mền loóng phạt ái) với đồng bào dân tộc Cống. Tết này, với bà con nơi đây thật đủ đầy, ý nghĩa hơn khi mùa màng bội thu, hạ tầng cơ sở được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư, mở ra nhiều cơ hội để người Cống xây dựng cuộc sống ấm no hơn.
Bao đời nay, đồng bào các DTTS miền Tây xứ Nghệ luôn xem cồng chiêng là báu vật, biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Giữ hồn cồng chiêng cũng chính là gìn giữ sợi dây " thanh âm huyền bí" trong các nghi lễ, lễ hội...
Từ bao đời nay, chợ phiên Yên Minh đã gắn bó với đời sống của bà con các dân tộc huyện Yên Minh và vùng cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Chợ phiên không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, nên duyên của rất nhiều đôi bạn trẻ…
Cũng giống như nhiều dân tộc khác, đối với đồng bào Bru Vân Kiều ở vùng cao Quảng Trị, bếp lửa có vai trò, vị trí quan trọng trong cuộc sống tự ngàn đời nay. Bếp lửa vừa là nơi đun nấu, bảo quản lương thực vừa là nơi thờ thần bếp nhằm xua đuổi tà ma, đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, ấm no đủ đầy. Bởi vậy, họ luôn hướng về ngọn lửa như hướng về một thế giới huyền bí giữa đại ngàn với tất cả niềm tôn kính.
Nhờ sự thúc đẩy, đầu tư, nhằm tôn tạo và bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS Tây Nguyên của các cấp chính quyền, cùng với những người con yêu văn hóa của bản làng, mà mô hình làng du lịch cộng đồng ở làng Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa, TP. Kon Tum (Kon Tum) và làng Kon Pring, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum) ngày càng phát triển.
Tuyên Quang gồm 22 dân tộc anh em cùng chung sống với nhiều bản sắc văn hóa phong phú. Xác định việc giữ gìn và phát triển văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, tỉnh đã có những cơ chế, chính sách giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập.
Những năm gần đây, các làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận gặp rất nhiều khó khăn, đứng trước nguy cơ mai một. Để các làng nghề vượt qua khó khăn, tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều giải pháp hỗ trợ.
Nằm sát Cột cờ Lũng Cú, nơi địa đầu Tổ quốc, thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn (Hà Giang) là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Lô Lô. Với bản sắc văn hóa đặc trưng từ ẩm thực, trang phục, nhà ở… thôn Lô Lô Chải là điểm đến yêu thích của đông đảo du khách trong và ngoài nước. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa đã mang lại sức sống mới cho người dân nơi đây.
Những năm qua, du lịch huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) đã và đang thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước. Với nhiều cảnh đẹp về thiên nhiên cùng bản sắc văn hóa dân tộc đậm đà, đã tạo nên những lợi thế để huyện Lâm Bình phát triển kinh tế từ khai thác du lịch.
Với sự hỗ trợ từ các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, nhiều thôn, bản, xã vùng cao của tỉnh Phú Thọ đang từng bước đổi thay, hạ tầng nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện. Nhiều địa phương trở thành những điểm sáng trong công tác xóa đói, giảm nghèo, từng bước cán đích nông thôn mới.
Từ việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện đồng bộ các chương trình, chính sách ưu tiên của Trung ương, của tỉnh cho vùng đồng bào DTTS, huyện biên giới Tây Giang (Quảng Nam) từng bước làm tốt công tác giảm nghèo, nhất là nâng cao nhận thức của đồng bào Cơ-tu về nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Yên Bái là tỉnh miền núi có đông đồng bào DTTS sinh sống. Trước kia, phương thức canh tác tự cung, tự cấp đã ăn sâu bám rễ đối với đồng bào nơi đây. Từ khi các cấp chính quyền nỗ lực tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ cách làm phù hợp với tình hình mới, đời sống của người dân đã đổi thay tích cực.
Thời gian qua, để giảm nghèo vùng DTTS và miền núi, một hệ thống chính sách đã được ban hành, nguồn lực bố trí thực hiện cũng không hề nhỏ. Nhưng do hầu hết các chính sách mới chỉ tiếp cận ở góc độ hỗ trợ nên kết quả giảm nghèo còn thiếu bền vững. Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội được Chính phủ giao Ủy ban Dân tộc xây dựng, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 sắp tới thay đổi cách tiếp cận chính sách, từ hỗ trợ sang đầu tư phát triển, đem lại nhiều kỳ vọng mới trong công tác giảm nghèo bền vững vùng DTTS và miền núi.
Hỏi: Tôi là doanh nhân người DTTS, có uy tín, có điều kiện kinh tế, thường làm từ thiện và giúp đỡ đồng bào DTTS nghèo ở địa phương. Xin hỏi trường hợp của tôi có thuộc đối tượng được xem xét, bình chọn làm Người có uy tín không? Để được lựa chọn là Người có uy tín, cần phải đáp ứng những tiêu chí nào?