Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Nỗi niềm của nhân viên bảo vệ rừng

Việt Thắng - Khánh Yên - 15:15, 10/01/2022

Lương đã ít, lại còn bị chậm, trong lúc công việc thì vô cùng khó nhọc và đầy áp lực… đó là tình cảnh của hàng trăm nhân viên bảo vệ rừng ở Nghệ An.

Nỗi vất vả đi tuần của nhân viên bảo vệ rừng
Nỗi vất vả đi tuần của nhân viên bảo vệ rừng

Lương thấp

Phải vất vả lắm chúng tôi mới đến được Trạm bảo vệ rừng phòng hộ Vều, thuộc xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An). Nói là trạm, nhưng thực ra chỉ là một cái nhà tạm bợ, lợp tôn thấp lè tè, mùa hè thì nóng, mùa đông lại lạnh. Ông Nguyễn Trường Giang, Trạm trưởng nói như mếu: “Từ đây vào đến cửa rừng còn phải mất chừng một giờ đồng hồ nữa, đường lại rất khó đi. Lẽ ra, Trạm được dựng ở cửa rừng, nhưng vì không thể có một chỗ nào cho thích hợp, nên anh em đành phải lập trạm ở địa điểm này”.

Trạm chỉ có 4 nhân viên bảo vệ, nhưng lại phải quản lý hơn 4.000 ha rừng với địa bàn hết sức hiểm trở, trải dài từ xã Phúc Sơn đến tận biên giới Việt - Lào. Khu vực này còn nhiều gỗ quý, nên lâm tặc thường xuyên rình mò. Vì thế mà các anh cứ phân công nhau 2 người 1 ca đi tuần. Mỗi tháng, tính ra phải có đến 20 ngày các anh chịu cảnh ăn mì gói, ngủ võng trong rừng.

“Địa bàn ở đây rất hiểm trở, dốc dựng đứng rất khó khăn cho công tác tuần tra. Nhưng khổ hơn, là nạn ruồi vàng và sên vắt, ai cũng sưng hết cả chân”, Trạm trưởng Giang chia sẻ.

Cũng theo ông Giang, năm 2005, tốt nghiệp Trung cấp Lâm nghiệp, ông về công tác tại Ban Quản lý rừng phòng hộ ở huyện Thanh Chương, sau đó được điều lên Anh Sơn. Đã 16 năm sống ở nơi sơn cùng thủy tận với bao gian truân, nhưng lương ông cũng chỉ có vẻn vẹn 4 triệu đồng. Tiếng Trạm trưởng thì oai vậy đó, nhưng phụ cấp chức vụ thì đúng 400.000 đồng/tháng. Đã thế, 4 ngày nghỉ trong 1 tháng thì phải “cắt” mất 2 ngày, vì nghỉ thì sợ rừng bị phá. Hay như ông Phạm Đức Quỳ đã cận kề tuổi 60, nhưng lương cũng chỉ hơn ông Giang mấy trăm nghìn đồng.

“Lương đã thấp, lại còn bị chậm nữa. Nhiều năm nay, cứ đến khoảng tháng 8 mới có lương của các tháng trước đó. Thế là phải vay mượn, giật gấu vá vai để sống. Đến ngày nhận lương cũng chẳng còn được là bao, vì phải mang đi trả nợ hết. Mỗi lần về nhà, nhìn thấy vợ con vất vả, mình cứ cắn rứt”, ông Quý thở dài.

Trạm bảo vệ rừng khu vực Vều (huyện Anh Sơn)
Trạm bảo vệ rừng khu vực Vều (huyện Anh Sơn)

 Lo nhân viên nghỉ việc, phải cắm sổ đỏ đất lấy tiền cho vay

Ở Ban Quản lý rừng phòng hộ Thanh Chương, tính đến nay đã có đến 7 nhân viên bảo vệ rừng nghỉ việc. Lý do cũng không ngoài lương thấp, áp lực công việc lớn. Ông Lê Phùng Thiều, Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Thanh Chương cho biết, Ban hiện có 35 nhân viên, bảo vệ hơn 22.000 ha rừng. Mỗi năm, ban được cấp 2,1 tỷ đồng để trả lương nhưng năm nào cũng mãi đến tháng 7, tháng 8 mới có tiền. 

“Có năm mãi đến tháng 12 mới có lương. Thương anh em và cũng sợ họ nghỉ việc nên tôi phải bàn với vợ, lấy bìa đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) của gia đình thế chấp vay tiền cho anh em ứng trước, một phần thì để đóng bảo hiểm xã hội. Đã thế còn chịu áp lực về trách nhiệm hình sự nếu để mất rừng. Mới năm ngoái đây thôi, 2 cán bộ trẻ vừa tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp, hăm hở nhận việc được 2 tháng liền xin nghỉ”, ông Thiều giãi bày.

Còn hơn cả Thanh Chương, tại Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Anh Sơn, có 10 người xin nghỉ việc chỉ trong 3 năm. Trưởng Ban Ngũ Văn Tri tỏ ra rất lo lắng: Ban chúng tôi hiện chỉ có 16 người, phải quản lý, bảo vệ hơn 8.000 ha rừng. Với mức lương chỉ hơn 4 triệu đồng/người/tháng, e rằng khó mà giữ chân anh em. Sau tiếng thở dài, ông Tri chua chát nói: “Những người còn ở lại hầu hết đã lớn tuổi. Nói thật lòng là họ đã có hàng chục năm công tác, giờ cố bám trụ để chờ nghỉ hưu. Nếu vẫn với mức lương như thế này, tôi lo là không tuyển được nhân viên bảo vệ rừng mất”.

Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng thuộc tốp lớn nhất của cả nước, nhưng theo tìm hiểu thì mức lương cho nhân viên bảo vệ rừng cũng thuộc tốp… thấp nhất nước. Lý giải cho việc này, một cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nghệ An cho biết: Thông tư 21/2017 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 886 ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020, không thấy hướng dẫn nguồn để trả lương cho lực lượng bảo vệ rừng thuộc các Ban Quản lý rừng phòng hộ. Sở có văn bản hỏi Bộ NN&PTNT, thì được trả lời: Lực lượng này áp dụng theo mức khoán rừng cho cộng đồng dân cư bảo vệ, 100.000 đồng/ha/năm.

Cũng theo vị cán bộ này, thì mỗi năm, Nghệ An cần hơn 200 tỷ đồng để chi trả tiền bảo vệ rừng (gồm cả người dân lẫn nhân viên bảo vệ rừng), nhưng Trung ương chỉ bố trí 51 tỷ đồng. Do tỉnh không có ngân sách để cấp bù, nên phải “liệu cơm gắp mắm”. Hơn 200.000 ha rừng do người dân khoanh nuôi, bảo vệ từ nhiều năm qua không được chi trả tiền công.

“Chúng tôi hiểu nỗi khổ của lực lượng bảo vệ rừng ở các Ban Quản lý rừng phòng hộ, nhưng không còn cách nào khác và đang chờ Chương trình mục tiêu bảo vệ rừng giai đoạn 2021 - 2026 sẽ bổ sung nguồn kinh phí cho lực lượng bảo vệ rừng này”, vị cán bộ này chia sẻ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi nhất là thế hệ trẻ trong bản tiếp nối truyền thống cha ông để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 6 phút trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 20 phút trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 24 phút trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 25 phút trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 28 phút trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 29 phút trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 30 phút trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 31 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 36 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 38 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.