Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bạc Liêu: Sớm xây dựng sản phẩm du lịch từ​ bản sắc văn hóa Khmer

PV - 15:58, 01/02/2023

Sau khi Chùa Xiêm Cán (xã Vĩnh Trạch Đông, Tp. Bạc Liêu) được công nhận là điểm du lịch tiêu biểu của Đồng bằng sông Cửu Long, không ít ý kiến cho rằng, Bạc Liêu có nhiều lợi thế để xây dựng sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer. Sớm làm được điều này sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho du lịch của tỉnh Bạc Liêu, cũng như bảo tồn và phát huy hiệu quả những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer.

Một góc chùa Xiêm Cán
Một góc chùa Xiêm Cán

Tranh thủ mấy ngày được về quê ăn Tết Nguyên đán, anh Quách Minh Hoàng (phường Nhà Mát, Tp. Bạc Liêu) nhờ bạn bè đưa đi tham quan một số điểm du lịch nổi tiếng ở địa phương. Dù là người Bạc Liêu nhưng do sớm lên TP. Hồ Chí Minh lập nghiệp nên anh chưa có dịp tìm hiểu cảnh đẹp ở quê mình. Trong số các địa chỉ anh đặt chân đến thì Chùa Xiêm Cán để lại nhiều ấn tượng.

Ngoài lịch sử hình thành và kiến trúc lộng lẫy của ngôi chùa, anh còn bị cuốn hút bởi phần trình diễn nhạc ngũ âm của các nghệ nhân. Dạo một vòng thưởng lãm cảnh chùa, anh Hoàng dừng lại thắc mắc: “Tại sao ở chùa không có thuyết minh viên để giới thiệu cho khách đến tham quan? Nếu không có người kể chuyện thì làm sao du khách cảm nhận được cái tinh túy của nhạc ngũ âm, những bức phù điêu, tượng đá được chạm khắc tinh xảo”. Tôi đồng tình với quan điểm đó và chia sẻ cho anh biết, tỉnh đang trong quá trình xây dựng Chùa Xiêm Cán trở thành sản phẩm bài bản để xứng tầm là điểm du lịch tiêu biểu cấp vùng. Khi đó sẽ có lực lượng thuyết minh viên để “thổi hồn” cho ngôi chùa Khmer hơn 130 năm tuổi này.

Về lại Bạc Liêu trong thời điểm diễn ra sự kiện Ngày hội Văn hóa - Du lịch và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022, ông Phan Đình Huê - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ và Du lịch Vòng Tròn Việt cảm nhận được nhiều đổi thay của du lịch trên quê hương bản Dạ cổ hoài lang. Nói về du lịch văn hóa Khmer, ông Huê cho rằng, Bạc Liêu có nhiều tài nguyên và điều kiện thuận lợi để khai thác thành sản phẩm du lịch, với điểm nhấn chính là Chùa Xiêm Cán.

Ông Huê phân tích, bên cạnh vẻ đẹp kiến trúc, hoạt động ổn định của đội nhạc ngũ âm và đội múa Ápsara thì Chùa Xiêm Cán còn có lợi thế về vị trí địa lý. Đó là được sự bổ trợ của những điểm tham quan cùng nằm trên cùng một cung đường như: vườn nhãn cổ, Khu du lịch điện gió, Khu Quan âm Phật đài. Nếu tổ chức được những sô biểu diễn, giao lưu âm nhạc, các trò chơi dân gian giữa người dân bản địa và du khách thì Chùa Xiêm Cán sẽ nhanh chóng trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch khu vực nói chung, Bạc Liêu nói riêng.

Du khách tham quan Chùa Xiêm Cán trong dịp Tết Quý Mão 2023. Ảnh: H.T
Du khách tham quan Chùa Xiêm Cán trong dịp Tết Quý Mão 2023. Ảnh: H.T

Ngoài Chùa Xiêm Cán thì những ngôi chùa Khmer trên địa bàn xã Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi) cũng có tiềm năng phát triển du lịch. Đơn cử như Chùa Cái Giá giữa gần đây đã đầu tư nhiều hạng mục để phục vụ phát triển du lịch. Ngoài những tiểu cảnh cho du khách chụp ảnh và thưởng ngoạn, chùa còn xây thêm sân khấu phục vụ ca - múa - nhạc, cải tạo hồ nước để tiến tới tổ chức đua ghe Ngo nhằm tái hiện không khí của Lễ hội Oóc om bóc. Bên cạnh đó, nhà chùa sẽ bố trí khu vực cho các nghệ nhân trình diễn làm bánh dân gian Khmer, tiêu biểu là bánh gừng, bánh ớt để quảng bá ẩm thực Khmer.

Mặc dù chứa đựng nhiều yếu tố độc đáo, thế nhưng văn hóa Khmer hiện chưa được chú trọng khai thác để phục vụ phát triển du lịch ở các tỉnh, thành phố Nam Bộ. Chính vì thế, Bạc Liêu cần có những giải pháp quyết liệt, đồng bộ để tiên phong hình thành sản phẩm du lịch này, góp phần thúc đẩy sự phục hồi của du lịch tỉnh nhà và lan tỏa mạnh mẽ bản sắc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang đang trở thành trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế bởi vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, cuộc sống mộc mạc của cộng đồng 19 dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ nguyên vẹn. Để những giá trị ấy không chỉ được bảo tồn mà còn trở thành động lực phát triển, Hà Giang đang từng bước xây dựng mô hình du lịch dựa trên ba yếu tố: Bảo tồn bản sắc, chuyển đổi số và phát triển xanh bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

Thời sự - PV - 20:35, 22/05/2025
Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang Đồng chí với nghi thức Lễ Quốc tang.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thời sự - PV - 20:25, 22/05/2025
Tổng Bí thư đánh giá cao sự thẳng thắn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong kiểm điểm, đánh giá rất kỹ những tồn tại, hạn chế trên từng mặt công tác.
Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Công tác Dân tộc - Tiến Mạnh - 16:46, 22/05/2025
Trong hành trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Nông triển khai đã trở thành công cụ quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đồng vốn ưu đãi đã tiếp cận đúng đối tượng, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:46, 22/05/2025
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Tin tức - Như Tâm - 15:58, 22/05/2025
Ngày 22/5, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ

Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ "điểm nghẽn" thể chế ngay trong năm 2025

Thời sự - PV - 15:55, 22/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần tập trung nguồn lực, quyết tâm cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những "điểm nghẽn" do quy định pháp luật ngay trong năm 2025, đồng thời đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ tư duy "quản lý" sang "phục vụ", từ bị động sang chủ động, linh hoạt kiến tạo sự phát triển.
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 15:06, 22/05/2025
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời sự - Hoàng Quý - 15:04, 22/05/2025
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 12:17, 22/05/2025
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 11:16, 22/05/2025
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.