Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Noong Nhai ngày mới

PV - 10:15, 05/09/2018

Nằm cách trung tâm TP. Điện Biên Phủ khoảng 5km xuôi theo hướng Quốc lộ 279 về phía cửa khẩu Quốc tế Tây Trang, bản Noong Nhai (xã Thanh Xương, Điện Biên) đang từng ngày khoác lên mình màu áo mới.

Chiến dịch Tây Bắc năm 1952 Lai Châu được giải phóng, nhân dân các dân tộc Điện Biên được sống trong chế độ mới vừa tròn 1 năm thì ngày 20/11/1953, thực dân Pháp nhảy dù xuống chiếm đóng Điện Biên Phủ với ý đồ thực hiện kế hoạch Na Va. Nhân dân các dân tộc Điện Biên khi ấy đã tận mắt nhìn được sự tàn ác của lính Pháp.

Ông Lò Văn Hặc, (78 tuổi), người dân bản Noong Nhai, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên nhớ lại: “khi đó anh em chúng tôi mới 14, 15 tuổi đang chơi cù với nhau, tự nhiên thấy trời đất tối mịt lại, cùng với những tiếng nổ đinh tai nhức óc. Một lúc sau mở được mắt ra thì thấy nhà cửa xung quanh đã cháy hết, bốc khói ngùn ngụt. Xác người nằm ngổn ngang, la liệt, cháy xém... Khiếp lắm”.

Khu tưởng niệm những người dân vô tội ở trại tập trung Noong Nhai đã chết vì bom đạn của giặc Pháp ngày 25/4/1954. Khu tưởng niệm những người dân vô tội ở trại tập trung Noong Nhai đã chết vì bom đạn của giặc Pháp ngày 25/4/1954.

Hơn 6 thập kỷ trôi qua, Khu tưởng niệm cuộc thảm sát đẫm máu ở Noong Nhai vẫn sừng sững nằm bên tuyến đường Quốc lộ 279, con đường xuyên Á sang nước bạn Lào. Nổi bật ở Khu Tưởng niệm là bức tượng người phụ nữ Thái bế đứa con đã bị bom giặc giết chết trên tay, thể hiện nỗi đau mất con của những người mẹ.

64 năm đi qua, vết thương của chiến tranh ở Noong Nhai cũng đã dần được hàn gắn và khỏa lấp, người dân tập trung ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế. Những bản làng trù phú mái ngói đỏ tươi lại mọc lên, cuộc sống mới của người dân nơi đây trở nên ấm no trở lại, hình thành đô thị mới trên mảnh đất lịch sử này. Và hơn ai hết, những nhân chứng lịch sử như ông Lò Văn Hặc cũng chính là người chứng kiến sự đổi thay từng ngày của mảnh đất một thời lửa đạn này.

Ông Hặc xúc động cho biết: “hơn 6 thập kỷ gắn bó với mảnh đất Noong Nhai lịch sử, chứng kiến những bản làng trù phú mọc lên từng ngày trên bãi chiến trường xưa thấy hạnh phúc lắm. Những con đường vào bản giờ đều đã được bê tông hóa đi lại thuận tiện, cuộc sống giờ đây không còn cảnh đói nghèo, cơ cực mà đang từng ngày phát triển đi lên. Thấy đất nước thay đổi nhiều phấn khởi lắm, như bản tôi ở bây giờ nhà nào cũng làm nhà đẹp khang, sáng sủa. Ngày Tết, ngày lễ vui vẻ, phấn khởi lắm”.

Xã Thanh Xương hiện có 26 thôn bản, với hơn 2.000 hộ, khoảng 8.000 nhân khẩu. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 3%. Theo chính quyền xã Thanh Xương, cuộc sống người dân trong xã vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; trong đó có lợi thế với cánh đồng Mường Thanh màu mỡ cho năng suất lúa nước khoảng 70 tạ/ha; 4 trường học đạt chuẩn quốc gia; tất cả các thôn bản đều thuận tiện về điện lưới quốc gia, nước sạch và đường giao thông. Xã có 32 chi bộ Đảng phủ khắp tất cả 26 thôn bản. Thế mạnh của Thanh Xương là có đường Quốc lộ 279 đi qua nên thuận tiện cho người dân hai bên đường phát triển thông thương, kinh doanh, buôn bán.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, nhấn mạnh: Cho đến nay, bộ mặt nông thôn của xã đã được thay đổi rất nhiều, đặc biệt là việc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới. Trong năm 2017, xã đã thực hiện được 19/19 tiêu chí và vừa được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đời sống bà con hiện được cải thiện rất nhiều, bình quân thu nhập đầu người trên địa bàn xã là 26,5 triệu đồng/năm.

Từ mảnh đất chịu nhiều đau thương trong chiến tranh xã Thanh Xương nay đã thay da đổi thịt. Đến Thanh Xương hôm nay, trên con đường Quốc lộ 279 huyết mạch, một bên là cánh đồng Mường Thanh bát ngát màu xanh, một bên là khu đô thị mới Bom La đang ngày càng sầm uất, phát triển. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Xương vẫn đang không ngừng nỗ lực để xây dựng bản làng ngày thêm ấm no; đồng bào các dân tộc thêm tinh thần đoàn kết, gắn bó để cùng nhau phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu trên chính vùng đất chiến trường năm xưa.

Từ mảnh đất chịu nhiều đau thương trong chiến tranh xã Thanh Xương nay đã thay da đổi thịt. Đến Thanh Xương hôm nay, trên con đường Quốc lộ 279 huyết mạch, một bên là cánh đồng Mường Thanh bát ngát màu xanh, một bên là khu đô thị mới Bom La đang ngày càng sầm uất, phát triển”.

VŨ LỢI

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Thời gian qua, với nỗ lực của bản thân và được hỗ trợ về nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sự lan lỏa tinh thần khởi nghiệp tuổi trẻ. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Tin nổi bật trang chủ
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 1 giờ trước
Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Phóng sự - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Xã hội - Văn Hoa - 2 giờ trước
5.000 ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Điện Biên được hoàn thành trong hơn 200 ngày đêm. Đây là kết quả phản ánh những nỗ lực của địa phương trong thực hiện Đề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (Đề án 09). Thành công này, càng khẳng định tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết của toàn hệ thống chính trị chung tay thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đối với hộ đồng bào nghèo.
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Kinh tế - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Thời gian qua, với nỗ lực của bản thân và được hỗ trợ về nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sự lan lỏa tinh thần khởi nghiệp tuổi trẻ. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyễn - 2 giờ trước
Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Xã hội - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, hàng chục hộ ở 2 thôn 10/10, xã Vạn Yên và Đồng Dọng cũ, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) chật vật gần 20 năm nay do dự án hồ chứa nước Đồng Dọng "án binh bất động". Tại đây, không ít hộ dù chưa được đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cũng bị giải tỏa, mất kế sinh nhai.
Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Nhằm khuyến khích các xã khó khăn nỗ lực để về đích nông thôn mới (NTM), ngày 1/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025. Tuy nhiên, tại Quảng Ngãi để các xã khu vực II, III đạt các tiêu chí về đích NTM không dễ dàng...
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 22:28, 25/04/2024
Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tin tức - Hoàng Quý - 22:25, 25/04/2024
Sáng 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan UBDT. Chủ trì buổi tập huấn có đồng chí Cầm Văn Thanh - Phó Bí thư Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp UBDT. Đồng chí Mai Anh Chung - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Thông tin và Truyền thông là Báo cáo viên tại buổi tập huấn.