Quảng Ngãi có 5 huyện miền núi, là nơi sinh sống lâu đời của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) như: Hrê, Co, Xơ Đăng... Mỗi dân tộc ở Quảng Ngãi đều có vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, nhất là Đề án Bảo tồn văn hóa các dân tộc trên địa bàn Quảng Ngãi, các cấp, ngành, địa phương cùng người dân vùng cao đang nỗ lực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc.
Đó là khẳng định của ông Hoàng Quốc Khánh, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quôc hội tỉnh Lai Châu, khi trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về tầm quan trọng của công tác bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) trong giai đoạn hiện nay.
Với kho báu văn hóa truyền thống đặc sắc, quý giá của 54 dân tộc anh em, nước ta đang sở hữu một nguồn lực rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Vì vậy, việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa chính là bảo tồn, phát huy sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững.
Thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 05) về công tác dân tộc, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm các chính sách về văn hóa, thể thao, du lịch tại vùng DTTS. Qua đó, từng bước khôi phục những giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của một số dân tộc đã bị mai một, đồng thời, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các DTTS, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, mức hưởng thụ văn hóa trong đồng bào các DTTS.
Từ thuở xa xưa, văn hóa nghệ thuật dân gian đã hiện diện và gắn bó sâu sắc với đời sống cư dân địa phương vùng Tây Nguyên, gần gũi như tiếng đàn đá, đàn t’rưng nước đuổi thú rừng phá lúa trên rẫy; thân quen như âm thanh của chim hót, suối reo, tiếng rừng xạc xào mùa gió…
Có một điều chắc chắn rằng, cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra đã khẳng định tầm quan trọng của việc áp dụng kỹ thuật số đối với bảo tồn và phát triển văn hóa. Đối mặt với những tác động của đại dịch, nhiều cơ quan, tổ chức di sản cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ (MSME) trong lĩnh vực này ở Malaysia đã phải chuyển các dịch vụ vật lý của họ sang dịch vụ kỹ thuật số và duy trì kết nối với khán giả của họ thông qua các kênh này.
Vừa qua, Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 2578/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
Như chúng tôi đã đề cập ở số báo trước, với những tiềm năng, thế mạnh, cùng với bước đi đúng, du lịch Lai Châu đang đạt được những kết quả bước đầu. Qua đó, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, cải thiện thu nhập cho chính người dân ở các thôn bản. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, du lịch tỉnh Lai Châu cần khắc phục những hạn chế ; cấp ủy, chính quyền địa phương cần có thêm những chính sách, nguồn lực đầu tư để có sự phát triển bền vững.
Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới, với 20 dân tộc cùng sinh sống; đây là vùng đất còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Văn hóa truyền thống chính là một trong nhũng tiềm năng to lớn để tỉnh phát triển du lịch.
Huyện Phong Thổ là địa phương có tỷ lệ người Thái sinh sống cao nhất tỉnh Lai Châu. Đồng bào dân tộc Thái tạo nên một vùng di sản văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần tô đẹp bức tranh đa sắc màu văn hóa Lai Châu nói riêng, Tây Bắc nói chung.
Đề án Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025 bảo tồn 3 lễ hội, nghi lễ truyền thống; 2 nghề thủ công truyền thống, sưu tầm, bảo tồn văn hóa phi vật thể của 3 nhóm ngành dân tộc ít người có nguy cơ mai một cao.
Điểm nổi bật ở thôn Hạ Thành, TP. Hà Giang là các gia đình đều lưu giữ được những nét văn hóa đặc sắc của người Tày, ngoài việc thu hút du khách, nơi đây còn là điểm để bà con người Tày từ nhiều địa phương khác đến tham quan, tìm hiểu văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Sắc màu 54 -
Nguyễn Thị Hải Nhung, Vụ trưởng Vụ Văn hóa Dân tộc (Bộ VHTT&DL) -
14:50, 29/04/2021 Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS luôn là một nội dung quan trọng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chỉ đạo trong suốt quá trình lãnh đạo, điều hành đất nước. Với quan điểm nhất quán, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định, văn hóa các DTTS là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất, đa dạng. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ban hành và thực hiện đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tạo động lực để phát triển đời sống kinh tế, xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng vùng đồng bào DTTS.
Sự biến động của thời gian, hoàn cảnh sống, những tác động của trong quá trình hội nhập… khiến cho văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số bị mai một, đòi hòi cần phải bảo tồn cách thiết.
Cuối năm 2020, HĐND tỉnh Vĩnh phúc đã ban hành Nghị quyết số 12/2020 về “Hỗ trợ đối với Nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các Câu lạc bộ (CLB) dân ca tiêu biểu tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 – 2025” (gọi tắt là Nghị quyết 12). Nghị quyết được kỳ vọng là giải pháp thiết thực nhằm phát huy vai trò của các CLB, nghệ nhân đối với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Mô hình hoạt động của Hội nghệ nhân dân gian tại tỉnh Hà Giang, đã góp phần tích cực trong việc lan tỏa tinh thần, trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Là người con dân tộc Ba Na (nhóm Ba Na Kriêm), những tập tục, văn hoá của đồng bào Ba Na đã ngấm vào Nghệ nhân ưu tú Yang Danh như một phần máu thịt. Đây cũng là lý do mà mấy chục năm qua, ông dành phần lớn thời gian, tâm huyết của mình cho hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Ba Na Kriêm ở Bình Ðịnh...
Việc thành lập, duy trì các câu lạc bộ dệt thổ cẩm của đồng bào Cơ Tu nói chung và xã La DeÊ, huyện miền núi Nam Giang (Quảng Nam) nói riêng vừa để khôi phục, bảo tồn văn hóa, vừa góp phần phát triển nghề truyền thống, tạo sinh kế cho phụ nữ vùng cao.
Kinh tế -
Lê Hường -
15:48, 31/01/2021 Không chỉ bảo tồn bản sắc văn hóa, Hợp tác xã (HTX) Dệt thổ cẩm Tơng Bông, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) còn giúp nhiều đồng bào DTTS có việc làm, thu nhập ổn định. Đây là một điển hình về phát triển kinh tế gắn với bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống của tỉnh Đăk Lăk.
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã có nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa của đồng bào các DTTS nơi đây. Một trong những giải pháp mang lại hiệu quả, đó là đưa văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn vào giảng dạy trong các trường học.