Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Ngãi: Người dân ồ ạt bán keo non

PV - 10:36, 26/03/2019

Hiện tại, giá keo nguyên liệu trên thị trường tăng cao, bình quân khoảng 1,2 triệu đồng/tấn. Do đó, người trồng keo ở các địa phương ồ ạt khai thác keo non để bán... Thực tế này đã diễn ra nhiều năm tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, nhưng chính quyền địa phương vẫn không có cách nào để ngăn chặn. Việc bán keo non chỉ mang lại cái lợi trước mắt nhưng về lâu dài, người nông dân vẫn bị thiệt.

Keo chưa đủ tuổi nhưng vì khó khăn nên người dân phải bán non, thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng đến kế hoạch trồng rừng gỗ lớn của ngành Nông nghiệp. Keo chưa đủ tuổi nhưng vì khó khăn nên người dân phải bán non, thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng đến kế hoạch trồng rừng gỗ lớn của ngành Nông nghiệp.

Những năm gần đây, phong trào trồng rừng ở các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt là ở các huyện miền núi phát triển rất mạnh. Nhiều hộ gia đình ngoài việc mở rộng diện tích trồng, còn thuê đất và vay vốn ngân hàng để trồng rừng. Vì vậy, khi giá keo nguyên liệu tăng cao, người dân ồ ạt bán keo non để có tiền trang trải cuộc sống. Nếu đúng theo chu kỳ sinh trưởng của cây keo, thì phải từ 6-7 năm mới khai thác được. Ở độ tuổi này, cây keo sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng và nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho các nhà máy chế biến. Tuy nhiên, rất nhiều hộ dân bán keo khi chỉ mới hơn 3 năm tuổi.

Với 5ha keo trồng theo hình thức xen kẽ, nên năm nào ông Đinh Văn Huy, ở xã Phổ Phong (Đức Phổ) cũng khai thác khoảng 1ha keo để bán. Tuy nhiên, những năm vừa qua, giá keo giảm, nên chỉ khi keo được 5-6 năm tuổi thì ông Huy mới khai thác. Nhưng từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá keo nguyên liệu tăng liên tục, hiện đạt mức 1.180.000 đồng/tấn, nên ngoài 1ha keo 5 năm tuổi, ông Huy còn khai thác thêm 3ha keo từ 3-3,5 năm tuổi để bán.

Tương tự dù chưa đến chu kỳ khai thác nhưng do thiếu vốn đầu tư sản xuất, nhu cầu trang trải cuộc sống nên nhiều hộ trồng rừng ở huyện Minh Long phải bán keo non.  Đơn cử như gia đình ông Đinh Văn Hiệp vừa bán gần 3ha keo 3 năm tuổi, năng suất chỉ đạt gần 60 tấn/ha. Với giá bán gần 1.200.000 đồng/tấn, sau khi trừ chi phí khai thác, gia đình ông Hiệp thu được gần 54 triệu đồng/ha. Nhưng nếu để đúng chu kỳ khai thác, tức 6-7 năm tuổi, thì diện tích keo trên sẽ cho năng suất từ 120 -130 tấn/ha, doanh thu trên 120 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, ông Hiệp vẫn nói: “Nếu để thêm 3-4 năm nữa thì chắc gì giá bán sẽ cao như hiện nay, đó là chưa kể thiệt hại do mưa bão”.

Theo các thương lái, nguyên nhân khiến giá keo nguyên liệu liên tục tăng trong thời gian qua là do thị trường Trung Quốc nhập hàng mạnh, cộng với nhu cầu tiêu thụ của các nhà máy sản xuất và chế biến giấy ở trong nước tăng cao. Tuy nhiên, việc khai thác keo chưa đủ tuổi kéo theo nhiều hệ lụy, đó là năng suất rừng trồng giảm sút, chất lượng gỗ thấp, nên lợi nhuận thực tế mà người trồng keo thu được không cao.

Theo tính toán, với những diện tích keo thu hoạch chưa đúng chu kỳ khai thác, lợi nhuận sẽ giảm từ 25-30 triệu đồng/ha so với keo đủ tuổi.

Khó khăn dẫn đến phải bán keo non, người dân và cả chính quyền đều thấy tiếc. Nhằm hạn chế tình trạng này, chính quyền cũng chỉ biết tuyên truyền, vận động, chứ không thể xử lý. Vì rừng cây là của người dân. Việc khai thác, sử dụng do họ quyết định. Ông Nguyên Đại, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Ngãi cho rằng: Xảy ra tình trạng bán keo non là do người trồng keo trong tỉnh chưa liên kết với các doanh nghiệp lớn để trồng keo xen cây gỗ lớn, cũng như chưa thực hiện việc trồng rừng và quản lý rừng bền vững. Vì vậy, người dân khai thác keo không tuân thủ theo chu kỳ, mà theo giá thu mua nguyên liệu.

Định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian tới, sẽ hạn chế việc xuất khẩu dăm gỗ với mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng, theo hướng phát triển lâm nghiệp đa chức năng. Bên cạnh đó, sẽ chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ khai thác gỗ non sang gỗ lớn, nhằm tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, giảm dần nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Vì vậy, hạn chế việc mua bán keo non là điều hết sức cần thiết.

“Ngành Nông nghiệp và chính quyền các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu rõ những thiệt hại khi bán keo non; đồng thời vận động người dân trồng keo xen kẽ với trồng rừng gỗ lớn; tham gia trồng rừng, quản lý và phát triển nghề rừng theo hướng hiệu quả, bền vững”, ông Nguyễn Đại chia sẻ thêm.

Ngành Nông nghiệp và chính quyền các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu rõ những thiệt hại khi bán keo non; đồng thời vận động người dân trồng keo xen kẽ với trồng rừng gỗ lớn; tham gia trồng rừng, quản lý và phát triển nghề rừng theo hướng hiệu quả, bền vững” (Ông Nguyên Đại, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Ngãi)

ĐẠT THÀNH NHÂN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lào Cai hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp

Lào Cai hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp

Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh Lào Cai có 84 dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, chiếm khoảng 1,2% tổng số dự án đầu tư toàn xã hội trên địa bàn. Trong số đó có 58 dự án đã đi vào hoạt động nhưng có tới 33 dự án (chiếm 57%) đang gặp khó khăn, cần được hỗ trợ, tháo gỡ hoặc phải dừng hoạt động.
Giới thiệu nhiều tư liệu, hình ảnh quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Triển lãm thế giới

Giới thiệu nhiều tư liệu, hình ảnh quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Triển lãm thế giới

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 23-5, Nhà Triển lãm Việt Nam tại Triển lãm thế giới (World Expo 2025) ở Osaka, Kansai, Nhật Bản, đã khai mạc triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị”.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh tiếp xã giao Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh tiếp xã giao Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 23/5, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng đã tiếp đón Đoàn công tác do Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới (thuộc UNESCO) Lazare Eloundou Assomo dẫn đầu, trong chuyến thăm và làm việc tại Quảng Ninh.
Ba thôn ở xã Y Tý bị chia cắt do mưa lũ

Ba thôn ở xã Y Tý bị chia cắt do mưa lũ

Môi trường sống - Trọng bảo - 1 giờ trước
Đêm về sáng ngày 23/5, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, nhiều nơi có mưa to, đến rất to. Mưa lớn đã gây thiệt hại nhiều tài sản, hạ tầng trên địa bàn.
Ngày hội việc làm dành cho sinh viên DTTS

Ngày hội việc làm dành cho sinh viên DTTS

Giáo dục - Minh Anh - 1 giờ trước
Sáng 23/5, tại Hà Nội, Học viện Dân tộc tổ chưc Ngày hội việc làm cho sinh viên DTTS năm 2025. Ngày hội việc làm là cầu nối giúp sinh viên của Học viện Dân tộc có cơ hội tiếp xúc, thể hiện năng lực bản thân và tìm kiếm cơ hội việc làm đúng chuyên ngành đào tạo tại các doanh nghiệp uy tín.
Ninh Thuận: Bàn giao nhà ở cho đồng bào DTTS xã Nhơn Sơn

Ninh Thuận: Bàn giao nhà ở cho đồng bào DTTS xã Nhơn Sơn

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Chiều 23/5, tại xã Nhơn Sơn, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, tổ chức Lễ bàn giao nhà ở cho đồng bào DTTS thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở. Đến dự có các ông Nguyễn Văn Nhựt, Bí thư Huyện ủy; Kiều Tấn Thịnh, Chủ tịch UBND huyện Ninh Sơn cùng đông đảo cán bộ và nhân dân xã Nhơn Sơn.
Huyền bí động Ngườm Ngao

Huyền bí động Ngườm Ngao

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Huyền bí động Ngườm Ngao. Nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Guồng nước - Nét văn hóa miền Tây xứ Thanh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ

Thời sự - Minh Nhật - 19:33, 23/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 70/CĐ-TTg ngày 23/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị ngập sâu, giao thông tê liệt, nguy cơ cao xảy ra sạt lở

Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị ngập sâu, giao thông tê liệt, nguy cơ cao xảy ra sạt lở

Tin tức - Minh Nhật - 16:49, 23/05/2025
Từ đêm 22/5, mưa bắt đầu xuất hiện tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và kéo dài đến sáng 23/5. Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến đường ở Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái ngập sâu, nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét ở các khu vực vùng núi.
Kiên Giang: Kiểm tra bắn đạn thật đối với lực lượng vũ trang năm 2025

Kiên Giang: Kiểm tra bắn đạn thật đối với lực lượng vũ trang năm 2025

Tin tức - Tiến Vinh - Minh Triết - 16:47, 23/05/2025
Ngày 23/5, tại thao trường bắn súng bộ binh của Tiểu đoàn 207, thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang. Thủ trưởng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang tổ chức kiểm tra bắn đạn thật súng K54 cho sĩ quan và súng tiểu liên AK cho Quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan năm 2025. Đại tá Phạm Văn Thắng - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Kiên Giang trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị, chỉ huy mọi nhiệm vụ trong đợt thực hành bắn đạn thật năm 2025.
Mê đắm Trà Nhiêu

Mê đắm Trà Nhiêu

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 16:43, 23/05/2025
Được xây dựng thành Làng du lịch sinh thái cộng đồng hơn 15 năm trước, Trà Nhiêu đã trải qua không ít chông chênh nhưng cũng gặt hái được những "trái ngọt" đầu mùa. Giờ đây, Trà Nhiêu ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước nhờ vẻ đẹp thiên nhiên mộc mạc và sự hiền hòa, mến khách của người dân nơi đây.
Thủ tướng: Thế giới giảm tăng trưởng nhưng Việt Nam phấn đấu đạt mức cao

Thủ tướng: Thế giới giảm tăng trưởng nhưng Việt Nam phấn đấu đạt mức cao

Thời sự - PV - 15:05, 23/05/2025
Thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội sáng 23/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ về các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao trong khi thế giới hạ dự báo tăng trưởng, đặc biệt là thực hiện 3 đột phá chiến lược, triển khai bộ tứ trụ cột, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, chuyển đổi trạng thái phục vụ người dân và doanh nghiệp, cắt giảm tối đa thủ tục, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, xây dựng quy hoạch, tiêu chuẩn, điều kiện để người dân, doanh nghiệp cứ thế làm những gì pháp luật không cấm.