Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vượt khó để giảm nghèo bền vững

PV - 16:12, 03/04/2018

Sơn La là tỉnh miền núi cao, biên giới có diện tích tự nhiên 14.174km2; dân số trên 1,2 triệu người, trong đó đồng bào DTTS chiếm 83,5% số dân. Những năm qua, Trung ương, tỉnh đã có nhiều chính sách đầu tư cho đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống. Tuy vậy, Sơn La vẫn còn nhiều địa bàn khó khăn, tỷ lệ nghèo còn cao… Đó là điều trăn trở của cấp ủy, chính quyền địa phương. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Cầm Ngọc Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La xung quanh nội dung này.

 Ông Cầm Ngọc Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La thăm cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần đầu tư phát triển Bắc Minh ngày 28/5/2017. (Ảnh tư liệu) Ông Cầm Ngọc Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La thăm cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần đầu tư phát triển Bắc Minh ngày 28/5/2017. (Ảnh tư liệu)

 

Ông có thể chia sẻ một số kết quả đạt được trong việc thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015-2020?

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành những chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách trong phát triển kinh tế- xã hội. Nhờ đó, trong nửa nhiệm kỳ đầu, nhiều chỉ tiêu trong phát triển kinh tế-xã hội tăng so với bình quân chung của cả nước và khu vực Tây Bắc.

Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 9,2%, cao hơn so với bình quân cả nước (6,21%), đứng thứ 2 trong 14 tỉnh Trung du và miền núi phí Bắc, sau tỉnh Lào Cai. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 4.006 tỷ đồng, đứng thứ 6/14 tỉnh Trung du và miền núi phí Bắc; GRDP bình quân đầu người đạt 32 triệu đồng.

Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,59%; hoàn thành toàn diện 25/26 chỉ tiêu kinh tế- xã hội chủ yếu. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 4.500 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 34,4 triệu đồng. Hết năm 2017, toàn tỉnh có 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới…

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015-2020 đưa ra chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm từ 3% trở lên. Đến thời điểm này, việc thực hiện chỉ tiêu này như thế nào, thưa ông?

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đặt ra 5 chỉ tiêu bình quân hằng năm giai đoạn 2015-2020; trong đó tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3% trở lên; riêng các huyện nghèo giảm 4-5%; phấn đấu đến năm 2020 không còn hộ nghèo đa chiều nghiêm trọng.

Được sự quan tâm giúp đỡ có hiệu quả của các bộ ngành Trung ương, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, công tác giảm nghèo của tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả khả quan. Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều là 34,45%; năm 2016 là 31,91%; năm 2017 là 28,44%.

Năm 2018, tỉnh Sơn La có 02 huyện (trong tổng số 05 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ- CP) được công nhận thoát nghèo (song có thêm huyện Vân Hồ-huyện tách ra từ huyện Mộc Châu năm 2013 bổ sung vào danh sách huyện nghèo giai đoạn 2018- 2020).

Để đạt được những kết quả này, nhất là trong công tác giảm nghèo, theo ông là nhờ những yếu tố nào?

Đầu tiên là nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Trên cơ sở các Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc và Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế-xã hội miền núi; Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) chuyên đề về dân tộc trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và nhiều Nghị quyết, chương trình của Chính phủ như Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình 135... Sơn La đã được đầu tư một nguồn lực rất lớn để phát triển kinh tế-xã hội.

Từ chủ trương, chính sách của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cũng đã có nhiều Nghị quyết, chương trình chăm lo đời sống cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đây là nền tảng cho bước đường phát triển kinh tế, xã hội đối với đồng bào các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao ĐBKK, từng bước thoát nghèo bền vững.

Tuy đã đạt được những kết quả khả quan nhưng Sơn La vẫn là một trong những tỉnh nghèo. Ông đánh giá như thế nào về nhận định này?

Đúng vậy. Sơn La vẫn còn 4 huyện nghèo, có 112 xã, 1.708 bản ĐBKKtheo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ (tăng 13 xã khu vực III và 367 thôn, bản ĐBKK so với giai đoạn trước); Tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 là 28,44%, hộ cận nghèo là 11,2%, trong đó hộ nghèo là hộ DTTS có 79.897 hộ, chiếm 97,09% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh... Đó là điều trăn trở của cấp ủy, chính quyền địa phương.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là vì xuất phát điểm của Sơn La là một tỉnh nghèo, lạc hậu, địa bàn rộng, địa hình chia cắt sâu và mạnh, cơ sở hạ tầng khó khăn, trình độ dân trí thấp...

Cùng với đó, tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Chỉ tính trong năm 2017, liên tục xảy ra nhiều đợt mưa to, kéo dài trên diện rộng gây lũ ống, lũ quét làm thiệt hại rất lớn về người và tài sản của nhà nước và nhân dân.

Ông có thể cho biết một số chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2018?

Năm 2018, UBND tỉnh Sơn La phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt tăng 8,5-9% so với năm 2017; tỉnh đang xây dựng kịch bản tăng trưởng năm 2018 theo từng quý để tập trung thực hiện; GRDP bình quân đạt 36,8 triệu đồng/người/năm; tổng thu ngân sách trên địa bàn phấn đấu đạt 5.000 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 14.500 tỷ đồng.

Về mặt xã hội, tỉnh phấn đầu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 25,44%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45,6%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo đạt 16%; giải quyết việc làm mới trong năm cho khoảng 23.000 người; đến hết năm 2018, có 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt 10 tiêu chí/xã…

Những giải pháp để thực hiện các chỉ tiêu này là gì, thưa ông?

Tỉnh sẽ tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó chú trọng các giải pháp: Khai thác mạnh mẽ nguồn nội lực; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp gắn với chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nông sản; cải thiện môi trường đầu tư, huy động và thu hút các nguồn lực, đảm bảo các cân đối cho đầu tư phát triển; đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực, sản phẩm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và bền vững; ổn định dân cư, phát triển kinh tế-xã hội vùng di dân tái định cư các dự án thủy điện; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội; tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Trân trọng cảm ơn Ông!

HOÀNG THANH - SỸ HÀO ( Thực Hiện )

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Thế giới giảm tăng trưởng nhưng Việt Nam phấn đấu đạt mức cao

Thủ tướng: Thế giới giảm tăng trưởng nhưng Việt Nam phấn đấu đạt mức cao

Thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội sáng 23/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ về các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao trong khi thế giới hạ dự báo tăng trưởng, đặc biệt là thực hiện 3 đột phá chiến lược, triển khai bộ tứ trụ cột, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, chuyển đổi trạng thái phục vụ người dân và doanh nghiệp, cắt giảm tối đa thủ tục, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, xây dựng quy hoạch, tiêu chuẩn, điều kiện để người dân, doanh nghiệp cứ thế làm những gì pháp luật không cấm.
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị ngập sâu, giao thông tê liệt, nguy cơ cao xảy ra sạt lở

Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị ngập sâu, giao thông tê liệt, nguy cơ cao xảy ra sạt lở

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Từ đêm 22/5, mưa bắt đầu xuất hiện tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và kéo dài đến sáng 23/5. Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến đường ở Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái ngập sâu, nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét ở các khu vực vùng núi.
Mê đắm Trà Nhiêu

Mê đắm Trà Nhiêu

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 3 giờ trước
Được xây dựng thành Làng du lịch sinh thái cộng đồng hơn 15 năm trước, Trà Nhiêu đã trải qua không ít chông chênh nhưng cũng gặt hái được những "trái ngọt" đầu mùa. Giờ đây, Trà Nhiêu ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước nhờ vẻ đẹp thiên nhiên mộc mạc và sự hiền hòa, mến khách của người dân nơi đây.
Tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của Hoa hậu Thùy Tiên

Tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của Hoa hậu Thùy Tiên

Giải trí - Anh Trúc - 7 giờ trước
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quyết định tước bỏ danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2021 với Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Tin tức - N.Tâm - 8 giờ trước
Sáng 23/5, tại TP. Cần Thơ, Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang đã có buổi làm việc nhằm thống nhất các nội dung trong Đề án hợp nhất 3 đơn vị. Tham dự buổi làm việc có: Ông Lê Trung Kiên - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ; ông Lâm Hoàng Mẫu - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng; ông Trần Thanh Liêm - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang. Cùng dự Hội nghị còn có lãnh đạo Văn phòng, chuyên viên thuộc 3 đơn vị.
Gia Lai tổ chức trọng thể Lễ Truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quy tập từ Campuchia

Gia Lai tổ chức trọng thể Lễ Truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quy tập từ Campuchia

Tin tức - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Sáng 23/5, tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã tổ chức trọng thể Lễ viếng, Lễ truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia được tìm kiếm, quy tập trong mùa khô 2024 - 2025.
Huyền bí động Ngườm Ngao

Huyền bí động Ngườm Ngao

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Huyền bí động Ngườm Ngao. Nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Guồng nước - Nét văn hóa miền Tây xứ Thanh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Du khách đến Ngọa Vân Yên Tử chiêm bái Xá lợi Đức Phật được miễn phí cáp treo

Du khách đến Ngọa Vân Yên Tử chiêm bái Xá lợi Đức Phật được miễn phí cáp treo

Tin tức - Anh Trúc - 8 giờ trước
Du khách chiêm bái Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở Cung Trúc Lâm Yên Tử sẽ được tặng vé cáp treo tại khu di tích Ngọa Vân Yên Tử.
Quảng Ninh: Họp báo thông tin về Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Quảng Ninh: Họp báo thông tin về Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Sáng 23/5, tại Tp. Uông Bí (Quảng Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức Họp báo thông tin về sự kiện tôn trí, chiêm bái Xá Lợi Đức Phật tại Cung Trúc Lâm, Khu di tích danh thắng Yên Tử.
Huyền bí động Ngườm Ngao

Huyền bí động Ngườm Ngao

Media - BDT - 8 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Huyền bí động Ngườm Ngao. Nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Guồng nước - Nét văn hóa miền Tây xứ Thanh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi

Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi

Media - BDT - 8 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 23/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa. Thánh đường Hồi giáo Al-Noor Hà Nội. Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Chính sách Dân tộc - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Ngày 23/5, tại thị trấn Bắc Hà, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719); đề xuất nội dung giai đoạn 2026 - 2030. Dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đại biểu các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương và Bảo Yên.