Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Triển vọng từ cây cao su trên vùng đất Tây Bắc

PV - 15:44, 03/04/2018

Sau 10 năm cây cao su bén rễ, xanh cây trên mảnh đất Tây Bắc, đến nay, nhiều diện tích đã cho thu hoạch. Hàng chục nghìn hộ dân góp đất trồng cao su đã có thu nhập từ những tấn mủ đầu tiên. Hy vọng về một cuộc sống ấm no hơn từ những cánh rừng cao su đang lan tỏa ở nhiều bản làng Tây Bắc.

Men theo những con đường đất chạy dọc các lô trồng cao su ở nông trường Châu Quỳnh thuộc huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La, trong không khí se lạnh của buổi sớm mai, chúng tôi nghe vẳng từ xa tiếng cười tiếng nói của các công nhân đang cạo mủ cao su vẳng lại. Đến lô cây cao su đang cho khai thác mủ của đội cao su Liệp Muội, chúng tôi không chỉ choáng ngợp bởi hàng nghìn cây cao su đang vươn tán, hiên ngang, ngạo nghễ trên những sườn đồi, mà còn thấy thực sự háo hức và phấn khích trước cảnh hàng trăm công nhân đang miệt mài quanh những gốc cây cao su.

Mô hình nuôi ong dưới tán cao su đang được triển khai tại Công ty Cổ phần Cao su Sơn La. Mô hình nuôi ong dưới tán cao su đang được triển khai tại Công ty Cổ phần Cao su Sơn La.

 

Chị Lò Thị Nết, Giám đốc Nông trường cao su Châu Quỳnh cho biết, Nông trường có 1.000ha cao su thì nay đã đưa vào khai thác 317ha. Trong năm vừa qua, gần 300 công nhân của nông trường đều có việc làm ổn định từ khai thác mủ và chăm sóc vườn cây. Vườn cây cao su của nông trường luôn dẫn đầu toàn Công ty về năng suất mủ. Năm 2017, nông trường khai thác được 450 tấn mủ đông. Mỗi cây cao su cho khai thác trung bình 1,3 đến 1,4 lạng mủ.

“Sáng nào cũng vậy, hàng trăm công nhân của nông trường thức dậy và có mặt rất sớm trên các vườn cây cao su để khai thác mủ. Người có tay nghề giỏi hướng dẫn người có tay nghề yếu hơn. Dự kiến năm 2018 tới đây, Nông trường sẽ đưa tiếp hơn 80ha cao su nữa vào khai thác, nâng số diện tích đã cho khai thác lên 400ha, đảm bảo việc làm và thu nhập cho công nhân”, Chị Nết cho biết thêm.

Vừa nhanh tay cạo mủ, vừa vui vẻ trò chuyện, anh Lò Văn Thông ở đội cao su Liệp Muội cho biết: Sau thời điểm cao su khép tán, công việc ít và thu nhập thấp khiến không ít người nghi ngờ về hiệu quả của chương trình phát triển cao su trên Tây Bắc, nhưng từ năm 2016, khi những gốc cao su đầu tiên đến tuổi thu hoạch, anh Thông cùng 600 công nhân khác trong đội lúc nào cũng có việc đều và thu nhập khá ổn định. Mấy tháng gần đây, thu nhập của anh tháng nào cũng đạt từ 4 triệu đến 4,8 triệu đồng.

Thời điểm cây cao su khép tán là quãng thời gian nhiều công nhân có thu nhập thấp do số ngày công ít. Tính trước được điều này, Công ty Cổ phần Cao su Sơn La đã hỗ trợ những gia đình công nhân khó khăn vay vốn 5,4 triệu đồng không tính lãi để nuôi bò nhốt chuồng và trồng cỏ dưới tán cao su. Nhờ vậy, hơn 1.200 công nhân ở các đội cao su trong toàn tỉnh đã có thu nhập khá.

Đến thăm gia đình anh Lù Văn Khởi ở Nông trường cao su Châu Quỳnh, chúng tôi chứng kiến anh cùng vợ đang cắt cỏ, chăm sóc đàn bò 6 con, con nào con nấy béo mượt trong chuồng. Anh cho biết, từ năm 2009, anh được Công ty cho vay vốn 5,4 triệu đồng mua bò. Sau 8 năm, đàn bò đã sinh sôi gần 10 con, gia đình năm nào cũng có bò để bán cho bà con trong vùng.

Anh Khởi vui vẻ cho biết: “Trước kia chưa trồng cao su, gia đình trồng ngô trồng sắn, thu nhập bấp bênh. Hiện 2 vợ chồng tôi nhận khai thác 1.000 cây, thu nhập tháng cao nhất tầm 6 triệu đồng. Với mức lương hiện tại cùng với nuôi bò cũng giúp gia đình ổn định kinh tế và nuôi con ăn học”.

Không chỉ có thu nhập ổn định từ khai thác mủ cao su, nhiều công nhân ở các đội cao su đã có thêm thu nhập từ nghề nuôi ong dưới tán cao su. Công ty Cổ phần Cao su Sơn La cũng đã có đơn đặt hàng đầu tiên từ Hàn Quốc đối với sản phẩm mật ong cao su.

Anh Lò Văn Điệp, đội cao su Pú Bâu-Nông trường cao su Châu Quỳnh đang đến đội cao su Phiêng Tìn Ít Ong để học kỹ thuật nuôi ong vui vẻ nói: “Tôi được Nông trường cử đến đây học kỹ thuật nuôi ong dưới tán cao su. Vừa làm, vừa quan sát, vừa học hỏi, tôi thấy nuôi ong không quá khó, mà lại giúp anh em công nhân vừa có việc làm, vừa có thu nhập ngay dưới tán rừng cao su của mình. Trong 1 tuần ở đây, tôi đã quay mật 140 đàn ong, thu 6 tạ mật, thực tế rất hiệu quả.”…

Tại tỉnh Sơn La, trong số 6.000ha cao su đến nay đã có gần 1.000ha cho khai thác mủ. Năm 2016, diện tích 150ha cao sủ đầu tiên cho thu hoạch được 300 tấn mủ đông, vượt 170% kế hoạch tập đoàn cao su giao, nhưng sang năm 2017, số diện tích cho khai thác đã tăng 914ha, sản lượng mủ đã đạt 1.500 tấn mủ đông, vượt 37,5% kế hoạch giao.

Ông Nguyễn Bá Quý, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Sơn La cho biết: “Hiện nay được sự chấp thuận của tập đoàn và tỉnh Sơn La, hiện Công ty đang triển khai xây dựng nhà máy ở xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, công suất 9.000 tấn/năm. Tháng 6/2018, nhà máy hoạt động và đưa vào sản xuất. Với năng suất và chất lượng như vậy, chúng tôi tin rằng thời gian tới khi vườn cây đưa vào khai thác nhiều thì công ăn việc làm sẽ nhiều hơn và đời sống công nhân sẽ tốt hơn”.

Cũng theo dự kiến, trong năm 2018, Công ty Cổ phần Cao su Sơn La sẽ đưa vào khai thác mủ 2.600ha cao su, tạo thêm việc làm ổn định cho khoảng 1.500 lao động, đảm bảo thu nhập cho 100% người công nhân trồng cao su, nhân thêm những niềm hy vọng về loại cây công nghiệp đa mục tiêu trên mảnh đất Tây

NGUYỄN THÚY HÀ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
HTX nông nghiệp Thạnh Thắng với thương hiệu khóm Cầu Đúc

HTX nông nghiệp Thạnh Thắng với thương hiệu khóm Cầu Đúc

Trải qua nhiều thăng trầm nhưng khóm (dứa) Cầu Đúc vẫn chứng tỏ được giá trị khi mang về thu nhập ổn định cho nông dân các xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu, Vị Tân và các hộ thành viên HTX Nông nghiệp Thạnh Thắng (TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang).
Tin nổi bật trang chủ
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Gỡ rào cản phát triển dân số dân tộc Si La (Bài 8)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Gỡ rào cản phát triển dân số dân tộc Si La (Bài 8)

Không những tỷ lệ nghèo cao mà tình hình phát triển dân số có dấu hiệu chững lại bởi nhiều rào cản cho sự gia tăng dân số tự nhiên. Đây là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết để bảo vệ, phát triển dân tộc Si La – một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người hiện nay và là một trong 14 dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù của cả nước.
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo thôn, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo thôn, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 38 giây trước
Vừa qua, UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc, tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 4 là bí thư chi bộ, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện năm 2023. Tham dự có 270 học viên của 12 xã thuộc diện được thụ hưởng Chương trình MTQG 1719.
Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái): Bồi dưỡng kiến thức các chương trình MTQG cho Người có uy tín

Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái): Bồi dưỡng kiến thức các chương trình MTQG cho Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 3 phút trước
Sáng 27/11, UBND thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 89 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn năm 2023.
Người có uy tín Chau Che - “Kiến trúc sư” của nhiều công trình thiện nguyện

Người có uy tín Chau Che - “Kiến trúc sư” của nhiều công trình thiện nguyện

Người có uy tín với cộng đồng - Chiến Khu - 5 phút trước
Ông Chau Che ở khóm Xuân Hòa, phường Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang là Người có uy tín được đồng bào Khmer suy tôn là “Kiến trúc sư” của nhiều công trình thiện nguyện. Ông còn là thành viên tích cực tham gia cùng Bộ đội Biên phòng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền và nâng cao vị thế cho phụ nữ DTTS đóng vai trò quan trọng trong chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong đó Chương trình MTQG 1719 đã có riêng một dự án thành phần về công tác này. Việc quan tâm và hỗ trợ tích cực cho bình đẳng giới sẽ nâng cao vị thế của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ DTTS.
Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín với cộng đồng - Minh Thu - 12 phút trước
Không chỉ là hạt nhân đoàn kết, những năm qua Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La còn có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển vùng đồng bào DTTS của tỉnh, được các cấp chính quyền và Nhân dân ghi nhận, trân trọng.
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ban Tôn giáo Chính phủ làm việc tại tỉnh Bến Tre. Mừng Lễ Khai đạo và Hạ ngươn Hội thánh Cao đài Toà thánh Tây Ninh. Vị Giáo cả sống tốt đời, đẹp đạo. Cùng các tin tức thời sự khác.
Người dân huyện nghèo “đổi đời” nhờ cây trúc sào

Người dân huyện nghèo “đổi đời” nhờ cây trúc sào

Nhờ cây trúc sào, rất nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS huyện nghèo Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã được “đổi đời”, vươn lên thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương
Quảng Nam: Nhận thức pháp luật của người dân vùng DTTS, miền núi không ngừng được nâng cao

Quảng Nam: Nhận thức pháp luật của người dân vùng DTTS, miền núi không ngừng được nâng cao

Công tác Dân tộc - T. Nhân - H.Trường - 17 phút trước
Thời gian qua, Quảng Nam tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người dân vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, góp phần làm thay đổi nhận thức của đồng bào vùng DTTS trên địa bàn. Đáng chú ý, việc thực hiện hiệu quả nội dung số 2 thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 10 của Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021 - 2025 đã góp phần rất lớn trong việc đưa các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đạt và giữ chuẩn tiếp cận pháp luật trong xây dựng nông thôn mới.
Yên Bái: Tận dụng nguồn lực nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em vùng đồng bào DTTS

Yên Bái: Tận dụng nguồn lực nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em vùng đồng bào DTTS

Nguồn lực từ Dự án 7 về "Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, có ý nghĩa rất thiết thực, hỗ trợ rất lớn cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
HTX nông nghiệp Thạnh Thắng với thương hiệu khóm Cầu Đúc

HTX nông nghiệp Thạnh Thắng với thương hiệu khóm Cầu Đúc

Kinh tế - Phương Nghi - 23 phút trước
Trải qua nhiều thăng trầm nhưng khóm (dứa) Cầu Đúc vẫn chứng tỏ được giá trị khi mang về thu nhập ổn định cho nông dân các xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu, Vị Tân và các hộ thành viên HTX Nông nghiệp Thạnh Thắng (TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang).
Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

LTS: Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc Đổi Mới, hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Tính ưu việt của CNXH đã được thể hiện rõ trong những thành tựu to lớn của đất nước trên tất cả các lĩnh vực; trong đó có lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.