Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Công tác cán bộ trong cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

Thanh Hải - 10:52, 27/06/2024

Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An. Đáng chú ý, tỉnh Nghệ An sẽ được bổ sung tăng thêm một Phó Chủ tịch để phụ trách khu vực miền Tây của tỉnh.

Miền Tây xứ Nghệ hãy còn là vùng đất bộn bề khó khăn (Trong ảnh: Đồng bào Đan Lai ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, Con Cuông)
Miền Tây xứ Nghệ hãy còn là vùng đất bộn bề khó khăn (Trong ảnh: Đồng bào Đan Lai ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, Con Cuông)

Vùng miền Tây Nghệ An có đường biên giới dài (giáp Lào) tiềm ẩn nhiều vấn đề an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Đây được xem là địa bàn đặc biệt khó khăn và cũng là địa bàn quan trọng của tỉnh về chính trị, quốc phòng, an ninh; trong khi đó, đầu tư về cơ sở hạ tầng cho khu vực này còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, rất cần tập trung hỗ trợ thêm nguồn lực từ ngân sách Trung ương.

Lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An hiện nay, gồm 01 Chủ tịch và 04 Phó Chủ tịch. Do vậy, việc đề xuất áp dụng cơ chế thí điểm, bổ sung thêm một Phó Chủ tịch UBND tỉnh, để phụ trách chuyên về địa bàn vùng miền núi, sẽ đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công việc. Đồng thời, góp phần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhằm phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An theo định hướng tại Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bản làng miền Tây xứ Nghệ (Trong ảnh: Bản Ca Da, xã Bảo Thắng - Kỳ Sơn)
Bản làng miền Tây xứ Nghệ còn nhiều khó khăn (Trong ảnh: Bản Ca Da, xã Bảo Thắng, huyện Kỳ Sơn)

Phải khẳng định rằng, đây là một quan tâm ưu ái lớn của Bộ Chính trị, Quốc hội, Đảng, Nhà nước dành cho Nghệ An. Những cơ chế, chính sách ưu ái, nhìn từ góc độ nhân sự, chính là muốn “thêm người, để việc hiệu quả”; muốn Nghệ An có những bứt phá để sớm trở thành tỉnh khá khu vực Bắc Trung Bộ. Trong lộ trình đó, thì việc kéo dần khoảng cách vùng miền, giảm nghèo vùng miền Tây được xem là nhiệm vụ trọng tâm.

Vùng miền Tây xứ Nghệ gồm 11 huyện, thị xã, là nơi sinh sống của đại đa số đồng bào DTTS. Tính về góc độ đơn vị hành chính, thì đã chiếm quá nửa của cả tỉnh; chưa kể diện tích. Tiềm năng thì nhiều, nhưng vẫn chưa khai phá, chưa tận dụng hết. Bởi vậy, miền Tây Nghệ An vẫn là vùng trũng về đói nghèo, thu nhập, trình độ dân trí. 

 Hiện nay, ngoài các chính sách, chương trình đầu tư, hỗ trợ khác; thì ba chương trình MTQG gồm xây dựng NTM, Giảm nghèo bền vững, Phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đang triển khai cùng lúc, gần như đầu tư toàn diện cho vùng đất này. Điều ấy cho thấy, đang có một khối lượng công việc đồ sộ, đang có quá nhiều vấn đề cần phải thực hiện và nảy sinh trong quá trình thực hiện.

 Do vậy, có thêm một vị Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách miền Tây, thì những chỉ đạo, lãnh đạo sẽ trở nên sâu sát hơn, kịp thời hơn bởi với một vùng đất rộng, dân số đông, địa bàn xa ngái…,  thì việc có một người phụ trách trực tiếp công việc ấy, địa bàn ấy ắt sẽ hiệu quả hơn.

Khi có thêm một vị Phó Chủ tịch, phụ trách  miền Tây, không chỉ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, mà công tác tham mưu, đề xuất những giải pháp, biện pháp phát triển về kinh tế -xã hội miền Tây của tỉnh cũng trở nên sát hơn, cụ thể hơn.


Nghệ An là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I, có diện tích lớn nhất cả nước, với gần 16.500km vuông; dân số đứng thứ 4 cả nước, với trên 3,4 triệu người; có đường biên giới dài 419km trên bộ và đường bờ biển dài 82km. Toàn tỉnh có 21 huyện, thành phố, thị xã; trong đó có 11 huyện, thị xã miền núi, núi cao; là Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Thanh Chương và Anh Sơn. Nghệ An là nơi sinh sống của hơn 510.000 người DTTS và nhiều tôn giáo đan xen.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiểm tra, giám sát giữa kỳ– Giải pháp quan trọng tháo gỡ vướng mắc, nâng cao hiệu quả Chương trình MTQG

Kiểm tra, giám sát giữa kỳ– Giải pháp quan trọng tháo gỡ vướng mắc, nâng cao hiệu quả Chương trình MTQG

Triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã và đang đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát. Việc kiểm tra, giám sát góp phần quan trọng trong việc đánh giá, phát huy những kết quả tích cực, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả các dự án, nội dung Chương trình.
Tin nổi bật trang chủ
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng

Thời sự - Hoàng Quý - 17:26, 29/06/2024
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Gia Lai: Xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia, quyết tâm thực hiện mục tiêu Bảo hiểm Y tế toàn dân

Gia Lai: Xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia, quyết tâm thực hiện mục tiêu Bảo hiểm Y tế toàn dân

Sức khỏe - Hòa Bình - 16:57, 29/06/2024
Nhờ đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác Bảo hiểm Y tế (BHYT) trong tình hình mới, sau 15 năm, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng lên đáng kể. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ này đã tăng lên 91%. Gia Lai xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT trong nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến cuối năm 2025, toàn tỉnh có 95% dân số tham gia BHYT, trong đó 98% là người DTTS.
Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 16:51, 29/06/2024
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 16:31, 29/06/2024
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 16:23, 29/06/2024
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quốc hội khóa XV thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Quốc hội khóa XV thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 16:20, 29/06/2024
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:15, 29/06/2024
Có thể nói, sau những động thái từ phía các cấp chính quyền cùng vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà điển hình là vướng mắc từ quy hoạch rừng dẫn tới nhiều nội dung đầu tư, hỗ trợ cho người dân Đan Lai ở vùng lõi VQG Pù Mát không đủ điều kiện thực hiện, thì điều cần quan tâm nhất là việc triển khai đồng bộ các chính sách đầu tư, hỗ trợ, cũng như tiến độ thực hiện để sớm hiện thực hóa chính sách đặc thù từ Chương trình MTQG 1719 đến với đồng bào Đan Lai.
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Media - BDT - 20:35, 28/06/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai:

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: "Tiếng lòng" người trong cuộc (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 20:21, 28/06/2024
Thực hiện Dự án 9, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2030, trong đó nội dung đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai (thuộc dân tộc Thổ) gắn với việc bảo vệ phát triển rừng, môi trường sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông (Nghệ An) đang mang lại niềm vui, sự kỳ vọng lớn cho người Đan Lai về cuộc sống tươi sáng sau nhiều thập kỷ sinh tồn khó khăn. Tuy nhiên, với những vướng mắc trong quá trình triển khai, đến nay đồng bào chưa được thụ hưởng chính sách. Phóng viên ghi lại một số ý kiến ghi nhận và đề đạt mong muốn của người Đan Lai gửi đến các cơ quan chức năng.
Điểm dân cư bị

Điểm dân cư bị "bỏ quên" ngay trong lòng thành phố Cẩm Phả!

Xã hội - Mỹ Dung - 20:14, 28/06/2024
Khu vực Bàng Danh thuộc tổ 7, khu 10, phường Mông Dương (Tp. Cẩm Phả) có gần 20 hộ dân sinh sống, chủ yếu là dân tộc Dao. Mặc dù nằm ngay trong lòng thành phố, nhưng giao thông ở đây đi lại khó khăn, điện lưới cũng rất yếu, mạng điện thoại di động lúc có, lúc không... Nhiều người ngậm ngùi ví nơi này như vùng bị... "bỏ quên"!