Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Chỉ vài ba loại cây quanh vườn nhà, Thiếu tá, bác sĩ quân y Lê Anh Đức – Đồn biên phòng Tri Lễ (Quế Phong, Nghệ An), đã sáng chế ra bài thuốc dân gian giải độc lá ngón hữu hiệu. Chính anh cũng là người đã cấp cứu kịp thời, để nhiều cuộc đời thay đổi, nhiều cuộc sống hồi sinh với những hy vọng mới…
Nghỉ hưu theo chế độ từ năm 2020, cũng trong năm đó ông Kha Văn Toàn được Nhân dân tín nhiệm bầu làm Người uy tín ở bản Tam Bông, xã Tam Quang huyện Tương Dương (Nghệ An). Luôn suy nghĩ tích cực “nghỉ hưu, nhưng không nghỉ việc xã hội”, ông Toàn đã gương mẫu tiên phong tham gia các phong trào thi đua, phong trào hoạt động vì cộng đồng ở địa phương; đặc biệt chăm chỉ lao động sản xuất, trở thành tấm gương làm kinh tế giỏi “nói dân tin, làm dân theo”.
Tin tức -
An Yên -
11:31, 05/12/2023 Tương Dương là huyện 30a, có địa bàn rộng, trải dài, chia cắt, tiếp giáp với nước bạn Lào. Điểm xuấ phát thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo cao, nhiều tập tục lạc hậu vẫn còn tồn tại… Để thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống, tạo việc làm, đảm bảo an ninh trật tự, gìn giữ bản sắc văn hóa… địa phương xác định vai trò nòng cốt quan trọng của đội ngũ Người có uy tín , vì vậy địa phương luôn quan tâm thực hiện tốt chính sách cho đội ngũ này.
Thực hiện mô hình “Bộ đội gắn với dân bản vùng đồng bào DTTS và miền núi tại Khu Kinh tế - Quốc phòng tỉnh Nghệ An, năm 2023”, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 4, Quân khu 4 đã cấp phát vật tư, con giống cho người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khu vực biên giới tỉnh Nghệ An.
Luôn tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước; phát huy truyền thống “sống tốt đời, đẹp đạo”, “người giáo dân tốt là người công dân tốt”… đồng bào công giáo huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) đã tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước. Phong trào ngày càng lan tỏa nơi các xứ đạo, xứ họ với rất nhiều việc làm ý nghĩa.
Với đặc thù là địa bàn miền núi, kinh tế - xã hội còn ở mức phát triển chưa cao, công tác giải quyết việc làm tại địa phương còn khó khăn. Do vậy, có nhiều lao động của huyện Tương Dương phải đi làm ăn xa để con cái ở nhà với ông bà hoặc người thân. Thực tế này ít nhiều đã ảnh hưởng đến việc học tập và chăm sóc sức khỏe cho các em.
Lên huyện rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) độ này, chúng tôi được cảm nhận niềm hứng khởi của bà con dân bản về những giống cây trồng mới được mùa, được giá mà năng suất vượt trội. Hỏi ra mới hay, bà con vừa đưa giống lúa chất lượng cao VNR20 vào thâm canh. Rồi cả cây lạc nữa – một loại cây vốn quen với đất đai, khí hậu đồng bằng, quen với nếp canh tác của người dưới xuôi cũng đã ngược núi, ngược rừng mà vươn lên xanh tốt trên đỉnh Trường Sơn.
Trong 2 ngày 1 và 2/12, các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Nghệ An đã tổ chức các đoàn công tác sang thăm, chúc mừng kỷ niệm 48 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (02/12/1975 - 02/12/2023).
Tin tức -
An Yên -
11:28, 02/12/2023 Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, nửa đầu nhiệm kỳ 2020-2025 ở huyện Tương Dương vẫn đạt nhiều kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội...
Trong Hội nghị biểu dương Người có uy tín lần thứ IV, vừa được UBND tỉnh Nghệ An tổ chức mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long đã khẳng định: Người có uy tín, chính là những điển hình tiên tiến trên các bản làng miền Tây xứ Nghệ.
Ngược theo con suối Huồi Giảng, người Thái, người Mông ở bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) cũng đã kịp kiến tạo lại những gì lũ dữ cuối trôi. Bên kia đồi, con đường bê tông mới từ bản Cánh đi bản Bình Sơn II, sử dụng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 cũng vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cùng với sự chung tay góp sức của bà con mường trên, bản dưới, Tà Cạ đã thực sự “hồi sinh” sau lũ dữ.
Phát triển hợp tác xã (HTX) theo mô hình liên kết chuỗi giá trị được chính quyền tỉnh Nghệ An xác định là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS tại các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Không chỉ “ba cùng, bốn bám”, những người lính biên phòng Nghệ An luôn mặc định trong tâm khảm “đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các DTTS là anh em ruột thịt”. Có lẽ vì thế mà, “quân với dân như cá với nước”, mối quan hệ, gắn bó càng trở nên mật thiết và khăng khít để thế trận lòng dân được giữ vững, an ninh biên giới được tăng cường và củng cố.
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng gắn với xây dựng các mô hình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý… là những nỗ lực của các cấp hội phụ nữ ở Nghệ An trong việc phòng chống bạo lực gia đình. Cũng nhờ vậy mà nhận thức, hành động, suy nghĩ của người dân về hôn nhân, gia đình, vị thế, vai trò của người phụ nữ ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực.
Điểm nổi bật trong vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An trong những năm gần đây, là tình hình phát triển kinh tế- xã hội có những khởi sắc rõ rệt; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định…Kết quả này, không thể thiếu vai trò của công tác dân vận.
Vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị Biểu dương Người có uy tín lần thứ IV và gặp mặt lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh là người DTTS đã nghỉ hưu lần thứ 10, năm 2023.
Tin tức -
An Yên -
15:21, 25/11/2023 Thực hiện Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Nghệ An năm 2023, thời gian qua, Ban dân tộc tỉnh Nghệ An đã chủ trì tổ chức nhiều lớp tuyên truyền, phổ biến nhằm trang bị kiến thức về pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chấp hành pháp luật, phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua trong vùng đồng bào các DTTS,
Để tháo gỡ những khó khăn trong thực hiện các chủ trương, chính sách cho đồng bào dân tộc Đan Lai tại vùng lõi VQG, các cấp ngành ở tỉnh Nghệ An, huyện Con Cuông, VQG cũng đã vào cuộc nghiêm túc, trách nhiệm trong việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ. Tuy nhiên, do phải đảm bảo thủ tục pháp lý nên việc giao đất, cấp sổ đỏ cho người dân vẫn đang tiếp tục điệp khúc… chờ, kéo theo các chính sách hỗ trợ cho đồng báo cũng chưa thể thực hiện.
LTS: Hàng trăm hộ dân tộc Đan Lan sinh sống ở bản Búng và Cò Phạt lâu đời trong vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An). Định cư đã lâu, nhưng người dân chưa được cấp đất ở, đất sản xuất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất. Do vậy, khi chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo, người khó khăn và gần đây nhất triển khai các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 cho người Đan Lan cũng đều vướng mắc...