Cậu bé dân tộc Nùng Lù Văn Chiến (SN 2012) sống trên vùng núi cao hẻo lánh Hoàng Su Phì (Hà Giang). Từ khi sinh ra, cậu đã mang theo đôi chân khuỳnh khoèo nên không thể đi được mà chỉ có thể di chuyển bằng cách bò lết nửa người. Thế nhưng, cậu bé đã may mắn được nhiều người giúp đỡ, để có thể bước đi trên đôi chân của mình và có một gia đình đầy đủ. Câu chuyện của Chiến được báo chí, truyền thông trong và ngoài nước lan tỏa, như một minh chứng cho thấy lòng tốt của những người lạ mặt có thể cứu giúp cuộc đời của một con người như thế nào.
Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, theo phong trào làm kinh tế mới, nhiều hộ đồng bào Tày, Nùng rời vùng núi Tây Bắc di dời đến các địa phương trong cả nước để xây dựng cuộc sống mới, trong đó có xã Ea Ly, huyện Sông Hinh (Phú Yên).
Nếu ai đã từng đặt chân đến xứ Lạng vào những dịp có lễ hội, chắc hẳn sẽ không quên những giai điệu hát sli dặt dìu làm say đắm lòng người. Hát sli là món ăn tinh thần không thể thiếu, là bản sắc văn hóa của đồng bào Nùng nơi vùng đất biên cương của Tổ quốc.
Thôn Cầu Nhạc, xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Nùng (thuộc nhóm Nùng Phàn Shình). Đồng bào định cư ở đây từ lâu đời, tạo nên vùng văn hóa mang bản sắc riêng. Trong đời sống, đồng bào còn lưu giữa được nhiều vốn di sản văn hóa, trong số đó trang phục truyền thống.
Từ những hình ảnh bình yên kèm theo chất giọng nhẹ nhàng, cô sơn nữ Nông Cẩm Quỳnh đã trở thành hot Tiktoker sở hữu lượng theo dõi khủng, những video triệu view. Và còn nhiều điều ấn tượng với cô gái người Nùng 9x ở thôn Đồng Dài, xã Thượng Ấm, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) trên hành trình quảng bá ẩm thực, nông sản xứ Tuyên.
Kinh tế -
Kim Anh -
15:45, 12/11/2021 Nuôi ước mơ khởi nghiệp từ chính bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, Chu Thị Thảo, sinh năm 1991, dân tộc Nùng ở Cao Bằng đã quyết định đầu tư mở quán cà phê dân tộc tại Cao Bằng và Hà Nội, thu hút đông đảo lượng khách tới trải nghiệm.
Tối 18/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hát Sli của người Nùng” xã Xuân Dương, huyện Na Rì và giao lưu nghệ thuật chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).
Nhận thấy ở địa phương có lợi thế về trồng rau các loại, chàng trai người Nùng ở thôn Bó Lách, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã quyết định về quê khởi nghiệp từ việc trồng rau sạch. Mùa nào thức nấy, vườn rau sạch của Lâm Đình Trọng cho thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.
Lễ cúng mừng cơm mới là một nét văn hóa truyền thống mang tính nhân văn sâu sắc, được đồng bào dân tộc Nùng coi trọng và gìn giữ từ đời này qua đời khác. Mỗi mùa lúa chín, là khoảng thời gian để người thân trong gia đình, làng xóm hội ngộ, chung vui, chia sẻ với nhau công việc làm ăn, xây dựng gia đình và thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng…
Ngược lên thượng nguồn dòng sông Chảy, chúng tôi đến thôn Bản Mế (xã Bản Mế) nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Nùng ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Điều khiến chúng tôi ấn tượng nhất, là màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng già nguyên sinh.
Xã hội -
PV -
15:37, 27/08/2020 “Chú có nhìn thấy những ngôi nhà xây khang trang kia không? Ở xã Nàn Sán có 1/3 nhà là nhà xây thì đều của những hộ người Nùng cả. Thế chưa là gì đâu, đến 2/3 nhà xây hoành tráng ở thị trấn Si Ma Cai (Lào Cai) ở những vị trí “đắc địa” cũng đều do người Nùng xã Nàn Sán sở hữu đấy. Người Nùng ở đây làm nhiều nghề mưu sinh, nhưng nghề chính là tráng bánh phở, bán phở chợ phiên”, anh Trần Văn Kình, Bí thư Đảng ủy xã Nàn Sán khoe.
Chưa biết nguồn gốc viên ngói từ đâu nhưng cách nay hơn 40 năm, bà con người Nùng Dín ở xã Tung Chung Phố (huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) đã truyền cho nhau nghề làm ngói đất nung để lợp mái nhà. Ngày nay, nghề làm ngói truyền thống của người Nùng Dín dường như mai một, ít người duy trì nghề truyền thống này nữa.
Phóng sự -
Phạm Việt Thắng -
09:53, 21/03/2022 Từ những năm 1990 của thế kỷ trước, có những đôi chân trần đã vượt gần nghìn cây số từ Cao Bằng đến định cư ở xã Yên Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An). “Những đồi cây khát nắng” ở đây, đã không làm họ nao núng. Bàn tay tóe máu, gót chân nứt nẻ, để hôm nay họ đã lập nên bản nên làng với một cuộc sống no đủ…
So với hơn chục năm trước đây, giờ cuộc sống của người Nùng ở Khăm Kheo đã tiến bộ vượt bậc rồi. Có một nét văn hóa, mà người Nùng Khăm Kheo tự hào lắm, là bà con vẫn tự tay trồng lấy cây chàm, tự mua vải về nhuộm để may lấy chiếc áo, chiếc váy, chiếc khăn cho mình.
Với người Nùng ở Tuyên Quang, Rằm tháng Bảy - lễ "Pây Tái" - là một trong hai cái Tết quan trọng nhất của năm, sau Tết Nguyên đán. Tên gọi là Tết Rằm tháng Bảy nhưng thực chất lễ cúng sẽ được tiến hành vào ngày 14/7 âm lịch. Điều đặc biệt ở đây là tất cả nhưng món ăn dâng lên bàn thờ gia tiên trong ngày này đều do các bà, các mẹ tự tay chuẩn bị, nấu nướng.
Người Nùng ở Cao Bằng có tục uống rượu bằng thìa trong các dịp đám cưới, vào nhà mới, mừng thọ hoặc mỗi khi có khách đến chơi nhà hay có thức ăn ngon, thìa rượu luôn “mở đầu câu chuyện”.
Lễ cấp sắc then của người Nùng ở Cao Bằng là một nghi lễ lớn trong đời người làm thầy. Thầy tào sẽ cấp ấn cho đệ tử được cấp sắc chứng nhận đủ khả năng tiến hành nghi lễ cúng bái, cầu an, đi cứu nhân độ thế cho bà con. Sau nghi lễ này, từ đây người đệ tử được cấp bằng và cấp chức sắc, cấp quan.