Với tài nguyên rừng đa dạng và phong phú, trong xu thế hội nhập hiện nay đã và đang đặt ra các yêu cầu và thách thức phát triển công nghệ cao, công nghệ 4.0 trong nghiên cứu đẩy mạnh lĩnh vực lâm nghiệp.
Phát huy đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, lấy dân làm gốc để bảo vệ rừng, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Rẫy (Kon Tum) bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng và nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh.
Những ngày qua, câu chuyện rừng phòng hộ Sóc Sơn bị xẻ thịt gây xôn xao dư luận. Những sai phạm đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra cách đây hơn chục năm nhưng không được xử lý nghiêm minh… Sẽ có không ít bài học rút ra cho công tác quản lý bảo vệ rừng sau vụ việc này. Có điều, rừng đã mất thì khó có thể vãn hồi, còn sợi dây kinh nghiệm thì ngày một dài thêm.
Thông qua việc thực hiện chính sách dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum đã góp phần giúp người dân xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà (Kon Tum) nhận đất nhận rừng; góp phần quản lý bảo vệ rừng giải “bài toán” khó trong việc tạo sinh kế để phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Vườn quốc gia (VQG) Chư Mom Ray là một trong những khu rừng nguyên thủy lớn của Tây Nguyên, nơi nhiều loài động thực vật có tên trong Sách Đỏ sinh sống. Tại VQG Chư Mom Ray còn có đội cứu hộ, chữa trị vết thương, chăm sóc, huấn luyện nhiều loài động vật trước khi thả chúng về tự nhiên.
Từ việc gắn bó giữa quyền lợi và trách nhiệm, người dân nhận khoán quản lý bảo vệ rừng ý thức được việc tăng cường quản lý bảo vệ và không để xảy ra mất rừng. Rừng phòng hộ giao khoán cho dân ở xã Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) ngày càng thêm xanh.
Thời gian gần đây, ở Bình định liên tiếp xảy ra các vụ phá rừng lớn. Nhiều cánh rừng phòng hộ với những cây gỗ lớn, hai ba người ôm bị các đối tượng lâm tặc triệt hạ không thương tiếc. Điều đáng nói là các vụ phá rừng đều diễn ra trong thời gian dài, nhưng các cơ quan chức năng không phât hiện và ngăn chặn kịp thời.
Tại Hội nghị về phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “đặt hàng” ngành lâm nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu đến 2 con số từ năm 2019, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm hàng đầu về sản xuất, xuất khẩu gỗ và lâm sản có thương hiệu, có uy tín của thế giới.
Từ đầu năm đến nay, nhiều nhân viên quản lý-bảo vệ rừng ở tỉnh Khánh Hòa, Bình Định... đồng loạt xin nghỉ việc. Tình trạng này khiến cho các đơn vị thiếu nhân lực trầm trọng, “cuộc chiến” bảo vệ rừng cũng ngày càng cam go hơn.
Những năm qua, tỉnh Điện Biên đã chú trọng công tác bảo vệ và phát triển rừng. Qua đó, góp phần ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu (BĐKH).
Dự án “Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững” được triển khai thí điểm tại xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên (Lai Châu) hơn 1 năm qua nhờ nguồn vốn tài trợ của Nhật Bản. Bước đầu Dự án đã đem lại những hiệu quả trong việc bảo vệ rừng và tạo sinh kế cho người dân nơi đây.
Buôn Đrăng Pôk, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn là buôn duy nhất nằm lọt giữa vùng lõi rừng đặc dụng của Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đăk Lăk).