Thành phố Hà Nội có trên 92.000 đồng bào DTTS, sinh sống ở tất cả 30/30 quận, huyện, thị xã. Trong đó, những Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã có nhiều đóng góp tích cực trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương.
Lâu nay, khu vực miền núi, vùng cao luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Bởi, đã thành truyền thống của người Việt, lá lành đùm lá rách, nên người dân miền xuôi trước thực trạng thiếu và yếu về mọi mặt của của miền núi đã luôn luôn có những động thái chia sẻ.
Nhiều năm trở lại đây, vấn đề an toàn thực phẩm luôn được người dân cả nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tại vùng DTTS và miền núi, câu chuyện vệ sinh an toànthực phẩm lại đang bị lơ là, buông lỏng một cách đáng báo động.
Sau 5 năm thực hiện Nghị định 05 của Thủ tướng Chính phủ về công tác dân tộc, Phú Yên đã triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho vùng dân tộc và miền núi, nhờ đó, bộ mặt buôn làng đã có sự đổi thay đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4-5%/năm.
Một thời gian dài, lợi dụng sự khó khăn của đồng bào DTTS, “tà đạo” Hà Mòn đã len lỏi, lôi kéo nhiều đồng bào vùng Tây Nguyên với luận điệu “không làm cũng có ăn”. Nhiều người đã cả tin theo tà đạo, ngày càng lún sâu vào nghèo đói, cơ cực. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ ở xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà, Kon Tum lại kiên quyết không theo tà đạo, tập trung phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Chị Y Ksor H’Brô là một điển hình như thế.
Theo số liệu của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt nam, hiện cả nước có khoảng 3,7 triệu thanh niên DTTs. Dù có nhiều chính sách hỗ trợ thanh niên DTTs khởi nghiệp nhưng hiệu quả chưa như mong đợi. Thiếu đất sản xuất, thu nhập bấp bênh nhưng thanh niên DTTs không muốn đi học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, UBND tỉnh Gia Lai hỗ trợ hơn 1.200 thôn, làng đồng bào DTTS trên 6 tỷ đồng nhằm tạo điều kiện cho đồng bào đón Tết cổ truyền vui vẻ, đầm ấm.
Những năm qua, đội ngũ các già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Bình đã không ngừng phát huy vai trò là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân. Họ đã trở thành lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động tại địa phương, là “điểm tựa” tinh thần vững chắc của bản, làng.
Ngày 29/1/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị chuẩn bị dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Jaghe Thị Lễ (dân tộc Raglai ) là nữ Bí thư Chi bộ trẻ tiêu biểu của Đảng bộ xã Phước Thái, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Với phong cách làm việc gần dân, sát dân, hết lòng chăm lo đời sống nhân dân, chị được cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương tin yêu.
Là huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn của tỉnh Điện Biên, nhiều năm trước, đời sống đại bộ phận người dân Tủa Chùa còn nhiều khó khăn, tình hình an ninh phức tạp. Tuy nhiên, từ khi mô hình “Dòng họ bình yên” được xây dựng và đi vào hoạt động thì vùng quê này đã thay đổi rõ nét.
Những năm gần đây, phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn nền văn hóa các dân tộc đã được tỉnh Điện Biên xác định là chiến lược của ngành Du lịch bền vững.
Hiện nay, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn còn ở mức cao, công tác tuyên truyền, ngăn chặn vấn nạn này còn nhiều bất cập. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Chu Thùy Liên, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên về một một số giải pháp phòng, chống nạn tảo hôn trên địa bàn tỉnh trong năm 2018 và những năm tiếp theo.
Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ có mục tiêu quan trọng là hỗ trợ đồng bào DTTS giảm nghèo nhanh, bền vững từ việc tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm, việc giải ngân nguồn vốn chính sách hỗ trợ này vẫn bị ách tắc bởi có quá nhiều vướng mắc.
Năm 2017, vượt qua nhiều thách thức, khó khăn, các địa phương vùng DTTS và miền núi đã đạt được những kết quả rất ấn tượng trong phát triển kinh tế-xã hội. Nhờ sự khởi sắc về kinh tế, nhiều bản làng, phum sóc đồng bào DTTS đang phấn khởi chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.
Xác định hệ thống y tế cơ sở có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, nhiều năm qua, tỉnh Bắc Kạn tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị; đào tạo, điều động cán bộ y tế có trình độ về công tác ở các trạm y tế xã; cải thiện trình độ nhân viên y tế thôn, bản.
Trong trang phục dân tộc Rơ Măm, già làng, Người có uy tín A BLong, làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum) tự hào khoe: “Nhờ ơn Đảng, Nhà nước, cuộc sống mới đang tràn về buôn làng Rơ Măm”. Ông A BLong là một trong số Người có uy tín tiêu biểu được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tại Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh nhân dân tộc thiểu số tiêu biểu toàn quốc năm 2017.
Ninh Thuận hiện có trên 161.000 người là đồng bào DTTS, chiếm khoảng 23,3% dân số toàn tỉnh; trong đó nhiều nhất là dân tộc Chăm và dân tộc Raglai. Tỷ lệ hộ nghèo DTTS còn ở mức cao với 11.139 hộ nghèo/51.673 khẩu, chiếm 32,17%; hộ cận nghèo là 5.371 hộ/25.393 khẩu, chiếm 15,51% so với hộ đồng bào DTTS toàn tỉnh (34.616 hộ/161.010 khẩu).
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang là một hướng đi đúng đắn của nền nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi chính của nông nghiệp Việt Nam nói chung, vùng dân tộc và miền núi nói riêng thì cần một cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Bài 2: Xóm công nhân DTTS giữa lòng Thủ đôỞ số báo 07 (1381) ra ngày 24/01/2018 Báo Dân tộc và Phát triển đã phản ánh về sự vất vả của những người đồng bào DTTS đang sống ở xóm chạy thận, ngõ 121 đường Lê Thanh Nghị, Hà Nội. Đây là địa chỉ không mong muốn của bất kỳ ai, nhất là đối với đồng bào DTTS.