Triển khai Chương trình MTQG 1719, xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) được đầu tư xây dựng một số công trình phục vụ đời sống dân sinh. Theo đó, qua hơn 2 năm thực hiện, nhiều công trình này đã hoàn công và được đưa vào sử dụng, góp phần làm thay đổi diện mạo xã miền núi Chiêu Lưu và tạo điều kiện để đồng bào phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Dân tộc Ơ Đu là một trong 14 DTTS rất ít người, cư trú tại xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An). Những năm qua, từ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào có khó khăn đặc thù, đồng bào Ơ Đu đã ý thức tự vươn lên để thoát khỏi đói nghèo lạc hậu. Tuy nhiên, trên thực tế, với điểm xuất phát thấp, điều kiện môi trường sống ở những nơi hẻo lánh, thường bị ảnh hưởng từ thiên tai, lũ lụt...cuộc sống của người Ơ Đu còn muôn vàn khó khăn. Để đồng bào phát triển toàn diện bền vững, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 đã thiết kế riêng Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiếu số rất ít người và nhóm dân tộc còn khó khăn.
Phóng sự -
Thanh Nguyễn -
08:20, 08/11/2023 Dẫu các điểm sạt lở, ngập lũ nhiều, nhu cầu người dân được di dời đến nơi an toàn là rất lớn… nhưng do thiếu kinh phí nên địa phương cũng đành “bó tay”. Thực hiện Chương trình MTQG 1719, đã có nhiều dự án được khởi động và triển khai, nhưng vẫn là như “muối bỏ biển”.
Phóng sự -
Thanh Nguyễn -
21:34, 07/11/2023 Mỗi năm, thiên tai đã “cướp trắng” hàng trăm tỷ đồng ở Nghệ An biến bản, làng... tiêu điều hơn, xơ xác hơn sau lũ, sau sạt lở. Con số thiệt hại ấy, bằng rất nhiều năm thu ngân sách của những huyện nghèo nơi miền biên viễn khiến địa phương đã nghèo càng thêm nghèo.
Phóng sự -
Thanh Nguyễn -
21:13, 06/11/2023 LTS: Một trong những khu vực ở Nghệ An thường xuyên chịu tác động của thiên tai, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân là vùng miền núi. Đã có rất nhiều phương án di dời dân đến địa điểm an toàn được đưa ra, nhưng thực tế là đang rất khó thực hiện bởi thiếu kinh phí “triền miên”. Mặc dù hiện nay, tỉnh Nghệ An đang thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 , trong đó đã có nhiều dự án được khởi động và triển khai nhằm quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết, nhưng nguồn kinh phí vẫn là như “muối bỏ biển”.
Cứ độ tháng 7, tháng 8 hằng năm, người dân ở các huyện miền núi Nghệ An như: Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương… lại rộn ràng vào mùa thu hoạch quả bo bo. Ở những huyện vùng cao của Nghệ An, bo bo được coi là lộc rừng, là cây xóa đói, giảm nghèo của người dân.
Đối tượng thụ hưởng ít, người dân không có nhu cầu, thời gian thực hiện quá ít, chưa có doanh nghiệp liên kết thực hiện… cũng đang là những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện Quỳ Châu (Nghệ An). Cũng bởi vậy mà huyện đã kiến nghị, xin điều chuyển trả nguồn vốn nhiều dự án trong năm 2023 không giải ngân hết, nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 đúng quy định, đối tượng
Xã hội -
Thanh Hải -
15:00, 29/10/2023 Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh Nghệ An về việc triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), địa phương đã đặt ra mục tiêu 52% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS và đặc thù vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hệ thống nước sinh hoạt tập trung bị cuốn trôi, đường giao thông nội bản bị xói lở nghiêm trọng… là hậu quả sau đợt mưa lũ hồi cuối tháng 9/2023 xảy ra tại bản Tạt, xã Yên Hợp (Quỳ Hợp, Nghệ An). Đáng chú ý, đây là 2 công trình có nguồn vốn đầu tư từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) vừa mới đưa vào sử dụng chưa lâu và cũng chưa được bàn giao.
Xã hội -
Thanh Hải -
14:50, 27/10/2023 Bất ổn xã hội, con trẻ thiếu được giáo dục của gia đình, mất cân bằng dân số, thiếu lao động địa phương… là những hệ lụy đang diễn ra khi tình trạng hàng ngàn lao động thiếu việc làm, hoặc việc làm không ổn định dẫn đến tha hương để tìm kế mưu sinh, hiện vẫn đang tiếp diễn ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung và của tỉnh Nghệ An nói riêng,
Để hiện thực hóa giấc mơ sinh kế bền vững cho đồng bào ở vùng khó, giải quyết nhu cầu người dân cần được giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSD) ở huyện Kỳ Sơn, đang được tỉnh Nghệ An xác định là nhiệm vụ cấp bách. Đây còn là điều kiện để địa phương có thể thực hiện các nội dung tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng, đang là nguyên nhân chính dẫn đến tiến độ nhiều dự án thuộc chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (chương trình MTQG 1719) tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An có nguy cơ chậm tiến độ.
Trước thực tế một số tiểu dự án do đối tượng thụ hưởng ít, hướng dẫn chưa đầy đủ, người dân không có nhu cầu, thiếu điều kiện thực hiện nên huyện Thanh Chương (Nghệ An), đã đề xuất phương án điều chỉnh kế hoạch vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
LTS: Vùng DTTS&MN Nghệ An trải dài trên 11 huyện, với dân số gần 1,2 triệu người, chiếm 41%; trong đó đồng bào DTTS có 491.267 người, chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh. Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế -xã hội, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh quốc phòng… vấn đề giải quyết việc làm để ổn định cuộc sống cho người lao động vùng DTTS&MN cũng đã được các cấp, ngành rất quan tâm. Đặc biệt, kể từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn từ 2021-2025, với nguồn lực đầu tư từ Chương trình, mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động đã được UBND tỉnh quyết liệt triển khai.
Trong tâm thức của những người làm công tác du lịch thì, du lịch văn hóa tâm linh gắn với nét đặc sắc văn hóa truyền thống của các DTTS, được xác định là 1 trong 3 “chân kiềng” của du lịch Nghệ An. Theo đó, cùng với du lịch biển và du lịch sinh thái và bản sắc văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS...,chính là nguồn tài nguyên có thể hái ra tiền từ hoạt động du lịch vùng DTTS ở miền Tây xứ Nghệ. Do vậy, thực hiện hiệu quả nội dung hỗ trợ, đầu tư giải quyết những vấn đề tồn tại, hạn chế nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với du lịch đặt ra tại Dự án 6, Chương trình MTQG 1719 được xem là “đòn bẩy” quan trọng để đạt mục tiêu này.
Phóng sự -
Thanh Nguyễn -
17:27, 22/10/2023 Trong những năm qua, ngoài chương trình chính sách dân tộc, Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An (BĐBP) đã chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai nhiều mô hình sinh kế, mô hình xã hội, giữ gìn an ninh trật tự... nhằm giúp bà con Nhân dân khu vực biên giới phát triển kinh tế, tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới, đảm bảo an ninh trật tự cơ sở... để lại nhiều dấu ấn tình người trong mỗi nếp nhà, trong mỗi bản làng, thôn xóm...
Tiến độ thực hiện cũng như giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) ở huyện Tương Dương đang rất thấp so với kế hoạch. Thậm chí, đang có tình trạng nguồn vốn thực hiện một số dự án phải xin điều chuyển, giảm so với kế hoạch ban đầu. Đại diện huyện Tương Dương thừa nhận: Tiến độ thực hiện cũng như giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719 đang bị chậm mất 4 tháng.
LTS: Miền tây xứ Nghệ giàu tiềm năng. Một trong những tiềm năng ấy, thì giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS chính là sức mạnh nội sinh, là động lực quan trọng để phát triển kinh tế từ hoạt động du lịch. Lâu nay, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS gắn với phát triển du lịch rất được các địa phương đặc biệt quan tâm bằng các chủ trương, nghị quyết, đề án cụ thể. Tuy nhiên, điều mà các địa phương ở Nghệ An đón đợi nhất vẫn là nguồn lực, cơ chế, chính sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đang được vận hành theo Dự án 6.
Trong câu chuyện trên nương, trên rẫy, chúng tôi được nghe nhiều về những tấm gương Người có uy tín ở vùng cao biên giới huyện Tương Dương (Nghệ An) cùng Bộ đội Biên phòng tuần tra đảm bảo an ninh biên giới; cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; là đầu tàu gương mẫu phát triển kinh tế và vận động bà con dân bản xóa đói, giảm nghèo… Tôi chợt nhận ra rằng: họ chính là “bức tường thành”, là điểm tựa góp phần cho thế trận lòng dân thêm vững chắc, để bản làng ngày một bình yên hơn.
Xã hội -
Lê Thạch -
11:34, 12/10/2023 Tổ công tác Mường Lống, Đồn Biên phòng Tri Lễ (Bộ đội Biên phòng Nghệ An) vừa phối hợp với Nhân dân địa phương làm cầu gỗ dân sinh qua khe Huồi Tá, trên trục đường vào bản Mường Lống, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong.