Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi là một trong những nội dung quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đang được tỉnh Quảng Ngãi tập trung chỉ đạo các địa phương khẩn trương thực hiện. Đến nay, nhiều công trình đã được khởi công, hứa hẹn làm thay đổi nhanh diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.
Mặc dù chịu nhiều tác động không nhỏ từ quá trình giao thoa văn hóa giữa các dân tộc trên cùng địa bàn sinh sống nhưng bao thế hệ người Hrê sinh ra và lớn lên ở Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) vẫn luôn ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.
Theo ông Trần Trung Triết, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, Đảng bộ huyện đã huy động và triển khai hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước và Nhân dân. Từ nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh và Trung ương, Ba Tơ đã lồng ghép với Chương trình 30a, 135... đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình dân sinh, hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi, điện, trạm y tế và trường học; trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Từ sự kiện UNESCO công nhận nghệ thuật Bài chòi là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (tháng 5/2018), di sản này đang dần hồi sinh, lấy lại sức sống. Những nghệ nhân, cán bộ công tác trong ngành văn hóa tại huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) tiếp tục nỗ lực để làm hồi sinh loại hình nghệ thuật này.
Cùng với Bộ Y tế đang tập trung toàn lực hỗ trợ “chia lửa” với Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi dập dịch Covid-19, với trách nhiệm của công ty dinh dưỡng hàng đầu của cả nước, luôn đồng hành cùng chính phủ và cộng đồng trong “cuộc chiến” với đại dịch, Vinamilk đã nhanh chóng hỗ trợ gần 170.000 các sản phẩm dinh dưỡng cần thiết đến các khu vực cách ly của 3 địa phương: TP. Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Vùng đất Trà Bồng (Quảng Ngãi), từ lâu đã được mệnh danh là “thủ phủ” của cây quế. Thời điểm này, đồng bào Cor ở vùng cao Trà Bồng đang bắt đầu bước vào mùa thu hoạch quế. Vỏ quế năm nay có giá cao hơn mọi năm nên đã giúp nhiều hộ dân có nguồn thu đáng kể từ cây trồng này.
Với tấm lòng hướng về đồng bào DTTS, không ngại núi cao, vực sâu các y, bác sĩ ở Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ của tỉnh Quảng Ngãi đã nhiều lần tình nguyện đến với đồng bào. Dẫu vất vả nhưng ai nấy đều rạng ngời niềm vui khi được tận tay chăm sóc sức khỏe cho đồng bào vùng cao.
Nhiều người dân trồng rừng ở tỉnh Quảng Ngãi vẫn giữ thói quen, sau khi khai thác keo thì tiến hành đốt cành lá, lớp thực bì để chuẩn bị cho vụ trồng mới. Cách làm này đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, dẫn đến nhiều hệ lụy xấu đối với mục tiêu phát triển rừng bền vững. Hiện, các ngành chức năng của tỉnh Quảng Ngãi đang hỗ trợ và định hướng cho người dân cách trồng, khai thác rừng hợp lý hơn.
Hàng chục ngôi nhà cổ có tuổi đời 150-200 năm trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) được giữ gìn qua các thế hệ, đến nay vẫn vững vàng trước sóng gió biển khơi.
Hiện tại, giá keo nguyên liệu trên thị trường tăng cao, bình quân khoảng 1,2 triệu đồng/tấn. Do đó, người trồng keo ở các địa phương ồ ạt khai thác keo non để bán... Thực tế này đã diễn ra nhiều năm tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, nhưng chính quyền địa phương vẫn không có cách nào để ngăn chặn. Việc bán keo non chỉ mang lại cái lợi trước mắt nhưng về lâu dài, người nông dân vẫn bị thiệt.
Sau gần 8 năm đi vào hoạt động, Nhà máy xử lý rác của ông Trương Minh (xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) đã giải quyết lượng lớn rác của hơn 5.000 hộ dân toàn xã. Ông Minh được vinh danh là “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2018 do Trung ương Hội Nông dân trao tặng.
Thôn Thọ An, xã Bình An, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là thôn người Cor sinh sống tập trung duy nhất tại huyện Bình Sơn. Hàng trăm năm trước, sau cuộc di cư từ 2 nhánh phía Trà My (Quảng Nam) và huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi), họ đã định cư tại mảnh đất này và lập làng Thọ An.
Trên diện tích 3.000m2, anh Nguyễn Văn Định (thôn Tây, xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đã áp dụng phương pháp trồng tỏi sạch từ mùn, rác hữu cơ. Sau hơn 5 tháng trồng tỏi sạch từ mùn, rác hữu cơ, anh Định thu về 3 tấn tỏi tươi, phương pháp này mang lại sản lượng tương đương cách làm tỏi truyền thống và giảm chi phí chỉ còn khoảng 40%, giá bán ra thị trường tỏi sạch, cao hơn khoảng 250.000 đồng/kg tỏi khô.
Chị Trịnh Thị Thanh Hà, thôn Đề An, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi gắn bó với cây atiso đỏ do chính tay chị nhân lên từ 2 cây atiso ban đầu. Vườn atiso đỏ đầu tiên trên đất Quảng Ngãi trồng theo hướng an toàn đã cho thu hoạch.
Những năm qua, nhiều chương trình, dự án giảm nghèo đã được triển khai ở các huyện miền núi Quảng Ngãi. Tuy nhiên, bên cạnh những mô hình phát huy hiệu quả, thì cũng có không ít mô hình “chết yểu”, gây lãng phí nguồn lực đầu tư của Nhà nước.
Ngày 6/11, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do ông Y Dẫn Êban, Vụ phó Vụ Địa phương II làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND huyện Trà Bồng; đại diện một số cơ quan ban ngành tỉnh Quảng Ngãi về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc tại địa phương năm 2018.
Xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) là nơi sinh sống lâu đời của người Cor, người Hrê, nằm biệt lập giữa núi rừng Cà Đam. Xã có 485 hộ, 1.936 nhân khẩu, được chia làm 6 thôn, mỗi thôn “trấn giữ” một quả núi. Cơ sở vật chất thiếu thốn, đường sá đi lại khó khăn, cách trở nên đa số người dân trong xã đều thuộc diện hộ nghèo. Thậm chí, có những thôn hộ nghèo chiếm 100%...
Ban Quản lý Công viên địa chất Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) vừa phối với Viện Khoa học địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội nghị thông tin Công viên địa chất Lý Sơn với sự tham gia của nhiều chuyên gia có tên tuổi ở trong nước và quốc tế. Những thông tin từ Hội nghị nhằm hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất Lý Sơn là Công viên địa chất toàn cầu, đồng thời phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển của tỉnh Quảng Ngãi theo hướng bền vững.
Nhiều gia đình ở xã Ba Dinh, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) phải di dời nhà cửa đến nơi ở khác vì sạt lở núi. Do chưa xây dựng được khu tái định cư (TĐC), nên người dân đã dựng nhà dưới ruộng để ở. Việc dựng nhà dưới ruộng tiềm ẩn rủi ro vì chân đất yếu không đảm bảo độ an toàn, phá vỡ quy hoạch đất sản xuất. Bên cạnh đó, một phần diện tích ruộng không được gieo trồng sẽ dẫn đến thiếu ăn giáp hạt.
Âm nhạc là linh hồn của cuộc sống. Ngoài cồng chiêng là nhạc cụ truyền thống gắn bó sâu đậm với đời sống văn hóa của các dân tộc vùng Trường Sơn-Tây Nguyên, người Cor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi còn lưu giữ những loại nhạc cụ độc đáo và đặc sắc, trong đó có nhạc cụ hơi a-máp và đàn dây bró.