Mùa mưa bão đã cận kề, nhưng tiến độ thi công nhiều dự án tái định cư (TĐC) ở các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi chưa đảm bảo tiến độ; việc sửa chữa các hạng mục công trình tại các khu TĐC chưa kịp thời, thậm chí có những khu TĐC được xây dựng nhiều năm vẫn còn nguy cơ sạt lở chưa khắc phục hết... Thực trạng trên khiến người dân hết sức lo lắng.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, toàn tỉnh có 21 điểm sạt lở bờ biển, trong đó có 5 điểm đặc biệt nguy hiểm; tốc độ sạt lở trung bình 5m/năm. Các sông, suối lớn trên địa bàn cũng đang có 152 điểm bị sạt lở, trong đó 105 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm. Đáng lo ngại, tốc độ sạt lở đang ngày càng tăng, nhưng các công trình chống sạt lở lại đang được triển khai xây dựng rất chậm.
Những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức vùng dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được tỉnh Quảng Ngãi quan tâm. Qua đó, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ở các huyện miền núi.
Mặc dù được bàn giao năm 2010, song hệ thống xử lý nước thải và lò đốt rác tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi không hoạt động từ nhiều năm nay. Tình trạng này không những gây lãng phí kinh phí đầu tư mà còn gây ô nhiễm nghiêm trọng cho Bệnh viện.
Huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) có hơn 60 ngàn dân, gần 85% là người H’rê. Đây là vùng đất cách mạng kiên trung, người dân nơi đây từng vượt qua những thời kỳ gian khó nhưng vô cùng bất khuất với cuộc khởi nghĩa Ba Tơ 1945 quật cường. Đến Ba Tơ hôm nay ai cũng cảm nhận được sự đổi thay, phát triển đầy ấn tượng của mảnh đất anh hùng này.
Năm 2001, người dân xã Bình Khương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vui mừng được tham gia dự án Đa dạng hóa nông nghiệp. Theo đó, người dân được vay vốn để chuyển đổi trồng cây cao su. Tại thời điểm đó, loại cây này được mệnh danh là “vàng trắng”. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thiên tai, cao su hiện nay lại trở thành gánh nặng của người dân.
Mắm Nhum là đặc sản tiến vua của người dân biển Quảng Ngãi, nên mắm Nhum còn được gọi với cái tên hoa mỹ là “Mắm Tiến Vua” hay “Mắm quý tộc”.
Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ngãi đẩy mạnh phong trào xuất khẩu lao động (XKLĐ), bởi đây là một phương án khả thi, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống người dân. Để đảm bảo các điều kiện ra nước ngoài lao động, hộ nghèo, hộ DTTS được tiếp cận với kênh cho vay vốn XKLĐ. Tuy nhiên, do nhiều thủ tục ràng buộc, khiến cho người lao động khó tiếp cận với nguồn vốn này.
Những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi đã phát huy tốt vai trò là cầu nối, đầu tàu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa... Báo Dân tộc và Phát triển giới thiệu đến bạn đọc một số tấm gương tiêu biểu.
Những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi đã bỏ ra hơn 400 tỷ đồng đầu tư gần 500 công trình nước sinh hoạt nông thôn. Tuy nhiên, nghịch lý là một nửa trong số đó vừa “sinh” đã “tử”, hoạt động kém hiệu quả hoặc phải “đắp chiếu”, gây lãng phí nguồn vốn.
Tại không ít địa phương, tư tưởng không muốn thoát nghèo để tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước vẫn còn khá phổ biến trong người dân, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa. Thế nhưng, tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa (Lào Cai), thời gian gần đây, không cần sự vận động của chính quyền địa phương, nhiều hộ dân vẫn chủ động viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo.
Ngày 23/7/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức buổi Gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi. Thừa ủy quyền của Lãnh đạo UBDT, ông Võ Văn Bảy, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng điều phối Chương trình 135 đã tiếp đoàn. Cùng dự có đại diện một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT và 26 đại biểu là Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi.
Đồng muối Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) là vựa muối nổi tiếng bậc nhất miền Trung, gắn liền với lịch sử, văn hóa, truyền thống và con người địa phương. Tuy nhiên gần đây, người dân đang lo ngại về sinh kế của mình khi bị thu hồi 10ha đồng muối để xây dựng Dự án khu dân cư kết hợp chỉnh trang đô thị Sa Huỳnh.
Xưa kia, hai bên triền sông Vực Hồng, thuộc xã Nghĩa Hòa, tỉnh Quảng Ngãi là “thủ phủ” của cây lác, cói. Những năm thịnh vượng, cả xã có hơn 200 khung dệt, 2/3 số hộ dân làm nghề dệt chiếu. Tuy nhiên, do đầu ra không ổn định, số hộ làm nghề cứ thế ít dần. May mắn là vẫn còn một số ít người tâm huyết muốn giữ lại nghề truyền thống của cha ông đã “cứu” làng nghề khỏi nguy cơ bị mai một.
UBND các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về tình hình sạt lở bờ biển và bồi lấp cửa sông trên địa bàn.
Những ngày này, trên các tuyến đường ở thành phố Quảng Ngãi, rác thải chất thành đống to tràn xuống cả lòng đường bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Những năm qua, do tác động của biến đổi khí hậu, biển xâm thực mạnh gây sạt lở nghiêm trọng tới nhiều ngôi làng ven biển ở các tỉnh miền Trung như Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi. Tình trạng này, khiến không ít ngôi làng bị “ngoạm” mất nhiều diện tích đất, đời sống người dân vô cùng khó khăn.
Trong các làn điệu dân ca các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi, hát Kalêu là điệu hát quen thuộc của người Hrê.
Đó là chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Quảng Ngãi (ngày 2/7) về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Suốt 15 năm qua, trên dòng sông rin luôn thấp thoáng bóng dáng của một ông lão cùng với chiếc bè được kết bằng những thân cây lồ ô, xuôi ngược đưa học sinh qua sông để tìm con chữ. Đó là ông Đinh Văn Rét (dân tộc Hrê 70 tuổi, ở thôn Nước rin, xã Sơn bao, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi).