Trong bối cảnh hiện nay, khi các giá trị văn hóa đang bị mai một dần theo thời gian, thì tại không ít trường học vùng cao của tỉnh Lào Cai, các thầy cô giáo đã khéo léo lồng ghép các giá trị văn vào các tiết học, hướng tới bảo tồn và phát huy những giá trị, bản sắc của đồng bào các dân dân tộc trên địa bàn.
Theo đánh giá của Phòng Văn hóa Thông tin (VH&TT) huyện Vân Canh (Bình Định), hiện nay số lượng nhạc cụ truyền thống, cũng như người biết chế tác, chỉnh sửa và sử dụng nhạc cụ truyền thống ngày càng ít. Ngoài ra, một số ngành nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát...; hay như kiến trúc dân gian nhà rông, nhà sàn; các nghi thức, nghi lễ cưới, mừng lúa mới... cũng dần mai một. Trước thực trạng này, thời gian qua các nhà quản lý văn hóa, các cấp ủy, chính quyền cơ sở huyện Vân Canh đang tập trung cho công tác kiểm kê, sưu tầm và phục dựng các di sản văn hóa trên địa bàn, đặc biệt là các làng dân tộc Ba na, Chăm ...
Giáo dục -
Hồng Minh -
11:37, 24/11/2020 “Là giáo viên dạy học ở các trường có nhiều học sinh DTTS, kiến thức chuyên môn là điều kiện cần, nhưng cũng cần phải am hiểu về văn hóa dân tộc để học sinh tin tưởng, nghe theo thầy, cô và theo đuổi ước mơ”, Tiến sĩ Đặng Thị Hường, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Tuyên Quang chia sẻ.
Trong những năm qua, ngành công nghiệp“không khói” đang được tỉnh Lào Cai xác định là mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Theo đó, dựa vào nét đặc trưng của từng dân tộc vùng du lịch hoặc vùng có định hướng xây dựng điểm du lịch, ngành Văn hóa địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ, giúp đỡ người dân địa phương khôi phục nét văn hóa truyền thống, tạo tiền đề quan trọng để phát triển du lịch tại mỗi địa phương.
Những năm trước đây, bản Lác, huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã trở thành điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng nhất tỉnh Hòa Bình. Thế nhưng, do phát triển quá nhanh theo kiểu tự phát, không có quy hoạch, phát triển kinh tế không gắn liền với việc giữ gìn bản sắc văn hóa, thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng nên lượng du khách đến bản Lác đã bắt đầu giảm dần...
Xã hội -
Nam Hương -
09:35, 03/07/2020 Bên đôi bờ sông Mã chảy qua địa phận xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên), đồng bào dân tộc Xinh Mun lập bản, sống quần tụ và định cư lâu đời. Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, cho đến nay, đời sống của đồng bào Xinh Mun vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, kéo theo đó là nguy cơ hòa tan bản sắc văn hóa với cộng đồng dân tộc khác.
Sắc màu 54 -
Thùy Dung - Lê Hường -
11:27, 15/01/2020 Với mong muốn giữ gìn và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào Ba Na, anh Đinh A Ngưi ở làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang (Gia Lai) đã mạnh dạn đầu tư mở homestay theo kiến trúc truyền thống của dân tộc Ba Na để giữ chân khách du lịch trong những lần ghé thăm Kbang.
TP. Buôn Ma Thuột, là một trong những địa phương trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, đặc biệt quan tâm việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS gắn với việc tổ chức các mô hình du lịch, dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS.
Kế thừa truyền thống yêu quý văn hóa dân tộc từ người cha, ông Hồ Ngọc An, xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã và đang tiếp nối tâm huyết của những thế hệ đi trước để truyền dạy, bảo tồn văn hóa của người Cor thông qua các lễ hội, phong tục tập quán hằng ngày.