Xã hội -
Minh Thanh -
10:21, 10/03/2023 Thực hiện bình đẳng giới và các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em được các cấp hội phụ nữ ở Nghệ An đã vào cuộc quyết liệt; bám sát các văn bản, chủ trương của cấp trên để chỉ đạo sâu sát, kịp thời đến cơ sở. Theo lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, để các vấn đề triển khai có hiệu quả, thì việc được ưu tiên hàng đầu là công tác tuyên truyền, vận động để từ đó làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ và hành động của toàn xã hội.
Phóng sự -
Nguyễn Thanh -
15:45, 09/03/2023 Một thời, đói nghèo và những tệ nạn càng làm cho Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) thêm lạc hậu, trì trệ. Một thời, cung đường từ thị trấn Mường Xén về trung tâm xã Na Ngoi chỉ độ non 70 km nhưng “núi tiếp núi, rừng tiếp rừng” và giao thông cách trở khiến vùng đất càng thêm xa xôi, hẻo lánh. Vậy mà nay, vùng đất có hơn 90% dân số là người Mông, đã vươn mình với những đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội.
Kinh tế -
Khánh Ngân -
14:05, 07/03/2023 Xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) là xã miền núi có gần 100% người Thái sinh sống. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, dựa vào tiềm năng, lợi thế phát triển sinh kế, cấp ủy chính quyền địa phương đang ưu tiên thực hiện.nội dung tạo sinh kế cho đồng bào bằng nhiệm vụ, nội dung và nguồn lực đầu tư thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3 của Chương trình.
Người dân ở huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đang dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại để đẩy đuổi đói nghèo bằng việc chủ động tìm tòi, tận dụng tiềm năng, lợi thế địa phương để làm kinh tế. Trong thành công đó, có dấu ấn của công tác tuyên truyền miệng, cầm tay, chỉ việc.
Phóng sự -
Việt Thắng - Khánh An -
10:16, 06/03/2023 Cơn “đại hồng thủy” năm ngoái đã gần như san phẳng bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An). Trong cơn hoạn nạn ấy, bà con ở khắp mọi miền với tinh thần lá lành đùm lá rách, hướng về Tà Cạ, để mảnh đất này sớm được hồi sinh.
Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang gánh vác vai trò quan trọng ở nhiều vị trí khác nhau như, bí thư chi bộ, già làng, trưởng bản. Nhìn lại giai đoạn 2011 - 2021, việc quan tâm thực hiện đẩy đủ chính sách cho Người uy tín đã và đang tạo thêm niềm tin, sự hứng khởi cho Người uy tín trên hành trình chung tay cùng các cấp chính quyền địa phương dẫn dắt đồng bào DTTS ở những bản làng, thôn xóm... xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, phát triển.
Thực hiện Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ởm nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, tại Nghệ An, chỉ tính riêng nhóm đối tượng thụ hưởng vay ưu đãi để có đất ở, sửa chữa và xây mới nhà ở đã có hàng ngàn hộ nghèo người DTTS đã được giải ngân vay vốn.
Khó khăn trong thực hiện các chương trình MTQG vùng miền núi xứ Nghệ không chỉ là địa hình rộng, tỷ lệ hộ nghèo cao, phát huy nội lực hạn chế… mà còn có những yếu tố vướng mắc, bất cập khách quan khác đến từ việc là năm đầu tiên triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025...
Du lịch -
Quỳnh Trâm -
17:15, 01/03/2023 Ngày 1/3, tại Tp. Thanh Hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa, Sở Du lịch Nghệ An, Sở VHTT&DL Hà Tĩnh đã phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch với chủ đề “Ba địa phương - Một điểm đến - Nhiều trải nghiệm”.
Phóng sự -
Nguyễn Thanh -
14:41, 01/03/2023 Từ Tổ trưởng Tổ du lịch cộng đồng bản Nưa đến Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Du lịch cộng đồng xã Yên Khê, Đại biểu HĐND huyện Con Cuông khóa XX nhiệm kỳ 2021 -2026, chị Lô Thị Hoa chưa bao giờ nguôi nhiệt huyết và trách nhiệm vì sự phát triển của bản làng, quê hương.
Đời sống khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí thấp, cùng với những tập tục... đã khiến cho tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở một số địa bàn huyện miền núi, vùng cao tỉnh Nghệ An vẫn còn tồn tại. Việc thực hiện các nhiệm vụ, nội dung cụ thể đặt ra tại tiểu dự án 2, dự án 9, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN tại Nghệ An, được các cấp chính quyền kỳ vọng là giải pháp mang tính toàn diện nhằm đổi thay nhận thức, suy nghĩ và thu hút được sự chung tay của hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội để đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết.
Phóng sự -
Nguyễn Thanh -
17:36, 27/02/2023 Dấu vết của trận lũ quét kinh hoàng ập xuống các bản làng ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) vào cuối năm 2022 vẫn còn hiện hữu trên từng con đường, ngõ bản, nhà cửa… Nhưng hôm nay, với sự nỗ lực tái thiết sau thảm họa thiên tai của các cấp chính quyền, người dân, cộng đồng chung tay... màu xanh cuộc sống đang dần trở lại.
Theo thông tin từ lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Nghệ An, trong thời gian gần đây, hoạt động của tội phạm mua bán người tại khu vực biên giới có chiều hướng gia tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là đối với phụ nữ, trẻ em gái người DTTS...
Pháp luật -
Việt Thắng - Khánh An -
09:13, 22/02/2023 Dòng Nậm Tôn (huyện Quỳ Hợp - Nghệ An) bao đời nay xanh trong là thế, nhưng nay, nó đã đổi màu đỏ quạch. Bà con ở đây đã phải xót xa, gọi Nậm Tôn là dòng sông… “chết”.
Bao năm qua, một trong những khó khăn của việc thực hiện các Chương trình MTQG chủ yếu là nguồn vốn và tiến độ giải ngân. Để khắc phục tình trạng này, tại tỉnh Nghệ An đã chú trọng triển khai những giải pháp linh hoạt, phù hợp. Đặc biệt, đối với Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Giai đoạn I từ năm 2021 - 2025, ngoài việc bố trí đủ nguồn vốn đối ứng, chủ trương của tỉnh Nghệ An là quan tâm lồng ghép, bố trí thêm nguồn vốn dự phòng, nguồn tăng thu và nguồn kết dư trong thực hiện.
5 đàn voi, với khoảng 16 con ở Nghệ An đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ, nhất là 3 đàn voi đơn lẻ vì chưa có phương án hữu hiệu để bảo tồn.
Bạn đọc -
Việt Thắng – Khánh An -
17:29, 03/02/2023 Đánh giá không đúng mức độ ảnh hưởng sau khi tích nước đã khiến hàng trăm hộ dân ở huyện Con Cuông (Nghệ An) bị mất đất, nhà ngập. Bà con đi đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Bạn đọc -
Việt Thắng - Y Nguyên -
16:22, 02/02/2023 Sau nhiều năm được giao rừng để trồng keo, hàng trăm người dân ngã ngửa vì không được khai thác, do đất được giao bị quy hoạch thành rừng đặc dụng. Đó là câu chuyện trớ trêu ở huyện Nam Đàn (Nghệ An).
Sắc màu 54 -
Hồ Phương - Thanh Nguyễn -
15:42, 02/02/2023 Người Khơ Mú quan niệm, mỗi năm có nhiều cái tết thì càng làm ăn phát đạt, khấm khá. Họ có thể tổ chức tết trong 1 hoặc vài ngày tùy theo điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, để nói về tết chính của người Khơ Mú thì có 2 cái tết, đó là Tết Grơ và Tết Nguyên đán.
Photo -
PV -
10:10, 02/02/2023 Lễ hội Lồng Tồng và cuộc thi cấy lúa đầu năm mới là nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An. Tham dự cuộc thi, những người phụ nữ Thái được thể hiện tài năng cấy lúa của mình.