Từ cây ớt trái nhỏ mọc dại trong rừng, người Cơ Tu ở vùng cao Quảng Nam đã đưa về trồng trên diện tích lớn, cho hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, ớt A Riêu không chỉ là cây giảm nghèo cho nhiều hộ dân đồng bào, mà trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài tỉnh.
Những nghệ nhân "nhí" người Ba Na ở làng Tnung - Măng (xã Ya Ma, huyện Kông Chro, Gia Lai) với lối chơi chiêng sáng tạo, trong sáng, tươi vui đã mang lại luồng sinh khí mới mẻ, tràn đầy hứng khởi cho cồng chiêng Tây Nguyên. Đây cũng là minh chứng cho lòng tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc của những chủ nhân di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” mang tính kế thừa mạnh mẽ và sáng tạo của đồng bào Ba Na ở Kông Chro.
Bên cạnh việc hỗ trợ, giúp đỡ địa phương xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Hợp, Bộ đội Biên phòng Nghệ An còn đặc biệt chú trọng việc giúp Nhân dân khu vực biên giới phát triển kinh tế. Trong đó, Đồn đã phát triển cây bo bo trở thành một mô hình cây trồng nhiều tiềm năng, giúp đồng bào có thu nhập ổn định.
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, mưa lũ, thiên tai đã gây nhiều thiệt hại về tài sản. Cùng với đó, nhiều địa bàn xuất hiện nguy cơ sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản của người dân. Để chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra,; cấp ủy, chính quyền địa phương đã và đang khẩn trương rà soát, di dời người dân đến nơi ở an toàn.
Diện mạo các thôn, làng ở huyện biên giới Ngọc Hồi (Kon Tum) đang từng ngày khởi sắc, đời sống đồng bào DTTS ngày một ấm no, sung túc hơn. Kết quả đó là sự quan tâm của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và các chính sách dân tộc.
Tính đến ngày 31/8, bệnh lở mồm long móng đã xảy ra tại 8 xã, thị trấn của 3 huyện Hướng Hóa, Đakrông và Vĩnh Linh (Quảng Trị). Tổng số trâu, bò mắc bệnh 462 con; trong đó chết 13 con... Đáng chú ý, số bò xuất hiện lở mồm long móng đầu tiên, là số bò được cấp từ thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Triển khai thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) đã tích cực xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, góp phần tác động tích cực môi trường sống trên địa bàn huyện.
Vừa qua, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh Quảng Bình và Hội LHPN huyện Minh Hóa tổ chức truyền thông nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực gia đình cho gần 400 già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong cộng đồng vùng DTTS trên địa bàn hai xã Dân Hóa và Trọng Hóa.
Liên quan đến vụ việc xã hỗ trợ bò sinh sản nhưng dân nhận... bê tại xã Ngọk Wang mà Báo Dân tộc và Phát triển đã có loạt bài phản ánh, Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) vừa ký Quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Ngô Tấn Khoa - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ngọk Wang.
Để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến người dân vùng DTTS đạt hiệu quả, những năm qua, huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã nỗ lực đổi mới nội dung và hình thức phù hợp với từng đối tượng, thôn làng. Qua đó, từng bước tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật của đồng bào DTTS trên địa bàn.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từng bước thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi trên địa bàn huyện.
Nằm ở độ cao gần 700m so với mực nước biển, cách trung tâm huyện Ba Tơ khoảng 10km, thảo nguyên Bùi Hui như nàng công chúa xinh đẹp đang cựa mình thức giấc với đồng cỏ xanh mướt, không khí mát lành, những đồi sim tím thẫm dưới ánh hoàng hôn và con người thân thiện. Nơi đây đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách...
Nhằm phát huy vai trò chủ thể của người dân vùng DTTS miền núi Thanh Hóa trong giảm nghèo, nhiều địa phương không chỉ triển khai hiệu quả công tác dân tộc, các chính sách dân tộc, nhất là về hỗ trợ vốn và sinh kế cho người dân; mà còn tích cực vận động, tuyên truyền người dân xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, khơi dậy tinh thần tự lực, tự chủ vươn lên thoát nghèo.
Theo Kế hoạch, từ ngày 01/7/2024 đến ngày 15/8/2024, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai tiến hành ra quân Điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS. Để triến khai có hiệu quả, bên cạnh việc phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan, huyện Bát Xát đã phát huy vai trò của đội ngũ Người có uy tín, qua đó góp phần hoàn thành cuộc điều tra đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ đề ra.
HĐND tỉnh Quảng Nam vừa thống nhất điều chỉnh kinh phí sự nghiệp thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024, bao gồm kinh phí năm 2022 và năm 2023 chuyển sang. Việc điều chỉnh này được chuyển từ các dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ, không đủ điều kiện giải ngân hay tỷ lệ giải ngân thấp để bổ sung dự toán cho các dự án khác trong cùng một Chương trình.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2024, tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực triển khai nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế, qua đó giúp người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi thoát nghèo hiệu quả.
Sự khéo léo, tỉ mỉ và vai trò quan trọng của người phụ nữ Dao Tiền trong việc bảo tồn và truyền dạy những tập tục tốt đẹp của dân tộc mình, góp phần tạo nên nét đặc sắc, đa dạng của 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn, phụ nữ Dao Tiền đã dần từng bước tìm được hướng phát triển sinh kế dựa vào phát triển Homestay và tạo cơ hội trải nghiệm kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong cho du khách khi dừng chân tại xóm Hoài Khai, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Lên với vùng biên giới xa xôi của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, ta thấy những những người phụ nữ Hà Nhì Hoa trong trang phục sặc sỡ như những bông hoa rừng. Khác với sự đơn giản, nhã nhặn của trang phục người Hà Nhì Đen, trang phục truyền thống của người Hà Nhì Hoa cầu kỳ, sặc sỡ mang đậm bản sắc của người DTTS nơi thượng nguồn sông Đà. Đến nay những bộ trang phụ truyền thống này đã được những người phụ nữ Hà Nhì thêu, may sẵn, tạo thành sản phẩm hàng hóa cung cấp cho những người bận rộn, đây là cách làm mới giúp đồng bào gìn giữ văn hóa truyền thống và gia tăng thu nhập.
Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tổ chức ngày 14/8. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.