Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người M’nông giữ rừng

PV - 11:03, 06/08/2019

Với quan niệm “vạn vật hữu linh”, mỗi con sông, con suối, ngọn núi đều có một vị thần trú ngụ, cai quản nên đồng bào M’nông luôn cố gắng gìn giữ và đề ra những quy định riêng trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

Đăk Nông là vùng đất giao thoa, hội tụ những giá trị văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên. Theo thống kê, toàn tỉnh có khoảng 500 nghìn nhân khẩu, trong đó đồng bào các DTTS chiếm tỷ lệ 34,5%. Riêng đồng bào dân tộc M’nông có số dân sinh sống đông nhất ở vùng đất này từ lâu đời.

Bà H’ DJRân Knul, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đăk Nông, là người con của dân tộc M’nông đã kinh qua nhiều vị trí công tác ở các cơ quan hành chính cấp tỉnh. Theo bà H’ DJRân, đồng bào M’nông ở Tây Nguyên nói chung, ở Đăk Nông nói riêng có đời sống văn hóa rất phong phú và đa dạng. Đặc biệt, những tín ngưỡng tâm linh của đồng bào M’nông dù “bất thành văn” nhưng lại có sức mạnh to lớn trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, trở thành những quy ước để ràng buộc hành vi của mỗi thành viên trong cộng đồng.

Trách nhiệm giữ gìn nguồn nước sạch đã ăn sâu trong tâm thức đồng bào M’nông. (Ảnh minh họa) Trách nhiệm giữ gìn nguồn nước sạch đã ăn sâu trong tâm thức đồng bào M’nông. (Ảnh minh họa)

Lấy tín ngưỡng “vạn vật hữu linh” làm ví dụ, bà H’ DJRân cho biết, từ bao đời nay, đồng bào M’nông đều có những quy ước để bảo vệ rừng rất chặt chẽ. Việc khai phá rừng lập làng hay làm nương rẫy đều do già làng, Người có uy tín đảm nhiệm. Rừng đầu nguồn, rừng nguyên sinh, rừng gỗ quý là rừng không được phép khai phá, nếu xâm phạm sẽ bị thần linh quở phạt, gây lũ lụt hoặc hạn hán.

“Nếu bà con muốn phát dọn một mảnh đất làm rẫy, sau khi xin ý kiến của già làng, gia đình phải làm lễ để xin thần rừng. Diện tích đất rẫy sau thời gian canh tác đã bạc màu thì sẽ được người dân làm thủ tục để xin chuyển đến mảnh đất khác phát dọn, canh tác. Sau tối thiểu 5 năm, người dân mới được quay trở lại mảnh đất cũ để sản xuất tiếp”, bà H’ DJRân cho biết.

Đặc biệt, theo bà H’ DJRân, khi đốt rẫy, đồng bào luôn có ý thức bảo vệ khu rừng xung quanh bằng cách dọn sạch những cành củi khô, cỏ úa, tạo nên khoảng trống giữa rẫy của mình với các khu vực khác. Dù thời gian phát dọn sẽ lâu hơn, nhưng đồng bào vẫn phải thực hiện để tránh không để lửa đốt rẫy lan rộng, gây nên cháy rừng; nếu để xảy ra cháy rừng sẽ bị thần linh trừng phạt, cộng đồng xét xử.

Tương tự, việc bảo vệ nguồn nước cũng được người M’nông đặc biệt chú trọng. Đồng bào cho rằng, mỗi dòng sông, con suối đều có một vị thần cai quản, nếu bị uế tạp, mất vệ sinh sẽ làm thần linh nổi giận và gây ra dịch bệnh để trừng phạt dân làng. Hơn nữa, sông, suối là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho cộng đồng nên đồng bào thường xuyên tổ chức dọn vệ sinh, gìn giữ cho dòng sông, con suối luôn sạch sẽ, trong lành.

Bà H’ DJRân cho biết, trước đây, khi chưa có những công trình nước tự chảy về đến tận nhà như bây giờ, phụ nữ M’nông thường gội đầu ở các con suối, việc tắm rửa thì phải xách nước về nhà. Ngay cả khi gội đầu, để không một sợi tóc rụng nào lẫn vào dòng nước, người phụ nữ phải cắm một cành cây nhỏ bên cạnh, có sợi tóc rụng nào thì giữ lại, quấn vào cành cây, sau đó tìm một vị trí thích hợp để lấp xuống. Bây giờ, dù không trực tiếp sử dụng nguồn nước từ các con suối như trước, nhưng những Quy ước này vẫn được đồng bào thực hiện nghiêm túc để giữ nguồn nước luôn sạch sẽ, tinh khiết”, bà H’ DJRân cho biết.

Cùng với sự phát triển đi lên của đời sống kinh tế, những nếp sinh họat cũ của đồng bào M’nông đã dần thay đổi. Nhưng ý thức bảo vệ môi trường của đồng bào M’nông ở tỉnh Đăk Nông vẫn duy trì, một số nghi lễ liên quan đến việc bảo vệ môi trường vẫn được thực hiện, như: Lễ cúng bến nước, Lễ cúng thần rừng… Qua đó, thế hệ trước truyền lại các luật tục và răn dạy thế hệ trẻ gìn giữ môi trường trong sạch, lành mạnh hơn.

TÙNG NGUYÊN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 1 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định 835/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Văn hóa dân tộc - PV - 2 giờ trước
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Thời sự - PV - 2 giờ trước
21 giờ tối 1/4 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc” sẽ khởi động với khai mạc diễn ra vào 20 giờ ngày 26/4 tại Quảng trường Vạn Xuân, thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

Kinh tế - PV - 3 giờ trước
Không chỉ sở hữu mức giá hợp lý, VinFast Green còn giúp người mua tự tin “càng đi càng lãi” bởi khả năng tiết kiệm và chính sách sạc miễn phí tới giữa năm 2027. Cùng đó, mạng lưới trạm sạc V-Green phủ khắp toàn quốc giúp các bác tài chạy dịch vụ bằng xe điện chẳng cần lo lắng trên mọi cung đường.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Thời sự - PV - 22:44, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.