Kinh tế -
Trương Trí Vĩnh -
17:35, 21/12/2021 Sau hơn ba thập kỷ đổi mới và hội nhập, Tây Nguyên vẫn còn là một vùng đất phát triển chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, lợi thế, do đó đời sống kinh tế của Nhân dân còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, gần đây từ hướng đi mới qua các mô hình kinh tế hướng tới ngành thảo dược, với sự nỗ lực góp sức của nhiều doanh nghiệp có cùng khát vọng phát triển Tây Nguyên, được dự báo là một trong những hướng tích cực, góp phần giải quyết những "điểm nghẽn" cho vùng đất này.
Nhạc sĩ Kpa Ylăng được mệnh danh là cánh chim Ch’rao của núi rừng Tây Nguyên. Những sáng tác của ông dù là âm nhạc, thơ hay công trình nghiên cứu văn hóa đều thấm đẫm "chất" Tây Nguyên. Ông cũng là người có công đầu trong việc đưa trống đôi, cồng ba, chiêng năm của người Ba Na, người Chăm trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sức khỏe -
Lê Hường - Phan Trọng -
19:15, 03/12/2021 Trước diễn biến của đại dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, số ca nhiễm trong cộng đồng tăng, tỉnh Đắk Nông nhanh chóng triển khai tiêm vắc xin phòng, chống Covid-19 cho trẻ từ 12 - 17tuổi, với mong muốn bảo vệ sức khỏe, bảo đảm an toàn cho các em khi trở lại trường học.
Kinh tế -
Tiêu Dao – Y Chiên -
16:54, 27/11/2021 Tây Nguyên hiện đang vào chính vụ thu hoạch cà phê. Giá cà phê năm nay tăng cao hơn so với năm ngoái khiến người trồng cà phê rất phấn khởi.
Media -
BDT -
16:06, 24/11/2021 Trên những bản làng của Tây Nguyên, đời sống đồng bào các dân tộc nói chung, đồng bào giáo dân nói riêng ngày càng ấm no, hạnh phúc; người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc và sống tốt đời đẹp đạo.
Có đi, có đến mới thấy, mới cảm được sức sống mới trên các buôn làng Tây Nguyên. Nhiều xã, buôn làng đặc biệt khó khăn trước đây đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Có được kết quả đó là nhờ những chủ trương đúng đắn của Đảng, chính sách đầu tư hợp lý của Nhà nước, cùng với sự đổi thay trong nhận thức, sự nỗ lực của đồng bào nơi đây.
Sức khỏe -
Nguyễn Thanh -
18:27, 16/11/2021 Các ca dương tính với Covid-19 đang gia tăng trở lại ở vùng DTTS và miền núi. Đặc biệt, đây là địa bàn còn nghèo về kinh tế, khó khăn trong giao thông và hạn chế về công tác thông tin, tuyên truyền…Thực tế này đang đặt ra không ít thách thức trong phòng chống dịch bệnh giai đoạn mới.
Với số lượng người lao động hồi hương đông chưa từng có, trong đó rất đông là đồng bào DTTS, những ngày tháng qua, các địa phương khu vực Tây Nguyên đã và đang nỗ lực triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn trước mắt, ổn định cuộc sống. Đặc biệt, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng triển khai các phương án, kế hoạch về việc làm, thu nhập nhằm đảm bảo cuộc sống lâu dài, đối với cả người hồi hương muốn tiếp tục trở lại nơi làm việc, và cả những người ở lại...
Những ngày này, trên địa bàn Tây nguyên không ít người vừa hồi hương lại quyết định xuôi về các tỉnh phía Nam làm việc, với hy vọng có việc làm và thu nhập ổn định, tương lai tươi sáng. Những người ở lại cũng đang tìm được niềm vui trên nương rẫy, bởi Tây Nguyên đang bước vào mùa thu hoạch cà phê và cà phê năm nay được mùa, được giá nên thị trường lao động thu hái cà phê cũng rộng mở đón chào.
Từ tháng 7 đến nay, các tỉnh khu vực Tây Nguyên đón nhận hàng vạn người dân làm việc, sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về quê. Trong đó, đồng bào các DTTS chiếm đa số. Trong muôn vàn khó khăn sau khi hồi hương, họ vẫn ấm lòng vì chính quyền, người dân cùng chung tay giúp đỡ. Mặc dù vậy, người lao động hồi hương vẫn có nhiều băn khoăn chuyện tiếp tục trở lại các tỉnh phía Nam làm việc, hay ở lại quê hương. Dù đi hay ở, họ cũng hy vọng về cuộc sống tương lai lâu dài được ổn định, tốt hơn. Hiện nay, các cấp chính quyền, sở ngành các tỉnh Tây Nguyên đang nỗ lực để hỗ trợ người dân tốt nhất.
Tại cuộc họp sáng 3/11, các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị Bộ Y tế tập trung phân bổ, bảo đảm đủ vaccine, có phương án chi viện nhân lực để theo kịp tiến độ, kế hoạch tiêm vaccine nhanh nhất cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
Xã hội -
Phan Trọng - Lê Hường -
15:17, 27/10/2021 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp hoạt động trở lại, người lao động vừa trở về các tỉnh Tây Nguyên để tránh dịch nay lại rồng rắn quay vào TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam làm việc. Đây là tín hiệu đáng mừng để thực hiện mục tiêu khôi phục kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sau đại dịch.
Photo -
PV -
15:33, 22/10/2021 Đường lên đèo Phượng Hoàng uốn lượn như cánh chim sải cánh giữa đại ngàn Tây Nguyên, có những khúc quanh tưởng chừng như không thể bẻ tay lái.
Xã hội -
PV Tây Nguyên -
15:35, 20/10/2021 Do ảnh hưởng của dải hội tự nhiệt đới, những ngày qua, tình trạng mưa lớn diễn ra tại một số tỉnh khu vực Tây Nguyên gây ngập úng, chia cắt giao thông, thiệt hại hoa màu ở nhiều địa phương. Chính quyền, các lực lượng, đoàn thể và Nhân dân nơi ngập lụt đang nỗ lực phối hợp cùng nhau khắc phục thiệt hại, sớm ổn định cuộc sống.
Xã hội -
Lê Hường-Phan Trọng -
19:06, 19/10/2021 Các tỉnh Tây Nguyên đã và đang rất nỗ lực hỗ trợ công dân hồi hương, nhưng tất cả mới chỉ là giải pháp tạm thời. Để người trở về tìm việc làm mới, ổn định cuộc sống trên chính mảnh đất quê hương, giải quyết bài toán việc làm, an sinh xã hội cho người dân, nhất là lao động hồi hương trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, cần phải được tính toán kỹ với chiến lược kế hoạch bài bản, lâu dài.
Từ thuở xa xưa, văn hóa nghệ thuật dân gian đã hiện diện và gắn bó sâu sắc với đời sống cư dân địa phương vùng Tây Nguyên, gần gũi như tiếng đàn đá, đàn t’rưng nước đuổi thú rừng phá lúa trên rẫy; thân quen như âm thanh của chim hót, suối reo, tiếng rừng xạc xào mùa gió…
Xã hội -
Lê Hường - Phan Trọng -
08:00, 18/10/2021 Mặc dù được chính quyền các cấp, đoàn thể và Nhân dân quê nhà giúp đỡ, hỗ trợ, song sâu thẳm trong trái tim, suy nghĩ của mỗi người lao động hồi hương đang bộn bề trăn trở. Bởi thực tế, nhiều lao động sau khi từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trở về quê hương, không dễ gì bắt nhịp ngay được với cuộc sống và tìm được việc làm ổn định, có thu nhập.
Tin tức -
T.Hợp -
19:10, 17/10/2021 Ngày 17/10/2021, Văn phòng Bộ Công an (Thường trực Ban Chỉ đạo ƯPT/BCA) có Công điện số 10/CĐ-V01 gửi Ban Chỉ huy ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (Ban Chỉ huy ƯPT) Công an một số đơn vị, địa phương về việc tập trung ứng phó mưa lũ tại khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên.
Photo -
PV -
12:23, 15/10/2021 Là một trong những biểu tượng, niềm tự hào của người ở Đắk Lăk, thác Dray Nur mang trọn trong mình vẻ đẹp hùng vĩ mà không kém phần mộng mơ của núi rừng Tây Nguyên. Ai đến một lần là nhớ, ai gặp một lần là thương...
Kon Sơ Lăl - ngôi làng cổ được coi là đẹp nhất ở Tây Nguyên. Ở đó, nhà rông thủa nào cháy rụi bây giờ đã được dựng lại, đứng sừng sững như “người khổng lồ” giữa rừng xanh, là niềm tự hào của dân làng.