Ngày 3/12, tại TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) diễn ra Ngày hội Đoàn kết tuổi trẻ các dân tộc Tây Bắc, năm 2020. Đại diện Trung ương Đoàn, cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên tiêu biểu 6 tỉnh Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái tham dự.
Sau gần 3 năm nghiên cứu, Trường Đại học Lâm nghiệp đã triển khai thí điểm mô hình: Nông - Lâm - Du lịch tại tỉnh Sơn La và Điện Biên thuộc đề tài “Nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển bền vững lưu vực sông Đà” (nằm trong Chương trình khoa học công nghệ (KHCN) phát triển bền vững vùng Tây Bắc). Bước đầu mô hình đã cho kết quả khả quan tại 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên.
Trong giai đoạn 2013 - 2020, Chương trình Khoa học công nghệ (KHCN) phát triển bền vững vùng Tây Bắc (Chương trình Tây Bắc) đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. Sau 7 năm thực hiện, Chương trình đã chuyển giao cho các địa phương 56 quy trình công nghệ; 42 mô hình thử nghiệm phục vụ sinh kế, phát triển sản xuất…
Các dân tộc vùng Tây Nguyên - Trường Sơn và vùng Tây Bắc đến nay vẫn còn bảo lưu kho tàng nghệ thuật tạo hình hết sức đồ sộ, trong đó nổi bật nhất là các tác phẩm điêu khắc gỗ.
Quê tôi vùng Tây Bắc, nơi núi đèo tiếp giáp bầu trời bằng những cụm hoa mây trắng muốt. Vùng quê tôi đẹp không chỉ ở cảnh sắc thiên nhiên mà còn vì ấm áp hồn người, hồn núi.
Tại Điện Biên, người Hà Nhì sinh sống tại 4 xã vùng giáp biên của huyện Mường Nhé là: Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng và Leng Su Sìn, thuộc hai nhóm là Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ. Hiện nay, người Hà Nhì tại Điện Biên vẫn bảo tồn, lưu giữ, được nhiều lễ nghi mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc độc đáo như: Lễ tết tháng 2 (gạ ma thú); lễ cầu mưa; lễ cúng rừng... Đặc biệt là việc giữ gìn, thường xuyên tổ chức lễ Tết Khù Sự Chà (còn có tên gọi khác “Hồ Sự Chà”- tết cơm mới)- Tết cổ truyền có không gian văn hóa đặc sắc nhất của người Hà Nhì.
Sáng 1/11, UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với Báo Công thương tổ chức Hội thảo “Phát triển sản xuất hàng hóa, tạo liên kết vùng và thu hút đầu tư khu vực Tây Bắc trong hội nhập” tại TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc dự Hội thảo.
Mùa thu, những cánh đồng lúa trên rẻo cao Tây Bắc tràn ngập sắc thu vàng của nắng, của lúa đang chín rộ. Khắp nơi, tiếng nói, tiếng cười và không khí lao động khẩn trương tấp nập. Từ bao đời nay, cứ đến mùa gặt, những hoạt động đã thành phong tục văn hóa mang bản sắc của đồng bào Tày lại được tổ chức và gìn giữ.
“To travel is to learn”, tạm dịch là Du lịch để học hỏi. Đó là thông điệp trong cuộc hành trình khám phá ẩm thực vùng núi Tây Bắc của Nguyễn Khánh Vương Anh, cô gái trẻ sinh ra và lớn lên ở miền quê sông nước Kiên Giang nhưng lại đam mê ẩm thực núi rừng, với khát vọng đưa món ăn Việt ghi dấu ấn trên bản đồ ẩm thực thế giới.
Sáng ngày 6/9, Hội thảo “Phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn Tây Bắc – Tiềm năng, thách thức và giải pháp” được tổ chức tại Trung tâm hội nghị tỉnh Sơn La. Hội thảo do Liên minh HTX Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sơn La, Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ tổ chức. Bà Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự Hội thảo.
Nằm cách trung tâm TP. Điện Biên Phủ khoảng 5km xuôi theo hướng Quốc lộ 279 về phía cửa khẩu Quốc tế Tây Trang, bản Noong Nhai (xã Thanh Xương, Điện Biên) đang từng ngày khoác lên mình màu áo mới.
Theo báo cáo của các địa phương, dịch HIV/AIDS đang gia tăng tại các huyện, khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống, đặc biệt là vùng Tây Bắc.
Trong những năm gần đây, trong các cuộc tiếp khách của một số đội văn nghệ tại các bản văn hóa Thái ở Điện Biên có kiểu uống rượu được gắn cho cái tên rất hài hước, đó là uống rượu kiểu khát vọng: khát vọng 1; khát vọng 2; khát vọng 3...., hay uống rượu theo kiểu Thái Tây Bắc... Liệu có phải đây là nét văn hóa uống rượu của người dân tộc Thái thời ông cha ta truyền lại cho thế hệ con cháu mình hay không?
Sau 10 năm cây cao su bén rễ, xanh cây trên mảnh đất Tây Bắc, đến nay, nhiều diện tích đã cho thu hoạch. Hàng chục nghìn hộ dân góp đất trồng cao su đã có thu nhập từ những tấn mủ đầu tiên. Hy vọng về một cuộc sống ấm no hơn từ những cánh rừng cao su đang lan tỏa ở nhiều bản làng Tây Bắc.
Tây Bắc được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh đẹp, cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú. Nhưng, do địa hình hiểm trở, thường xuyên chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu như lũ lụt, sạt lở đất,… nên vùng Tây Bắc vẫn là “lõi nghèo” của cả nước. Vì thế, đổi mới các phương thức giảm nghèo phù hợp, đã và đang được các địa phương triển khai tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển cho vùng đất này.
Giàng Quốc Hưng, dân tộc Mông, Bí thư Tỉnh Đoàn Lào Cai và được nhận Giải thưởng Môi trường Việt Nam do Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT) trao tặng năm 2017.
Với cảnh quan thiên nhiên phong phú, môi trường khí hậu trong lành, mát mẻ cùng những món ăn dân tộc đặc sắc, Mộc Châu (Sơn La) là một trong những điểm du lịch được yêu thích nhất khu vực Tây Bắc. Đặc biệt ta không thể bỏ qua mùa hoa mận bắt đầu từ cuối tháng 1 đầu tháng 2 dương lịch hằng năm.