Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát huy vai trò cô đỡ thôn bản: Khuyến khích là chưa đủ

PV - 16:22, 02/04/2018

Được xem là “cánh tay nối dài” của ngành Y tế ở vùng sâu, vùng xa nhưng chế độ đối với đội ngũ cô đỡ thôn bản (CĐTB) hiện vẫn chỉ mang tính động viên, khuyến khích. Thậm chí, có không ít cô đỡ thôn bản được ví như “người vác tù và hàng tổng”.

Đây là thực tế mà các nhà hoạch định chính sách cần phải nhìn thẳng nếu muốn thực hiện mục tiêu giảm tử vong cho bà mẹ và trẻ em ở vùng DTTS và miền núi.

Thiếu về lượng

Phố Cáo là xã biên giới của huyện Đồng Văn (Hà Giang) có diện tích tự nhiên lên tới 37,23km2 (tương đương khoảng 3.723ha). Toàn xã có khoảng 5.000 nhân khẩu (92% dân số là dân tộc Mông), sinh sống tại 18 thôn bản; đường giao thông nối các thôn bản còn rất khó khăn.

Giao thông cách trở, cộng với nhiều hủ tục trong sinh đẻ (cắt rốn bằng nứa, chỉ được đẻ trong xó bếp, trẻ em sinh ra cả tháng trời không được tắm rửa,…) nên tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ em sau khi sinh ở đây thường rất cao. Để giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em sau khi sinh, nhiều năm nay, cùng với việc phát triển đội ngũ nhân viên y tế thì xã Phố Cáo cũng được triển khai mô hình CĐTB.

Theo bà Phạm Thị Hiền, Bí thư Đảng ủy xã Phố Cáo, mô hình CĐTB không chỉ góp phần giảm tỷ lệ tử vong sau khi sinh mà còn tác động thay đổi nhận thức trong việc sinh đẻ của nhân dân trên địa bàn. Nhưng chỉ đáng tiếc là chỉ tiêu CĐTB dành cho xã quá ít.

Cô đỡ Y Ngọc, dân tộc Xơ Đăng, ở thôn Kachj Lớn II, xã Đăk Sao (Tu Mơ Rông, Kon Tum) chăm sóc sức khỏe sinh sản cho một phụ nữ mới sinh. Cô đỡ Y Ngọc, dân tộc Xơ Đăng, ở thôn Kachj Lớn II, xã Đăk Sao (Tu Mơ Rông, Kon Tum)chăm sóc sức khỏe sinh sản cho một phụ nữ mới sinh.

 

“Địa bàn xã rất rộng, dân cư phân bố không đồng đều, giao thông đi lại khó khăn nhưng chỉ bố trí được 3 CĐTB nên chưa đáp ứng được nhu cầu thăm khám, đỡ đẻ cũng như tuyên truyền, vận động nhân dân”, bà Hiền cho biết.

Số lượng 3 CĐTB ấy là năm 2016 trở về trước. Còn từ năm 2017, khi chế độ phụ cấp 200 nghìn đồng/người/tháng bị cắt, có 2 CĐTB ở Phố Cáo đã nghỉ việc để ở nhà làm nương rẫy; trách nhiệm CĐTB ở Phố Cáo (thăm khám, đỡ đẻ, tuyên truyền, vận động,…) chỉ còn trông chờ vào một người duy nhất, đó là chị Thào Thị Se (30 tuổi).

Tại Hội nghị biểu dương CĐTB tiêu biểu trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em do Bộ Y tế tổ chức (ngày 28/2/2018), “cô đỡ” Thào Thị Se đã có những chia sẻ về nghề. Se bảo: Công việc của CĐTB rất vất vả, gần như việc gì cũng tham gia. Từ khám thai, đỡ đẻ, tiêm chủng cho trẻ, hướng dẫn bà mẹ về cách vệ sinh cá nhân, cách vệ sinh cho con nhỏ và cách cho con bú,… cho đến tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe như ăn chín, uống sôi, nằm màn, diệt muỗi…

“Trước đây em chỉ phụ trách 3 bản. Nay 2 chị nghỉ nên nhiều lúc phải kiêm luôn, làm không xuể”, Se tâm sự.

“Làm không xuể” cũng là tình cảnh chung của các CĐTB trên cả nước hiện nay. Theo số liệu của Bộ Y tế, cả nước hiện có 2.755 CĐTB đang hoạt động tại 8.165 thôn bản khó khăn trên cả nước.

Vị chi, một CĐTB phải phụ trách bình quân 3 thôn bản. Chỉ tính riêng thực hiện nhiệm vụ chính (thăm khám, đỡ đẻ,…), số lượng đầu việc của một CĐTB là rất lớn.

Đãi ngộ chưa tương xứng

Công việc bộn bề là vậy nhưng lâu nay, chế độ đối với CĐTB vẫn chỉ mang tính động viên, khuyến khích. Theo quy định, kinh phí để duy trì đội ngũ CĐTB chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách địa phương. Trong khi đó, hầu hết các địa phương có CĐTB hoạt động đều là những tỉnh miền núi, còn nghèo, chưa đủ khả năng tự cân đối ngân sách.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, hiện mới chỉ có các tỉnh: Điện Biên, Ninh Thuận, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang thực hiện cân đối ngân sách hỗ trợ CĐTB 200 nghìn đồng/tháng theo Quyết định 57/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đó là chưa tính tới trường hợp, một khi địa phương không có khả năng cân đối được ngân sách thì chế độ này sẽ bị cắt.

Như trường hợp tỉnh Hà Giang, từ năm 2017 đã phải cắt chế độ hỗ trợ dành cho CĐTB. Vì thế, nhiều CĐTB đã nghỉ việc. Chỉ riêng xã Phố Cáo đã có 2 CĐTB nghỉ việc. Còn với Thào Thị Se, như chia sẻ của chị thì chắc cũng phải nghỉ.

CĐTB là “cánh tay nối dài” của ngành Y tế ở vùng sâu, vùng xa. (Ảnh tư liệu) CĐTB là “cánh tay nối dài” của ngành Y tế ở vùng sâu, vùng xa. (Ảnh tư liệu)

 

“Trước kia do có phụ cấp nên đi khám đều đặn cho thai phụ mỗi tháng 1 lần. Còn bây giờ, do phải lo việc nương rẫy nên 3 tháng mới có thể đến nhà khám cho họ. Đó cũng vì trách nhiệm, vì sự gắn bó. Em yêu công việc nhưng không còn phụ cấp nữa nên cũng chán”, Se tâm sự.

Theo bà Nguyễn Thị Lành, Phó Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Cao Bằng, chủ trương đào tạo CĐTB của Bộ Y tế tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa là giải pháp phát huy hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, mức hỗ trợ chỉ 200.000 đồng/tháng là quá thấp; hơn nữa từ 2017 đến nay, CĐTB ở nhiều tỉnh không nhận được nguồn trợ cấp này nữa. Việc này đã gây khó khăn cho ngành Y tế trong việc động viên các cô đỡ nhiệt tình tham gia chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thai phụ.

Đồng quan điểm, ông Phan Văn Hùng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, cho rằng: Bộ Y tế và các bộ ngành cần tiếp tục quan tâm và có những chính sách ưu đãi hơn nữa cho đội ngũ CĐTB. UBND các tỉnh, nhất là các địa phương có đồng bào DTTS khó khăn cần tiếp tục phát triển mạng lưới đội ngũ này, quan tâm bố trí kinh phí đảm bảo cho các CĐTB có điều kiện làm việc tốt nhất.

Thực tế, những đóng góp của đội ngũ CĐTB đã được các ngành, các cấp cùng nhân dân vùng khó khăn ghi nhận. Để đội ngũ hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em vùng DTTS thì trước mắt, các bộ ngành, địa phương cần xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp. Về lâu dài, đội ngũ CĐTB phải được khẳng định là một loại hình nhân viên y tế phù hợp với vùng dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi người dân khó tiếp cận với hệ thống y tế tuyến trên do các khó khăn về địa lý và phong tục tập quán.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 1 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 1 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 1 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 1 giờ trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 1 giờ trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.