Với những thành tích cao trong học tập như: giải Khuyến khích môn Hóa học trong Kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện năm 2012; Huy chương Bạc trong các kỳ thi Olympic môn Địa lý năm 2013 và 2014 được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh; 2 lần nhận học bổng Odon Vallet tại Đà Lạt năm 2013 và 2014; Đạt giải Khuyến khích quốc gia môn Địa lý trong Kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia năm 2015... , em Nay H’ Nga, dân tộc M’nông ở xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk đã được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS tiêu biểu, xuất sắc năm 2015.
Đến thôn Phi Jút, xã Đạ R’sal, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) chúng tôi cảm nhận một vùng quê yên bình đang đổi thay từng ngày. Đường vào thôn sạch sẽ, thông thoáng, với nhiều căn nhà trị giá tiền tỷ mọc lên, hộ khá giàu ngày càng tăng…
Với đồng bào Tây Nguyên, voi được xem như thành viên trong gia đình, là người bạn của buôn làng. Vì vậy, từ khi thuần dưỡng đến quá trình chung sống với voi, đồng bào Mnông luôn ứng xử với voi như một thành viên trong gia đình. Nài voi trẻ Y Quang Byă (dân tộc Mnông) ở ƀon Bản Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk là một người như thế.
Say mê các loại nhạc cụ dân tộc M’nông từ nhỏ, những năm gần đây, dù tuổi đã cao nghệ nhân Y K’Rang (bon Pi Nao, thuộc thôn 5, xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông) vẫn dành thời gian, tâm huyết của mình để trình diễn, phổ biến các loại kèn, sáo trong những buổi lễ hội, sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Không chỉ đam mê thổi kèn, sáo mà già Y K’Rang còn là một nghệ nhân có biệt tài thẩm âm, chỉnh sửa, chế tác các loại kèn, sáo từng bị mai một, thất truyền, góp phần lưu giữ, phổ biến loại nhạc cụ truyền thống độc đáo này.
Nằm cách trung tâm thị trấn Liên Sơn, huyện Lăk (Đăk Lăk) chừng 5km, buôn M’liêng, xã Đăk Liêng là địa phương hiếm hoi còn giữ được nét nguyên sơ của đồng bào M’nông in đậm nhất là những nếp nhà dài phên nứa, cột gỗ, những bộ chiêng cổ và nhiều giá trị văn hóa khác.
Cộng đồng người M’nông và người Mạ sinh sống từ rất lâu đời trên mảnh đất xã Đồng Nai thuộc huyện Bù Đăng (Bình Phước). Trong quá trình sinh sống, lao động sản xuất, mối quan hệ giữa cộng đồng dân tộc M’nông và người Mạ luôn khăng khít tốt đẹp, được khẳng định hơn từ những Lễ kết bạn. Nhằm phát huy giá trị bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh vào trung tuần tháng 10 vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước cũng đã phục dựng Lễ Kết bạn tại xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng.
Hai học sinh Trường THPT Đăk G’Long, thuộc huyện nghèo Đăk G’Long (Đăk Nông) đã sáng chế thành công phần mềm từ điển sử dụng trên điện thoại thông minh, thuận tiện trong việc tra cứu ứng dụng, chữ viết M’nông.
Bình Phước là một tỉnh miền núi, với 40 DTTS sinh sống, chiếm gần 20% số dân toàn tỉnh. Trong đó, có dân tộc X’tiêng, Mnông, Khmer, là các dân tộc sinh sống lâu đời tại địa phương; còn lại, đồng bào di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc sống đan xen ở 107/ 111 xã, phường, thị trấn.
Trong cuộc sống hiện đại, dù nhiều nét sinh hoạt văn hóa của đồng bào DTTS theo dòng thời gian mà thay đổi để phù hợp với điều kiện và môi trường sống. Tuy nhiên, đồng bào M’nông sinh sống ở Nam Tây Nguyên (Đăk Lăk, Đăk Nông), có một món đồ vật gắn liền với cuộc sống của bà con từ nhà, ra ngõ, lên nương, xuất hiện trong sính lễ của đám cưới, theo người mất về thế giới bên kia... Đó chính là chiếc túi đựng cơm.