Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chiếc túi đựng cơm của người M’nông

PV - 15:05, 03/04/2018

Trong cuộc sống hiện đại, dù nhiều nét sinh hoạt văn hóa của đồng bào DTTS theo dòng thời gian mà thay đổi để phù hợp với điều kiện và môi trường sống. Tuy nhiên, đồng bào M’nông sinh sống ở Nam Tây Nguyên (Đăk Lăk, Đăk Nông), có một món đồ vật gắn liền với cuộc sống của bà con từ nhà, ra ngõ, lên nương, xuất hiện trong sính lễ của đám cưới, theo người mất về thế giới bên kia... Đó chính là chiếc túi đựng cơm.

Một nghề công phu

Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi tìm đến nhà bà Yo Bông (buôn Chiêng Kao, xã Đăk Phơi, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk). Vừa vào đến nhà, đã ngửi thấy mùi cơm mới quyện vào mùi củi bếp tạo thành một hương vị thật ấm cúng. Bà Yo Bông năm nay đã ngoài 70 tuổi, và là người cần mẫn cả đời để tạo ra sản phẩm độc đáo là chiếc túi đựng cơm-vật bất ly thân với người dân tộc M’nông.

Bà Yo Bông chuẩn bị mang những chiếc túi đựng cơm đi bán. Bà Yo Bông chuẩn bị mang những chiếc túi đựng cơm đi bán.

 

Để làm ra được một chiếc túi phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chịu khó và khéo tay. Đầu tiên, người thợ phải ra đầm lầy tìm cây Diêng Dung (còn gọi là cây nát) chặt mang về phơi khô đến khi ngả thành màu vàng, rồi chọn những sợi già, dài, suôn thẳng, không bị sâu và mối mọt ép nhẹ cho sợi dẹt mỏng để đan túi.

Túi đựng cơm có hình dáng trụ tròn, miệng nhỏ, đáy hơi lồi, được đan theo kiểu hình xương cá. Tùy theo nhu cầu ăn cơm của từng người mà những chiếc túi sẽ có những kích cỡ khác nhau.

Bà Yo Bông cho biết: “Chỉ có thể đan túi vào lúc sáng sớm và chiều tối, vì lúc này sợi mới mềm dẻo, dễ đan. Thời gian để làm ra một chiếc túi tùy thuộc vào kỹ năng của người thợ, nếu tay nghề giỏi thì mỗi ngày một người có thể đan được 1 đến 2 túi, với túi lớn sẽ mất nhiều thời gian hơn.”

Già làng Ma Rin, ở bon Bu Prâng, xã Đăk N’drung, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông cũng cho biết, dù bây giờ xã hội phát triển, có nhiều vật dụng đựng cơm hiện đại nhưng người M’nông vẫn giữ thói quen đựng cơm trong túi, bởi tính tiện dụng, nhỏ gọn, dễ dàng mang theo khi lên nương rẫy. Túi đựng cơm có tác dụng giữ cho cơm thoát nước, thông thoáng, khi ăn sẽ ngon hơn. Sau khi ăn hết phần cơm trong túi, người dùng mang ra cạo sạch bên trong rồi treo trên gác bếp lần sau sử dụng.

Biểu tượng văn hóa

Đối với người M’nông, chiếc túi đựng cơm không chỉ là vật dụng đơn thuần giúp người dân đựng cơm đem đi nương rẫy cho các thành viên trong gia đình, túi đựng cơm còn được xem là một tài sản dùng để làm của hồi môn chia cho con trai và con gái khi lập gia đình. Bởi chiếc túi mang ý nghĩa cha mẹ muốn con cái luôn có cơm no, áo ấm, gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc. Ngoài ra, túi còn dùng để cúng Lễ mừng thọ cho ông (bà) hay đựng cơm cúng cho người mới mất…

Những giá trị văn hóa truyền thống của người M’nông vẫn được lưu giữ và trao truyền. Những giá trị văn hóa truyền thống của người M’nông vẫn được lưu giữ và trao truyền.

 

Già Ma Rin cho biết, đến gia đình của người M’nông chỉ cần xuống bếp đếm số túi đặt trong góc bếp là biết gia đình đó có bao nhiêu thành viên.

Ông Trần Quang Năm, Trưởng phòng Nghiên cứu, Sưu tầm Bảo tàng Đăk Lăk cho biết: Túi đựng cơm được coi là một vật linh thiêng của người M’nông nên khi làm xong, muốn dùng để trao đổi hoặc bán mua đều phải tiến hành nghi thức cúng thần bếp. Lễ vật cúng thường là một chóe rượu cần nhỏ và một con gà trống tơ. Người lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ cắt tiết gà, lấy tiết bôi lên miệng những túi đựng cơm, mời thần linh trông giữ để cơm đựng trong túi luôn ngon không bị hỏng, người ăn không bị bệnh tật. Hiện nay, nghi thức cúng này vẫn được dân tộc M’nông sinh sống trên địa bàn Tây Nguyên duy trì.

Theo Tiến sĩ Tuyết Nhung Buôn Krông, Phó Giám đốc Trung tâm KHXH&NV Tây Nguyên, trước đây, nồi đồng, quả bầu, túi đựng cơm là những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình của người M’nông. Ngày nay, cuộc sống trong các buôn, bon đã có nhiều đổi thay, các vật dụng hiện đại tiện lợi hơn, nên nhiều vật dụng đã bị thay thế. Chỉ còn duy nhất chiếc túi đựng cơm là vẫn còn trong mỗi gia đình đồng bào.

Có thể nói, chiếc túi đựng cơm như là một “túi khôn văn hóa” của người M’nông. Nơi lưu giữ hồn cốt, tri thức bản địa trong văn hóa của cộng đồng dân tộc này.

Trải qua năm tháng, biến cố thăng trầm, chiếc túi đựng cơm vẫn tồn tại như là một biểu tượng văn hóa của người M’nông.

Chiếc túi cơm đan theo hình xương cá thể hiện về địa bàn cư trú của người M’nông thường sinh sống ở các vùng đồi núi nhưng dồi dào nguồn nước như ven sông, ven suối. Đáy của túi hơi lồi thể hiện sự sung túc, đủ đầy và ý thức phải tích trữ. Hay như màu sắc của túi, nếu là màu vàng thể hiện ước muốn mùa màng bội thu. Chiếc túi đựng cơm của người M’nông luôn có mặt trong các dịp đặc biệt nhất của mỗi cá nhân, gia đình, hay cộng đồng thể hiện ý thức trao truyền văn hóa, gìn giữ tinh hoa của tộc người.

TUYẾT MAI - HIẾU ANH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Kon Tum vùng đa dạng và phong phú về bản sắc văn hóa, với 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, có 7 DTTS tại chỗ gồm: Ba Na, Xơ Đăng, Gié Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm, Hrê. Cộng đồng các DTTS tại chỗ trên địa bàn đang sở hữu một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, sinh động…
Tin nổi bật trang chủ
Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Người có uy tín - Nhóm PV - 2 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS là “hạt nhân” trong các phong trào ở cơ sở, là nhịp “cầu nối” ý Đảng với lòng Dân. Vai trò của Người có uy tín càng được phát huy hơn khi tiếng nói của họ được chuyển tải kịp thời đến các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc, Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận một số tâm tư, nguyện vọng của Người có uy tín trong đồng bào DTTS, đóng góp tâm huyết để góp phần thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân tộc trong thời gian tới.
Thượng Nông, ngày trở về

Thượng Nông, ngày trở về

Xã hội - Lê Na - 2 giờ trước
Tôi là người mắc nợ nhiều lắm, Nà Hang (Tuyên Quang). Dù chỉ một đôi lần đến rồi đi, mà sao kỷ niệm cứ theo tôi, dằng dặc tháng năm trường. Trở lại Thượng Nông lần này, với tôi là tìm về ân nghĩa, nhớ về một thời tuổi trẻ.
Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Du lịch Tây Nguyên luôn là điểm đến hấp dẫn đối với những đôi chân mê khám phá. Vùng đất đỏ Bazan, vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, sông suối, văn hóa cồng chiêng, những vườn cà phê trĩu quả và ngắm nhìn những chú voi Bản Đôn hiền lành… Đây cũng chính là lý do mà trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua, đã thu hút gần 300.000 lượt khách đến 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Pháp luật - Minh Nhật - 2 giờ trước
Tàng trữ ma túy, "găm" theo kìm cộng lực, tay công, vam phá khóa đi trộm cắp xe máy tại địa bàn phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Phùng Văn Thi và Đinh Tiến Trung đã bị tổ công tác Công an quận Bắc Từ Liêm tuần tra, bắt giữ. Từ đó làm rõ đường dây chuyên trộm cắp xe máy, đưa lên Sơn La tiêu thụ rồi bán sang Lào.
Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Kinh tế - PV - 2 giờ trước
Văn phòng: 123 Phù Đổng, TP.Pleiku, Gia Lai. Nhà máy : 1147 Trường Chinh, TP.Pleiku, Gia Lai. Hotline/Zalo: 0935.964.888. Website: www.vinhphatgroup.com.vn
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Bạn của nhà nông - Như Ý - 2 giờ trước
Cây bạch đàn là loại cây rất phổ biến ở nước ta vì có khả năng thích nghi với thổ nhưỡng ở nhiều nơi. Ngoài ra, loại cây này còn có rất nhiều công dụng. Nó có thể được sử dụng trong xây dựng, công nghiệp, y học và nhiều lĩnh vực khác mang lại lợi ích kinh tế cao. Việc đảm bảo kỹ thuật và chăm sóc cây bạch đàn là vô cùng thiết yếu giúp tạo ra những sản phẩm tốt và giá trị cho cuộc sống.
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 2 giờ trước
Cây canh châu còn có tên gọi khác là trân châu, kim châu, chanh châu, xích như và sơn minh trà… có vị chua hơi ngọt, kèm theo vị đắng, tính mát. Canh châu là dược liệu được sử dụng để điều trị đậu mùa, kiết lỵ, ban sởi, chữa ghẻ lở...rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu mời các bạn tham khảo.
Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Kon Tum vùng đa dạng và phong phú về bản sắc văn hóa, với 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, có 7 DTTS tại chỗ gồm: Ba Na, Xơ Đăng, Gié Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm, Hrê. Cộng đồng các DTTS tại chỗ trên địa bàn đang sở hữu một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, sinh động…
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 19:13, 03/05/2024
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 19:11, 03/05/2024
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.