Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Định: Khi người dân xem “rừng là nhà”

Thành Nhân - 20:18, 18/11/2019

Thời gian qua, bên cạnh công tác tuần tra bảo vệ rừng, ngành Lâm nghiệp tỉnh Bình Định đã phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân hiểu việc bảo vệ rừng là bảo vệ sự sống, bảo vệ ngôi nhà của mình. Nhờ đó, những cánh rừng ở Bình Định vẫn giữ được màu xanh ngút ngàn.

Xem “rừng là nhà” nên người dân đã chủ động đi tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng
Xem “rừng là nhà” nên người dân đã chủ động đi tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng

Với hơn 51.700ha đất có rừng; trong đó có hơn 46.200ha rừng tự nhiên, còn lại là rừng phòng hộ và rừng trồng, huyện Vĩnh Thạnh là địa phương tích cực tuyên truyền bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng (BVR&PCCR). Bên cạnh đó, tỉnh cũng chú trọng thực hiện chính sách giao khoán cho các cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện để quản lý bảo vệ rừng. 

Ông Đinh Văn Nhơn, người dân thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, chia sẻ: “Làng chúng tôi thành lập Ban quản lý cộng đồng bảo vệ rừng và lập các chốt chặn, cử người luân phiên canh gác, tuần tra bảo vệ rừng, tuyên truyền để bà con chung tay bảo vệ rừng. Khi bà con vào rừng, lên nương rẫy, phát hiện các hành vi xâm hại rừng hoặc cháy rừng đều chủ động, kịp thời báo cáo cho lực lượng chức năng để xử lý”.

Là huyện miền núi giàu tài nguyên rừng, với diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng gần 76.000ha, diện tích quy hoạch lâm nghiệp hơn 70.000ha, địa hình lại phức tạp, đời sống Nhân dân khó khăn, chủ yếu dựa vào rừng, nên tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, khai thác lâm sản trái phép ở huyện Vân Canh dễ xảy ra. Vì thế, Hạt Kiểm lâm huyện luôn xem trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân; phối hợp với chính quyền các xã đến từng thôn, làng, tổ chức cho người dân sống gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng.

Trong công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn có sự phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa lực lượng Kiểm lâm và các chủ rừng, các hội, đoàn thể. Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vân Canh, chia sẻ: Với điều kiện về nhân lực, phương tiện, công cụ hỗ trợ còn nhiều khó khăn như hiện nay, vấn đề quan trọng nhất trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại các địa phương ở Vân Canh, là duy trì tốt mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm, chủ rừng, UBND cấp xã, thị trấn. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức và ký cam kết bảo vệ rừng… Từ đó, nhận thức của người dân được nâng lên, hạn chế tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy, thay vào đó bà con phát triển kinh tế từ việc trồng rừng, nhận khoán bảo vệ rừng để có thu nhập.

Mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác BVR&PCCR, nhưng do đồng bào nhận thức pháp luật còn hạn chế, đời sống còn nhiều khó khăn, nên vẫn còn tình trạng người dân lén lút vào rừng khai thác gỗ trái phép để làm nhà, phá rừng làm nương rẫy…

Về vấn đề này, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm Bình Định Huỳnh Ngọc Bảo cho biết: Thời gian tới, Chi cục tăng cường phối hợp với chính quyền các địa phương, đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi với cuộc sống của bà con để chuyển tải thông điệp về công tác BVR&PCCR, qua các buổi sinh hoạt thôn, làng, giao lưu văn nghệ nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ cho người dân miền núi tuân thủ pháp luật về BVR&PCCR. Đồng thời, tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng, nhất là thời điểm giáp Tết Nguyên đán sắp tới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 4 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 4 giờ trước
Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 5 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 5 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 5 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 5 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 5 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.