Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đưa Việt Nam trở thành trung tâm hàng đầu về sản xuất, xuất khẩu gỗ và lâm sản

PV - 15:30, 09/08/2018

Tại Hội nghị về phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “đặt hàng” ngành lâm nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu đến 2 con số từ năm 2019, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm hàng đầu về sản xuất, xuất khẩu gỗ và lâm sản có thương hiệu, có uy tín của thế giới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Nhấn mạnh đất nước ta “tam sơn tứ hải nhất phần điền” (đồi núi chiếm ¾ diện tích), Thủ tướng cho rằng: Hội nghị là dịp để kiểm điểm xem việc ứng xử, sử dụng tiềm năng này ở mức độ nào và cần làm gì để phát huy tiềm năng của đất nước. Đây là hội nghị quy mô lớn đầu tiên về ngành gỗ được tổ chức, từ đó, thấy rõ kết quả đạt được, các tồn tại, bất cập và những vấn đề đặt ra.

Theo Thủ tướng, ngành nông nghiệp đóng góp gần 16% vào GDP thì xuất khẩu gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ chiếm đến 21% tổng giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp, đạt gần 8 tỷ USD trong năm qua.

Mức độ tăng trưởng bình quân của ngành gỗ qua 18 năm qua đạt 15% mỗi năm, cao hơn 5 lần so với tăng trưởng ngành nông nghiệp. Đặc biệt, chúng ta có trên 4.500 doanh nghiệp với hơn 350.000 lao động trong toàn ngành, tạo ra giá trị bình quân trên 23.000 USD/lao động.

Theo dự báo, năm 2019 và những năm tiếp theo, ngành gỗ tiếp tục tăng trưởng nhanh.

Thủ tướng “đặt hàng” cao hơn

Cho rằng kết quả vừa qua là tốt, Thủ tướng cũng nêu rõ, cần khắc phục một số tồn tại, bất cập khi mà dư địa phát triển ngành gỗ còn rất lớn.

Đơn cử như việc bảo đảm nguồn nguyên liệu có chất lượng và hợp pháp còn hạn chế. Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán. Phần lớn gỗ đường kính nhỏ, non, chất lượng không đồng đều. Cam kết giữa doanh nghiệp và người dân còn lỏng lẻo, hiệu quả thực thi chưa cao. Thủ tướng cho biết, ông vừa ký một quyết định xuất cho tỉnh Thanh Hóa trên 50.000 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc, hộ nghèo tự nguyện nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa tự túc được lương thực. “Chúng ta phải trồng rừng tốt hơn với chính sách tốt hơn, trong đó có vai trò của Nhà nước và doanh nghiệp chế biến gỗ”.

Bên cạnh đó, công nghệ trồng rừng, chế biến và quản trị doanh nghiệp còn hạn chế. Sản phẩm còn mang tính thủ công, năng suất thấp. Đặc biệt việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm còn yếu. Chưa có nhiều thương hiệu gỗ, lâm sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

Thủ tướng cùng các đại biểu thăm triển lãm nội thất gỗ trong khuôn khổ hội nghị, Ảnh: VGP/Quang Hiếu Thủ tướng cùng các đại biểu thăm triển lãm nội thất gỗ trong khuôn khổ hội nghị, Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Chúng ta còn nhiều trăn trở khi nhiều mặt hàng hoàn toàn có thể sản xuất được, bảo đảm chất lượng mà vẫn phải nhập khẩu do không có thương hiệu để cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước, Thủ tướng bày tỏ.

Nhấn mạnh bất cập về thực thi pháp luật về lâm sản, Thủ tướng tái khẳng định chủ trương: Kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên, không phá rừng làm cây công nghiệp.

Từ các kết quả ban đầu đạt được của ngành gỗ, Thủ tướng đưa ra quan điểm, mục tiêu phát triển thời gian tới là phát triển bền vững, hiệu quả, hiện đại, hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế, khu vực. Sử dụng nguyên liệu hợp pháp, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực tốt, phát triển hệ thống công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ logistics tốt hơn nữa trong phát triển ngành gỗ.

Thủ tướng cho rằng, ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu Việt Nam phải trở thành một ngành mũi nhọn trong sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam. Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm hàng đầu về sản xuất, xuất khẩu gỗ và lâm sản có thương hiệu, có uy tín của thế giới.

Thủ tướng nêu rõ các mục tiêu cụ thể, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đạt 9 tỷ USD, năm 2019 đạt 10-11 tỷ USD, năm 2020 đạt 12-13 tỷ USD và năm 2025 đạt 18-20 tỷ USD. Tức là, con số mà Thủ tướng đưa ra cao hơn con số mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đưa ra, để sự đóng góp của ngành gỗ cao hơn, nhiều hơn. Và những con số này không phải viển vông mà theo Thủ tướng, “tôi đã nghe ý kiến của các doanh nhân, các hiệp hội, các địa phương, đều có nguyện vọng phát triển như thế”.

Kiên quyết không sử dụng gỗ rừng tự nhiên

Để thực hiện mục tiêu trên, Thủ tướng gợi ý một số giải pháp, đầu tiên, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp phải tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Luật Lâm nghiệp năm 2017, trong đó điểm mới quan trọng là coi lâm nghiệp là ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm từ quản lý, bảo vệ, phát triển đến sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản.

Các bộ, ngành, nhất là Bộ NN&PTNT cần rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan, cũng như cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư tốt hơn nữa cho ngành chế biến gỗ và lâm sản phát triển.

Đồng thời, khuyến khích đầu tư vào trồng rừng nguyên liệu, đổi mới khoa học công nghệ trong trồng rừng, chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu.

Nhấn mạnh việc đưa tư duy sáng tạo vào sản phẩm để tăng giá trị gia tăng, Thủ tướng chia sẻ câu thơ mà ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA) vừa gửi cho Thủ tướng: “Làm nghề mộc phải có hồn thi sĩ, tìm ý thơ trên mặt gỗ vô tình”. “Gỗ thì vô tình nhưng nghệ nhân, thiết kế phải làm sản phẩm hấp dẫn hơn, thu hút hơn, từ đó giá trị gia tăng cao hơn”.

Đi liền đó là đẩy mạnh trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, từ tạo giống, trồng, chăm sóc rừng, đến công nghệ chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng.

Thủ tướng khuyến khích và đề nghị các doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành chế biến gỗ và lâm sản, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Làm tốt công tác phát triển thị trường trong và ngoài nước. Nghiên cứu sự phát triển của ngành bất động sản toàn cầu và các hiệp định thương mại tự do… là cơ hội tốt để ngành gỗ Việt Nam xâm nhập thị trường thế giới.

Tập trung làm tốt tuyên truyền, quảng bá, vận động người dân, doanh nghiệp thay đổi nhận thức về sử dụng gỗ hợp pháp, thay đổi tập quán sử dụng gỗ rừng tự nhiên sang rừng trồng. Kiên quyết không sử dụng gỗ bất hợp pháp.

Cho rằng vai trò của hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp rất lớn, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp tôn trọng luật pháp quốc tế, sử dụng nguyên liệu hợp pháp, nghiên cứu thị trường quốc tế, phòng tránh tranh chấp có thể xảy ra.

"Có một vấn đề chúng ta rất quan tâm là thương hiệu. Những mục tiêu trên sẽ không đạt được nếu không có thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào, hạn chế sử dụng gỗ rừng tự nhiên nhập khẩu.

Thủ tướng cho biết, sau hội nghị hôm nay, sẽ ban hành Chỉ thị để tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu phát triển nhanh, bền vững./.

THEO CHÍNH PHỦ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 21:00, 17/05/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 17:23, 17/05/2025
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 16:40, 17/05/2025
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 16:16, 17/05/2025
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 16:04, 17/05/2025
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 15:33, 17/05/2025
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 15:31, 17/05/2025
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 13:34, 17/05/2025
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 13:30, 17/05/2025
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 13:27, 17/05/2025
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.