Phóng sự -
Phạm Việt Thắng -
12:19, 08/02/2022 “Bố tôi nói, rừng trước đây là do trời trồng, nhưng con người đã khai thác hết rồi. Để con cháu sau này biết cây pơ mu của quê hương mình thì cha con ta phải cùng nhau trồng lại rừng thôi”. Ông Vừ Rả Tênh, Bí thư Đảng uỷ xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), mở đầu câu chuyện trồng rừng của 7 cha con ông như thế.
Phóng sự -
Việt Thắng - Khánh Yên -
15:15, 10/01/2022 Lương đã ít, lại còn bị chậm, trong lúc công việc thì vô cùng khó nhọc và đầy áp lực… đó là tình cảnh của hàng trăm nhân viên bảo vệ rừng ở Nghệ An.
Xã hội -
Thiên An -
17:46, 27/12/2021 “Nếu ai lên rừng lấy gỗ, lấy củi sẽ bị đuổi ra khỏi hội hiếu”. Từ nhiều đời nay, đồng bào dân tộc Tày thôn Đông Đằng, xã Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) chỉ bảo vệ rừng với một dòng ghi ngắn ngủi như vậy trong hương ước của thôn, nhưng lại có sức nặng răn đe như một quả núi, không ai dám vi phạm.
Với người Cơ Tu trên đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, rừng như người mẹ hiền, người cha hùng dũng kiên cường chở che, nuôi dưỡng họ trường tồn cùng thời gian.
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho người dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu được triển khai những năm qua đã mang lại hiệu quả tích cực về kinh tế-xã hội, môi trường. Đặc biệt là nâng cao nhận thức, tạo sinh kế ổn định, lâu dài cho người dân, góp phần bảo vệ và tăng tỷ lệ che phủ rừng.
Thời gian gần đây, tại xã Suối Tân, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) tình trạng phá rừng và hành hung lực lượng bảo vệ rừng diễn ra thường xuyên. Việc này không những gây hoang mang cho những người bảo vệ rừng, mà còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, khiến người dân lo lắng.
Xã hội -
Lê Thuận - Thanh Trúc -
11:22, 23/09/2021 Điểu Long, dân tộc Xtiêng- người từng nổi tiếng với việc tàn phá những cánh rừng ở Bù Gia Mập (Bình Phước), nay đã "gác kiếm", hoàn lương. Trước đây, Điểu Long phá rừng để lo cái ăn, cái mặc, kiếm sống qua ngày. Nay anh “trả nợ” cho rừng bằng cách tham gia chăm sóc, bảo vệ để hơn 25.600 ha rừng không bị tàn phá.
Theo báo cáo của UBND huyện Ea Kar, trong 9 tháng năm 2021, các ngành, địa phương, đơn vị quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện đã tổ chức 72 đợt tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp.
“Đóng cửa rừng” là một chủ trương lớn, đúng đắn của Nhà nước. Tuy nhiên, để chính sách này phát huy hiệu quả, Nhà nước không thể tự mình làm hết mọi việc mà cần có sự chung tay góp sức của người dân. Vì vậy, thời gian qua tại Yên Bái, cùng với biện pháp “đóng cửa rừng”, chính quyền đã giao “chìa khóa” bảo vệ rừng cho người dân thông qua chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Từ chỗ trồng rừng giảm nghèo, Quảng Trị đã chuyển sang phát triển rừng bền vững theo tiêu chí FSC. Chỉ trong thời gian ngắn, nơi đây đã có hàng chục ngàn ha rừng được cấp chứng chỉ, trở thành một trong những “đầu tàu” cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ keo lớn của cả nước. Giấc mơ về ngành công nghiệp chủ lực - chế biến gỗ, đang hiển hiện.
Mùa Hè đến, những đợt nắng nóng kéo dài trên diện rộng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy rừng ở mức độ cao. Để phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời “giặc lửa” có thể thiêu trụi những cánh rừng, lực lượng Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh đang cùng các cơ quan chức năng của địa phương tập trung nhân lực, phương tiện, triển khai thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Chiều 28/12, tham luận tại Hội nghị Chính phủ với địa phương, lãnh đạo nhiều tỉnh, thành phố đã đề xuất Chính phủ quan tâm hỗ trợ kinh phí để thực hiện các chính sách bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng; sửa đổi, bổ sung chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp...
Những năm qua, nhờ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) mà 624 hộ với 3.338 nhân khẩu đồng bào dân tộc Cống, Mông, Dao ở xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã có thêm khoản thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống và có sự tác động tích cực đến ý thức bảo vệ rừng của người dân.
Phóng sự -
Vi Trạch Dương -
10:44, 21/02/2020 Anh Vừ Vả Chống (SN 1967) ở bản Huồi Đun, xã Huổi Tụ huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) không chỉ được biết đến là triệu phú trang trại ở vùng cao Huổi Tụ mà còn là người tiên phong đưa cây pơ mu về trồng trên mảnh đất này. Người cựu chiến binh này đã kiên trì lặn lội khắp núi rừng hiểm trở để tìm cây giống pơ mu quý hiếm về trồng. Hiện nay rừng pơ mu của anh được đánh giá là khu rừng vàng có giá trị hàng chục tỷ đồng…
Xã hội -
Thúy Hồng -
15:36, 18/02/2020 Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được thực hiện từ năm 2008 đã mang lại hiệu quả rõ nét. Nguồn dịch vụ này đã giúp các hộ gia đình có điều kiện chăm sóc rừng tốt hơn, góp phần quan trọng nâng cao giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Xã hội -
Trọng bảo -
10:24, 09/12/2019 Huyện Bảo Yên (Lào Cai) là địa phương được cơ quan chức năng đánh giá đã có nhiều giải pháp thiết thực trong quản lý và bảo vệ rừng, trong đó, có việc áp dụng khoa học, công nghệ vào phục vụ bảo vệ rừng, nhờ đó mà tỷ lệ che phủ rừng đạt cao nhất tỉnh Lào Cai, với 57,2%.
Những năm qua, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang (Tuyên Quang) đã làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển.
Xã hội -
Thành Nhân -
20:18, 18/11/2019 Thời gian qua, bên cạnh công tác tuần tra bảo vệ rừng, ngành Lâm nghiệp tỉnh Bình Định đã phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân hiểu việc bảo vệ rừng là bảo vệ sự sống, bảo vệ ngôi nhà của mình. Nhờ đó, những cánh rừng ở Bình Định vẫn giữ được màu xanh ngút ngàn.
Xã hội -
LÊ PHƯƠNG -
14:58, 30/09/2019 Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Phú Yên tình trạng cháy rừng, nạn phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp và mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép… diễn ra khá phổ biến. Trước thực tế này, mới đây, HĐND tỉnh đã triển khai giám sát về những vấn đề này và yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan tăng cường công tác quản lý, đồng thời xử lý dứt điểm những tồn tại.
Theo Nghị định 75/2015 NĐ-CP của Chính phủ (NĐ75) về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng, Nhà nước sẽ chi trả tiền hỗ trợ 400.000 đồng/năm/ha cho các hộ dân nhận giao khoán bảo vệ rừng. Thế nhưng thực tế nhiều năm qua, tại tỉnh Thanh Hóa người dân chỉ được nhận từ 150.000-260.000 đồng/ha.