Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Một nhiệm kỳ với quyết tâm “đồng sức, đồng lòng, đồng tâm, đồng ý” ở Con Cuông

Thanh Hải - 19:57, 23/06/2024

Từ ý chí thống nhất “đồng sức, đồng lòng, đồng tâm, đồng ý” xây dựng chính quyền, xây dựng bản làng ngày một no ấm, hạnh phúc. Qua 5 năm (2019-2024), thực hiện mục tiêu nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Con Cuông lần thứ III, 2019, phát huy tinh thần đoàn kết của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị và đồng bào các DTTS trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội của Con Cuông đã từng bước phát triển. Trong đó, nổi bật là tỷ lệ giảm nghèo ở vùng đất khó khăn đặc biệt này mỗi năm đạt hơn 3%; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn là gần 7%; thu nhập bình quân đầu người đến nay đã đạt hơn 41 triệu đồng…

Bức tranh tươi mới ở xã giáp biên Môn Sơn (Ảnh: Thành Cường)
Bức tranh tươi mới ở xã giáp biên Môn Sơn (Ảnh: Thành Cường)

Biến “nguy” thành “cơ”

 Nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, Con Cuông – vùng đất được coi là trung tâm của miền Trà Lân xưa kia, có 12/13 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Lĩnh vực kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp; nhiều vùng còn nặng tự cung tự cấp. Ngoài ra, sông Lam chảy qua địa bàn huyện, gần như chia đôi địa giới hành chính, nhưng hạ tầng cầu, đường chưa đồng bộ dẫn tới kinh tế - xã hội ở các vùng khó kết nối, phát triển.

Đây cũng là những nguyên nhân dẫn đến huyện vẫn có 9 xã khu vực III và 1 bản đặc biệt khó khăn, với tỷ lệ hộ nghèo hiện còn gần 17% (trong đó, hộ nghèo đồng bào DTTS chiếm 73,27%)...

 Làm sao để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống cho người dân bằng những sinh kế bền vững; làm sao để gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa; làm sao để huy động tối đa nguồn lực cấp trên gắn với thu hút đầu tư hiệu quả… Những câu hỏi ấy, vừa là trăn trở, là vấn đề luôn được cả hệ thống chính trị huyện Con Cuông đặc biệt quan tâm tìm giải pháp.

Ông Lô Văn Thao, Chủ tịch UBND huyện Con Cuông cũng là người con của đồng bào Thái. Sinh ra, lớn lên rồi làm cán bộ tại chính quê hương mình nên ông Thao tường tận hơn ai hết “đất và người Con Cuông”. Ông Thao chia sẻ: Chỉ có đồng cam, cộng khổ thì mới mong vượt qua khó khăn, thử thách để thành công. Đó cũng là lý do, mục đích mà nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu DTTS lần thứ III, năm 2019, huyện Con Cuông đã đưa ra và thống nhất “đồng sức, đồng lòng, đồng tâm, đồng ý”, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý điều hành của chính quyền để vượt qua khó khăn thách thức, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ để xây dựng bản làng Con Cuông ngày một ấm no, hạnh phúc.

Đồng bào DTTS Con Cuông ngày càng có cuộc sống tốt hơn nhờ các chính sách hỗ trợ sinh kế hiệu quả. Ảnh: Bá Hậu
Đồng bào DTTS ở Con Cuông ngày càng có cuộc sống tốt hơn nhờ các chính sách hỗ trợ sinh kế hiệu quả. Ảnh: Bá Hậu

Minh chứng rõ nhất là việc đưa người Đan Lai ra khỏi rừng theo chủ trương của UBND tỉnh Nghệ An, đề án của Chính phủ, chỉ giữ lại mấy chục hộ dân ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, vừa để bảo tồn nét văn hóa, vừa phục vụ hoạt động du lịch cộng đồng, được xem là nhiệm vụ đầy khó khăn. Tuy nhiên, hôm nay từ quyết tâm “đồng sức, đồng lòng, đồng tâm, đồng ý” này mà từ đập Pha Lài ở trung tâm xã Môn Sơn, đã hình thành tuor du lịch mạo hiểm vượt sông Giăng vào với tộc người Đan Lai.

Rồi từ đó xuất hiện những con người dám nghĩ, dám làm đầu tư phát triển cây dược liệu dưới tán rừng, tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương. Mở ra cơ hội phát triển cây dược liệu bản địa, khai thác tối đa lợi thế vùng miền núi để chuyên canh loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao.

Đặc thù khó khăn của vùng đất lắm núi, nhiều khe…cũng đang được người dân biến thành lợi thế để phát triển du lịch trải nghiệm. Từ hang Thẳm Nàng Màn, rồi khe nước Mọc, khe Kèm… đã nức tiếng du khách gần xa mỗi khi đến miền Trà Lân. Từ những bản làng người Thái ở khe Rạn, bản Nưa, bản Xiềng… thuần túy, đậm nét cổ xưa lại được vận dụng để hình thành nên những điểm du lịch cộng đồng mà du khách, trong đó có nhiều khách du lịch nước ngoài ưa thích.

Nhiều du khách nước ngoài đã về bản làng Con Cuông để trải nghiệm du lịch cộng đồng. Ảnh: Thành Cường
Nhiều du khách nước ngoài đã về các bản làng Con Cuông để trải nghiệm du lịch cộng đồng. Ảnh: Thành Cường

Chúng tôi cũng nghĩ mãi về những vùng đất khó, xa xôi ở Con Cuông… được người dân phục hóa để hình thành nên trang trại cam nức tiếng mà đến hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines phải đặt hàng làm thức uống trên mỗi chuyến bay. Chưa kể, những vùng đất “sơn cùng thủy tận” như Bình Chuẩn, Thạch Ngàn… đã được người dân chuyển đổi để trồng mét, keo… Chả thế mà diện tích rừng ở Con Cuông đứng đầu cả tỉnh Nghệ An, với độ che phủ đến gần 85%.

Thêm những con số "biết nói"

Con Cuông hôm nay đang trở mình. Cuộc sống mới đang hiện hữu trên mỗi nếp nhà, trong từng bản làng; bộ mặt nông thôn miền núi nhiều đổi thay. Trong dòng chảy phát triển ấy, là sự đầu tư, hỗ trợ mang tính đòn bẩy của các chủ trương, chính sách, đề án từ Trung ương, địa phương; mà trọng tâm là Chương trình MTQG 1719 đã rót hàng trăm tỷ đồng cho vùng đất với những dự án, nội dung hỗ trợ, đầu tư “sát sườn”.

Trong cuộc chuyện trò với chúng tôi, anh Lương Viết Tùng, Trưởng phòng Dân tộc huyện đã nói nhiều đến những dấu ấn, kết quả của một nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu các  DTTS của huyện. Ông Tùng chia sẻ: Huyện đã thực hiện rất tốt chính sách dân tộc và đại đoàn kết dân tộc để mỗi người dân đều thấy được vai trò, vị trí, trách nhiệm bản thân trong xây dựng và phát triển quê hương, bản làng.

Những nương chè mang lại no ấm ở Con Cuông. Ảnh: Đức Anh
Những nương chè mang lại no ấm ở Con Cuông. Ảnh: Đức Anh

Dẫn chứng từ lời ông Tùng khiến chúng tôi rất vui. Từ sự đầu tư, hỗ trợ của các chương trình, dự án; sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của các tầng lớp Nhân dân, kinh tế - xã hội huyện Con Cuông thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đến nay đạt gần 7%, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt hơn 41 triệu đồng.

Các chương trình, dự án, nhất là Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025, đã thực sự là nguồn lực quan trọng để cuộc sống người dân miền núi Con Cuông “lột xác” toàn diện. Đến nay, toàn huyện đã có đường giao thông nhựa hóa, bê tông hóa với quy mô cấp IV-V đến trung tâm tất cả các xã đạt 100%. Hệ thống điện được quan tâm cải tạo, nâng cấp nên đã có đến 97,5% hộ dân vùng đồng bào DTTS&MN được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% thôn, xóm đã xây dựng được nhà văn hóa.

 Nhiều công trình xây dựng cơ bản như cầu Thanh Nam bắc qua sông Lam, đường giao thông từ quốc lộ 7A đi khe Kèm, đường Đôn Phục đi Cam Lâm, đường Lục Dạ đi Môn Sơn… Ở thời điểm hiện tại, Con Cuông có 3 xã đạt chuẩn NTM, 31 thôn, bản/107 thôn, bản đạt chuẩn NTM. Tỷ lệ hộ nghèo nhiệm kỳ đại hội DTTS từ 2019-2024, giảm mỗi năm hơn 3%, và hiện chỉ còn 16,88%.

Đặc biệt, trong những năm qua, từ các nguồn kêu gọi, vận động, huyện Con Cuông đã xây dựng mới 129 nhà đại đoàn kết, 120 nhà Bộ Công an… tặng các đối tượng hộ nghèo, chính sách. 

Những kết quả của nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Con Cuông lần thứ III, sẽ là nền tảng, động lực để Con Cuông hướng đến mục tiêu phát triển nhanh, bền vững hơn trong giai đoạn tới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lão nghệ nhân "đưa" khách Tây về làng

Lão nghệ nhân "đưa" khách Tây về làng

Bắt tre trúc quanh nhà cất lên “tiếng nói” của mình, lão nghệ nhân già nơi rẻo đất cửa sông còn mạnh dạn “đưa Tây về làng”, khởi tạo nguồn sinh kế xanh cho chính cộng đồng địa phương từ cơn sóng du lịch làng quê đang nở rộ.
Tin nổi bật trang chủ
Bình Định: Tạo điều kiện cho cán bộ từ Gia Lai mua nhà ở xã hội sau sáp nhập

Bình Định: Tạo điều kiện cho cán bộ từ Gia Lai mua nhà ở xã hội sau sáp nhập

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Sở Xây dựng tỉnh Bình Định vừa giới thiệu 1.488 căn nhà xã hội đang còn trống tại 7 dự án nhà ở xã hội đến các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị tại tỉnh Gia Lai.
Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới)

Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới)

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Trong 2 ngày (14 và15/6), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).
Thuận Châu (Sơn La): Hỗ trợ 2,5 tỷ đồng thực hiện gói chính sách chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em

Thuận Châu (Sơn La): Hỗ trợ 2,5 tỷ đồng thực hiện gói chính sách chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em

Tin tức - Minh Anh - 4 giờ trước
Thuận Châu (tỉnh Sơn La) là huyện miền núi, với trên 90% dân số là đồng bào DTTS; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều chiếm 18,16%, giao thông đi lại còn khó khăn; một số hủ tục, tập quán lạc hậu còn tồn tại; trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế. Trong những năm gần đây, số lượng phụ nữ được tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em DTTS ngày càng tăng.
Tâm là gốc của phước lành

Tâm là gốc của phước lành

Dân tộc - Tôn giáo - Việt Hà - 4 giờ trước
Không cần nhiều tài sản, người nghèo vẫn có thể tạo nên phước báu lớn nếu biết thực hành bố thí bằng tâm thanh tịnh, đúng như lời dạy của Đức Phật.
Bão số 1 ở miền Trung khiến 7 người chết, mất tích

Bão số 1 ở miền Trung khiến 7 người chết, mất tích

Tin tức - Minh Nhật - 21:02, 14/06/2025
Mưa lũ phức tạp do bão số 1 đã khiến 7 người chết, mất tích, hàng nghìn ngôi nhà, hàng chục ha hoa màu bị ngập, nhiều tuyến đường giao thông bị hư hỏng nghiêm trọng.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Media - BDT - 18:01, 14/06/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bắt kẻ cầm đầu đường dây đánh bạc hơn 2.000 tỷ đồng qua mạng hoạt động tại nhiều địa phương

Bắt kẻ cầm đầu đường dây đánh bạc hơn 2.000 tỷ đồng qua mạng hoạt động tại nhiều địa phương

Pháp luật - Minh Nhật - 18:01, 14/06/2025
Phạm Công Lộc - kẻ cầm đầu đường dây đánh bạc hơn 2.000 tỷ đồng, bị Công an Đà Nẵng bắt giam.
Chính thức một số loại hàng hóa dịch vụ áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Chính thức một số loại hàng hóa dịch vụ áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Tin tức - Minh Nhật - 17:08, 14/06/2025
Theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, đồ uống có đường sẽ chịu thuế 8% từ năm 2027, năm 2028 lên 10%; áp thuế tuyệt đối với thuốc lá; rượu - bia lộ trình tăng từ 35-90%...
Ninh Thuận: Đạt được 100% chỉ tiêu cốt lõi Dự án 8

Ninh Thuận: Đạt được 100% chỉ tiêu cốt lõi Dự án 8

Công tác Dân tộc - Minh Anh - 16:39, 14/06/2025
Triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn I 2021-2025, tỉnh Ninh Thuận triển khai tại 6 huyện, 23 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn. Sau 5 năm triển khai Dự án 8, tỉnh Ninh Thuận đã đạt được 100% chỉ tiêu cốt lõi, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch.
Điện Biên đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu cốt lõi của Dự án 8

Điện Biên đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu cốt lõi của Dự án 8

Tin tức - Minh Anh - 13:29, 14/06/2025
Triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn I từ 2021-2025, tỉnh Điện Biên huy động được 52.842 triệu đồng, trong đó nguồn ngân sách Trung ương là 52.450 triệu đồng và ngân sách địa phương là 392 triệu đồng. Kết quả giải ngân đạt 41.297 triệu đồng, tương đương 78% kế hoạch vốn giao.