Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Rừng nghiến cổ thụ ở Đông Đằng được bảo vệ như thế nào?

Thiên An - 17:46, 27/12/2021

“Nếu ai lên rừng lấy gỗ, lấy củi sẽ bị đuổi ra khỏi hội hiếu”. Từ nhiều đời nay, đồng bào dân tộc Tày thôn Đông Đằng, xã Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) chỉ bảo vệ rừng với một dòng ghi ngắn ngủi như vậy trong hương ước của thôn, nhưng lại có sức nặng răn đe như một quả núi, không ai dám vi phạm.

Ông Dương Đình Hằng, dân tộc Tày, trước cánh rừng thiêng của thôn Đông Đằng, xã Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Ông Dương Đình Hằng, dân tộc Tày, trước cánh rừng thiêng của thôn Đông Đằng, xã Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Một cánh rừng với hàng nghìn cây gỗ nghiến được ví như kho vàng, đang được người dân thôn Đông Đằng canh giữ. Điều kỳ lạ là “kho vàng” này nằm ngay cạnh đường ô tô chạy rầm rập suốt ngày đêm, nhưng không hề bị mất trộm.

Theo những người cao niên ở thôn Đông Đằng, thì cánh rừng cây nghiến cổ thụ ngay sát làng là một khu rừng thiêng, trong đó có nơi thờ tự của 3 vị thần núi gồm, ông đuôi, ông voi và thần bò bá mò. 3 vị thần này ngự ngay ở khu rừng có những cây nghiến mọc để che chở và bảo vệ cho dân làng.

Dẫn chúng tôi tới khu miếu thờ 3 vị thần rừng, ông Dương Đình Hằng, trước kia là Trưởng thôn Đông Đằng chia sẻ: Bình thường thì người dân chỉ được đi lên tới đây để thắp hương cúng lễ các ngài thôi, nếu không xin phép thì không ai được bước qua ngôi miếu này để vào rừng cả.

Việc thờ các vị thần rừng này có từ bao giờ thì không ai biết. Ông Hằng chỉ biết rằng người làng mình được truyền lại cho như vậy, nên cùng mọi người trong làng bảo ban nhau thờ cúng mà thôi.

Vì dân làng có niềm tin rằng, thờ thần rừng thì sẽ được các ngài phù hộ cho mùa màng tốt tươi, con người khỏe mạnh, sinh con đẻ cái khỏe mạnh, làng bản chung sống với nhau thuận hòa đoàn kết và điều mong ước to lớn nhất là không bị thiên tai dịch họa, như mưa đá, lũ quét, hay các loại bệnh dịch ập xuống dân bản.

Muốn như vậy, thì nơi cánh rừng các ngài ngự phải thật là yên tĩnh. Mọi thứ cỏ cây, chim thú do các ngài cai quản phải được tự do, tự nhiên phát triển. Người dân không được bén mảng tới để kiếm củi, săn thú. Nếu có cây đổ, cây ngã cũng để nguyên trong rừng cho thối mục tự nhiên làm phân chăm các cây con khác, chứ nhất định không được lên lấy đem về nhà mình.

Sơ đồ bảo vệ rừng nghiến nguyên sinh thôn Đông Đằng, xã Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Sơ đồ bảo vệ rừng nghiến nguyên sinh thôn Đông Đằng, xã Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Nhìn những cây nghiến xanh mướt, ngay trước mắt, chỉ vài bước chân là có thể tới, chúng tôi ngỏ ý nhờ ông Hằng dẫn lên với ý định chụp ảnh để minh họa cho bài viết. Nhưng ông Hằng kiên quyết không dẫn lên. Ông Hằng chia sẻ: "Ở thôn có quy định rất nghiêm rồi. Bất cứ người dân nào, trong thôn nếu không được phép của hội đồng bảo vệ rừng cho phép thì cũng không được bước chân vào rừng cấm, kể cả nhà báo cũng thông cảm cho. Thôi mời nhà báo cứ đứng ở dưới mà chụp rừng cây để minh họa".

Khu rừng này có tổng thể 2.019 cây gỗ nghiến có đường kính là 20cm trở lên, nhiều cây có chu vi đến 2 - 3 người ôm. Sở dĩ cây nghiến làm gỗ tốt, luôn được người dân săn đón, vì cây nghiến chỉ sinh trưởng trên núi đá. Cây lớn rất chậm, cho gỗ cứng như đá và không bao giờ bị mối mọt. Gỗ nghiến mà làm cột nhà, đóng đồ gia dụng thì có thể nói độ bền là vĩnh cửu.

Ông Hằng cho biết thêm: hiện nay, việc bảo vệ rừng được quy định rất nhiều điều chặt chẽ ở trong luật. Nhưng một tình trạng chung ở nước ta, là đa số gỗ rừng tự nhiên quý hiếm thuộc nhóm 1 đều bị xâm hại.

Một cán bộ Kiểm lâm ở tỉnh Lạng Sơn đã chua chát thừa nhận với chúng tôi: “Cứ mở đường dân sinh tới đâu, để bà con được đi lại thuận tiện, giao thông ổn định là mất rừng tới đó.  Kiểm lâm không tài nào giữ được rừng, nếu ở đó có gỗ quý".

Theo ông Hằng, thì người dân thôn Đông Đằng ghi trong hương ước của thôn rất đơn giản: “Nếu ai lên rừng lấy gỗ, lấy củi sẽ bị đuổi ra khỏi hội hiếu”. Đuổi ra khỏi hội hiếu nghĩa là nếu gia đình gặp tang gia, thì cả làng không ai tới giúp, đưa tiễn người khuất trong gia đình về với tổ tiên. Rồi ngay cả việc cưới xin, nếu nhà ai bị đuổi ra khỏi hội hiếu thì dân làng cũng tẩy chay không tới mừng, hay làm cỗ giúp. Chính vì vậy, mà bao năm qua, người dân Đông Đằng không có ai vi phạm về việc bảo vệ rừng.

Không chỉ vậy, mà người dân còn có ý thức cao trong công tác bảo vệ rừng. Nếu phát hiện người ở nơi khác xâm phạm tới rừng ở làng mình, thì cả làng bảo nhau cùng đi ngăn chặn. Cách đây mấy năm dân làng đã bắt được một số người trèo núi vào rừng để kiếm ăn, giao cho Kiểm lâm huyện Bắc Sơn xử lý.

Ông Nguyễn Cao Cường, cán bộ Kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn cho biết: "Trước kia mình công tác ở Hạt Kiểm lâm Bắc Sơn, đã hướng dẫn bà con lập hồ sơ bảo vệ rừng nghiến. Khu vực 13ha này là rừng cộng đồng, nên hằng năm bà con được hưởng kinh phí tiền bảo vệ rừng. Đây cũng là khu rừng nghiến tự nhiên hiếm hoi còn sót lại trên xứ Lạng và được cộng đồng dân cư gìn giữ như báu vật.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Thời sự - PV - 26 phút trước
Chiều tối ngày 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đã chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, đơn vị liên quan để rà soát việc triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
Khoán bảo vệ rừng ở Bình Thuận: Vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS

Khoán bảo vệ rừng ở Bình Thuận: Vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 26 phút trước
Từ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bình Thuận đã triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích “kép”, vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS.
Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 20:16, 20/05/2025
Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành Chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.
Yên Bái: Khơi dậy tình yêu sách và văn hóa đọc trong các gia đình DTTS và miền núi

Yên Bái: Khơi dậy tình yêu sách và văn hóa đọc trong các gia đình DTTS và miền núi

Trang địa phương - Minh Nhật - 19:26, 20/05/2025
Ngày 20/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái đã tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc”; cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” tỉnh Yên Bái năm 2025.
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 17:25, 20/05/2025
Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 19/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ bay đại kỳ Tổ quốc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà thờ Hàm Long Hà Nội. Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Tìm trong di sản - Anh Trúc - 16:59, 20/05/2025
Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế vừa tổ chức tiếp nhận hai chiếc áo dài của bà Đức Từ Cung - thân mẫu của vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Các hiện vật được chuyển từ Mỹ về Việt Nam.
Khánh Hòa: Phấn đấu đến năm 2030 có hơn 90% lao động nông thôn qua đào tạo

Khánh Hòa: Phấn đấu đến năm 2030 có hơn 90% lao động nông thôn qua đào tạo

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 16:59, 20/05/2025
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 252-KH/TU ngày 21/01/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa về thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Chủ động chuẩn bị sẵn sàng điều trị ca bệnh Covid-19

Chủ động chuẩn bị sẵn sàng điều trị ca bệnh Covid-19

Sức khỏe - Minh Nhật - 16:55, 20/05/2025
Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chủ động chuẩn bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng, khu vực cách ly, trang thiết bị và vật tư y tế, nhằm bảo đảm việc tiếp nhận, cách ly, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân, cũng như tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Khánh Hòa: Phấn đấu mức giảm tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2025 đạt từ 1 - 1,5%/năm

Khánh Hòa: Phấn đấu mức giảm tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2025 đạt từ 1 - 1,5%/năm

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 16:54, 20/05/2025
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội năm 2025.
Phú Yên: Tiêu hủy 1 tấn thực phẩm chay không có nguồn gốc xuất xứ

Phú Yên: Tiêu hủy 1 tấn thực phẩm chay không có nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 16:53, 20/05/2025
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên vừa phát hiện 1.000kg thực phẩm là chả chay, không có nguồn gốc xuất xứ, đang được vận chuyển trên xe ô tô tải, nên đã tiến hành thu giữ, xử phạt hành chính và tiêu hủy toàn bộ lô hàng.