Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nạn tảo hôn trong đồng bào các DTTS ở Quảng Ngãi đã có chiều hướng giảm. Song, điều trăn trở hiện nay là vẫn còn một bộ phận người dân miền núi xem tảo hôn là chuyện bình thường, nên đây vẫn là câu chuyện rất gian nan.
Kết quả phúc khảo kỳ thi tuyển giáo viên năm 2017-2018 của tỉnh Quảng Ngãi có nhiều dấu hiệu bất thường, khiến dư luận xôn xao (Báo Dân tộc và Phát triển đã có bài phản ánh, đăng trên số báo ra ngày 19/4/2018). Trước sức ép của dư luận, ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức chấm thẩm định và kết quả cũng có nhiều bất ngờ.
Mắm chua cá cơm là đặc sản lâu đời gắn bó với người dân xứ Quảng. Với bí quyết riêng biệt, khi mở hũ mắm ra, cách xa mười hai, mươi mét vẫn cảm nhận được hương thơm nồng nàn thoát ra từ hũ mắm, lan tỏa trong không khí.
Sau 7 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn ở Quảng Ngãi ngày càng khởi sắc. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư công có hạn; một số địa phương gặp khó trong huy động vốn, nhưng quyết định đầu tư nhiều công trình, dẫn đến gia tăng nợ đọng. Hiện các địa phương này vẫn đang loay hoay tìm nguồn vốn để trả nợ.
Tái định cư nghĩa là di chuyển từ nơi ở cũ sang một nơi ở mới. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như nơi ở cũ trong tình trạng nguy hiểm sạt lở, hay ở những vùng thiếu đất sản xuất, nước sinh hoạt một cách trầm trọng…
Vì nhiều nguyên nhân, những năm qua, hàng loạt các trường mầm mon (MN), ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi thiếu chức danh phó hiệu trưởng.
Những năm qua, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã triển khai nhiều chương trình, dự án giảm nghèo, nhưng hiệu quả thấp, thiếu tính bền vững nên nhiều hộ đã xóa được nghèo nhưng lại tái nghèo. Trước thực tế này, huyện Trà Bồng đã rà soát, nghiên cứu và xác định lại các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương. Theo đó, địa phương vẫn lựa chọn lĩnh vực nông-lâm nghiệp là kinh tế chủ đạo và tập trung hướng dẫn người dân phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa bền vững.
Do địa hình bị chia cắt mạnh với nhiều sông sâu, núi cao nên người dân ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi như: Sơn Tây, Tây Trà thường phải đối diện với tình trạng sạt lở đất.
Hôm qua, nhiều tờ báo đồng loạt đưa tin “nóng”: Cả nghìn tấn dưa hấu chín ứ đọng ngoài đồng ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi!.
Lâu nay, tại các huyện miền núi, tỉnh Quảng Ngãi người dân vẫn giữ tập quán sản xuất lạc hậu, dựa hoàn toàn vào tự nhiên, với suy nghĩ “gieo giống là ở người còn chuyện được mất là nhờ trời”.
Những năm qua, tại các tỉnh khu vực Duyên hải miền Trung đã triển khai thực hiện nhiều chính sách quan tâm động viên, khích lệ những Người có uy tín. Từ đó, họ đã có nhiều đóng góp trong việc giữ bình yên cho thôn làng, vận động bà con từ bỏ hủ tục, cùng nhau phát triển kinh tế.
Những ngày qua, dư luận tỉnh Quảng Ngãi xôn xao trước kết quả phúc khảo kỳ thi tuyển giáo viên năm 2017-2018 của tỉnh. Bởi lẽ, một số thí sinh sau khi phúc khảo có số điểm tăng vọt so với kết quả chấm lần đầu. Vì thế, một số thí sinh nằm trong tốp điểm cao (nhóm đậu) thành thấp điểm (nhóm rớt) và ngược lại...
Sau hơn 06 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) đã làm cho các vùng quê của tỉnh Quảng Ngãi bừng lên sức sống mới. Tuy nhiên, các xã bãi ngang ven biển và hải đảo với những đặc thù điều kiện tự nhiên, địa hình lại gặp không ít khó khăn, thách thức trên hành trình chinh phục NTM.
Mục tiêu của Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất tại các huyện miền núi là “trao cần câu” để người nghèo tự vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, việc triển khai chính sách này vẫn còn nhiều bất cập.
Việc anh Phạm Văn Kim, 34 tuổi, trú xã Ba Ngạc, huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) mang súng tự chế vào rừng săn thú rồi bắn trúng bạn đi săn khiến nạn nhân tử vong, đang tiếp tục là hồi chuông cảnh báo cho người dân vùng cao, biên giới trong việc quản lý, sử dụng súng trái phép để săn bắn.
Miền núi Quảng Ngãi là nơi có nhiều hồ, đập thủy lợi, sông, suối thuận lợi cho phát triển nuôi cá nước ngọt. Toàn vùng hiện có hơn 750ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.
Trước tình trạng thương lái đưa tỏi từ đất liền ra đảo và gắn mác tỏi Lý Sơn để thu lợi bất chính, chính quyền huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ thương hiệu cho loại nông sản được coi là “vàng trắng” của mình.
Kèn Amáp là loại nhạc cụ độc đáo của dân tộc Cor, huyện Trà Bồng, Tây Trà, Quảng Ngãi. Không biết loại kèn này có từ khi nào, chỉ biết rằng đây là loại nhạc cụ gắn bó bao đời nay với người Cor. Đặc biệt khi Xuân về Tết đến, tiếng kèn amáp lại có dịp cất lên từ những bản làng người Cor.
Những ngày trung tuần tháng Bảy, về lại các huyện miền núi Quảng Ngãi, chạy xe trên những con đường được thảm nhựa hoặc bê tông phẳng lì uốn quanh những cánh rừng già bạt ngàn, những khu vườn xum xuê cây trái, mới cảm nhận được hết cuộc sống của bà con đang đổi thay từng ngày nhờ những con đường thông thương, thuận lợi…
Sáng ngày 16/3, hàng nghìn người dân cùng nhiều đoàn khách quốc tế về xã Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi) dành phút mặc niệm tưởng nhớ 504 thường dân vô tội bị quân đội Mỹ sát hại 50 năm trước tại thôn Mỹ Lai, làng Sơn Mỹ.