Đến thời điểm này, một số địa phương trên cả nước đã công bố kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2017. Từ kết quả rà soát cho thấy, việc giảm nghèo đã có được những thành tựu, tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS vẫn rất cao, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh ở một số địa phương có xu hướng tăng lên.
Xuất thân là người DTTS, trải qua gian khổ và khổ luyện, những năm qua, đã có không ít vận động viên đến từ các bản làng xa xôi của đất nước làm rạng danh thể thao nước nhà. Họ xứng đáng là người “truyền lửa” cho thanh niên các DTTS noi theo.
Hiện nay, hệ thống chính sách đầu tư phát triển vùng DTTS và miền núi đã bao phủ ở hầu hết mọi lĩnh vực.
Trong đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, xã hội của đồng bào dân tộc Khmer, hình ảnh ngôi chùa luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi, Phật giáo Nam Tông là Tôn giáo chính thống của đồng bào. Chính vì thế, đội ngũ các vị sư sãi, hòa thượng Hội viên Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước (ĐKSSYN) đều nằm trong Ban Quản trị các chùa Khmer và là Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Họ là những người luôn đi đầu trong các hoạt động của địa phương, là trung tâm đoàn kết, vận động đồng bào phật tử đoàn kết xây dựng quê hương.
“Mình là người dân tộc Dao nên hiểu tâm lý của đồng bào, do vậy, việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với bà con thuận lợi hơn”. Đó là tâm sự của Đại úy Phùn Văn Dũng, Chính trị viên phó, Đồn Biên phòng Quảng Đức, thuộc Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Ninh.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) có rất nhiều động thực vật quý hiếm. Để bảo vệ hiệu quả tài nguyên rừng và sự đa dạng sinh học, bên cạnh việc hợp đồng thêm nhiều nhân viên bảo vệ rừng, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh đang tích cực triển khai giao khoán rừng cho cộng đồng bảo vệ.
Tại nhiều vùng đồng bào DTTS, khái niệm “quy chế dân chủ ở cơ sở” có lẽ không quen thuộc lắm với nhiều người nhưng việc được cùng bàn bạc, kiểm tra, giám sát những công trình xây dựng trong thôn, bản thì họ đã khá quen thuộc.
Bình Định là một trong những tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung bộ. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh chủ yếu là 3 dân tộc Chăm, Ba Na, H’rê với trên 38.418 người. Những năm qua, tỉnh đã nỗ lực triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc nhằm ổn định, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc.
Ra đời với mục tiêu nhằm kết nối, hỗ trợ khởi nghiệp vùng DTTS, trong hơn một năm qua, Tổ Công tác 569 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (gọi tắt là Tổ Công tác 569) đã quyết liệt xây dựng lộ trình hành động cụ thể. Nhờ đó, năm 2017, Ủy ban Dân tộc đã huy động được Ngân hàng Thế giới và các đối tác ký kết 14 văn kiện hợp tác, từ đó hỗ trợ thiết thực cho người dân và cộng đồng DTTS trên bước đường khởi nghiệp gian nan.
Hằng năm, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, những nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo, đa dạng của cộng đồng các DTTS Việt Nam lại được dịp qua các lễ hội, lễ nghi sinh hoạt văn hóa cộng đồng… Tuy nhiên, vẫn còn đó hiện hữu những nỗi lo về sự mai một vốn quý văn hóa cổ truyền của không ít các dân tộc...
Quốc hội khóa XIV đã đi được hơn 1/3 chặng đường với nhiều dấu ấn và thành công về sự đổi mới. Nhìn lại chặng đường vừa qua, đặc biệt là trong năm 2017, với 17,4% đại biểu Quốc hội là người DTTS, họ đã và đang đóng góp tích cực đối với sự phát triển vùng đồng bào DTTS, miền núi; xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của đồng bào DTTS khắp mọi miền đất nước.
Những ngày qua, do thời tiết ở các tỉnh phía Bắc rét đậm, rét hại kéo dài, có những nơi xuống tới 0 độ c nên xuất hiện nhiều căn bệnh đặc trưng của ngày rét. Theo đó, số bệnh nhân nhập viện tăng cao, trong đó có rất nhiều bệnh nhân là người DTTS ở vùng sâu, vùng xa phải xuống Hà Nội chữa bệnh, khiến cuộc sống gặp hết sức khó khăn.
Trong những năm gần đây, Phòng GD&ĐT huyện Đồng Văn (Hà Giang) liên tục mở các lớp xóa mù chữ (XMC) cho các học viên đủ mọi lứa tuổi trên địa bàn. Nhờ đó, tỷ lệ mù chữ tại Đồng Văn đã giảm đáng kể. Đời sống bà con đã có nhiều thay đổi tích cực nhờ biết đọc, biết viết nên tiếp thu những kiến thức mới.
Năm 2017 là năm phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016-2020 đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Trước thềm năm mới, công tác giảm nghèo, chăm lo Tết cho đồng bào gặp khó khăn, các đối tượng chính sách càng cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa.
Những năm qua, hệ thống cơ sở Đảng ở vùng DTTS đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chú trọng. Công tác phát triển đảng viên, củng cố cơ sở Đảng ngày một vững chắc tạo tiền đề cho xã hội ổn định và phát triển, đời sống người dân ngày một nâng lên. Những đảng viên người DTTS đã phát huy được tính tiên phong, gương mẫu, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng ở địa phương.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư cho vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhằm nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, chính sách cấp không thu tiền một số loại báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo các Quyết định 2472, 1977/QĐ-TTg và nay là Quyết định 59/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã mang lại những lợi ích thiết thực, giúp đồng bào nâng cao nhận thức, trình độ dân trí, học tập những mô hình kinh tế điển hình… nhằm xoá đói giảm nghèo cho vùng miền núi. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn một số vấn đề về chính sách cấp phát báo chí không thu tiền cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Thời gian qua, ở Tây Nguyên và vùng phụ cận Phú Yên, một số đối tượng xấu, phản động đã len lỏi đến các xã vùng sâu tuyên truyền, lôi kéo đồng bào DTTS trốn sang Campuchia, Thái Lan với lời hứa sẽ tiếp tục đưa sang Mỹ để có cuộc sống giàu sang, sung sướng. Tuy nhiên, người dân cần phải đề cao cảnh giác trước sự lôi kéo này.
Mặc dù ngành giáo dục đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động nhưng tình trạng học sinh các trường vùng cao bỏ học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán để…lập gia đình vẫn gia tăng.
Từ ngày 15/3/2017, các đối tượng không phải là pháp nhân (ví dụ như hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) sẽ không được vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Đây là một trong những điểm mới được quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN, ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước. “Điểm mới” này đang thực sự gây lo lắng cho không ít hộ gia đình, tổ hợp tác muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, nhất là ở khu vực miền núi.
Làm thế nào để cấp ủy, chính quyền các địa phương, các tầng lớp nhân dân nắm rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) ở vùng DTTS và miền núi. Nhân dịp đầu Xuân năm mới, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải đã chia sẻ với Báo Dân tộc và Phát triển xung quanh nội dung này.