Cuộc Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024 (cuộc điều tra) với mục đích thu thập thông tin về dân số, điều kiện nhà ở của hộ DTTS và các điều kiện kinh tế - xã hội nhằm phản ánh thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS. Để bảo đảm tính bao phủ, kịp thời, chính xác, việc đồng bào các DTTS chủ động, tích cực phối hợp cung cấp thông tin cho các Điều tra viên có ý nghĩa quyết định.
Triển khai thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức thực hiện hiệu quả nhiều hoạt động để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Khmer.
Triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã và đang đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát. Việc kiểm tra, giám sát góp phần quan trọng trong việc đánh giá, phát huy những kết quả tích cực, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả các dự án, nội dung Chương trình.
Đó là ý kiến được nhiều Đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên thảo luận về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG DTTS) tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Sáng 17/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận ở hội trường về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG DTTS).
Bằng uy tín và trách nhiệm của mình, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La luôn tiên phong nêu gương sáng, tích cực đi đầu trong tuyên truyền, vận động nhân dân ở địa phương thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhiều tấm gương Người có uy tín đã tích cực thi đua lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Được tiếp cận chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế, năm 2014, gia đình chị Tẩn Tả Mẩy, thôn Kin Chu Phìn 1, xã Nậm Pung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã mạnh dạn đầu tư phát triển cây lê VH6 trên diện tích đất của gia đình. Sau gần 10 năm chăm sóc, giờ đây với 1 ha lê đang cho thu hoạch mang lại thu nhập cho gia đình chị hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Năm 2023, gia đình chị Mẩy tiếp tục trồng thêm gần 1 ha lê với hy vọng sẽ đưa kinh tế của gia đình ngày càng phát triển.
Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào Khmer. Đặc biệt, việc thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ nguồn lực quan trọng cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào gắn với phát triển du lịch.
Những năm gần đây, triển khai Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719, tỉnh Điện Biên đã thực hiện hiệu quả việc bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống được cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai quyết liệt cùng sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Đây là một trong những nội dung quan trong được Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) trong phiên chất vấn về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Cần có chính sách gì để phát huy được nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS? Đó là câu hỏi của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) gửi tới Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Chiều 5/6, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, cùng với Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã đăng đàn trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội về việc phát triển lĩnh vực văn hóa, phát triển du lịch có liên quan đến chính sách dân tộc và công tác dân tộc.
Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực công thương, trong đó có nội dung về việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, nhất là trong phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch", Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổ chức lớp truyền dạy hát Páo dung và múa chuông của người Dao Tiền đang sinh sống tại 2 xã Xuân Sơn và Đồng Sơn, huyện Tân Sơn.
Ngày 4/6, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường. Trong đó, một số đại biểu quan tâm đến an ninh nguồn nước nói chung, ở vùng đồng bào DTTS, miền núi nói riêng.
Từ nguồn lực hỗ trợ các Chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều địa phương vùng cao ở Lào Cai đã mạnh dạn đưa vào phát triển các giống cây trồng, vật nuôi hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình này đã và đang phát huy hiệu quả, không chỉ giải quyết bài toán sinh kế cho đồng bào DTTS, mà còn tạo ra những sản phẩm đặc trưng, trở thành thế mạnh của vùng.
Sáng ngày 03/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.
Đồng bào dân tộc Khmer sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ, trong đó đông nhất ở tỉnh Sóc Trăng. Dân tộc Khmer có truyền thống văn hóa lâu đời, đặc sắc, phong phú, thể hiện trong nghệ thuật ca múa nhạc, văn học, lễ hội, tôn giáo, nghệ thuật kiến trúc chùa, trang phục truyền thống…
Trong phiên thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024 tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bày tỏ quan tâm đến vấn đề liên quan đến bình đẳng giới, đặc biệt là tại vùng DTTS và miền núi.
Trong phiên thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024 tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã đưa ra các ý kiến xoay quanh nhiều vấn đề còn tồn tại ở vùng đồng bào DTTS, nông thôn.