Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chính sách dân tộc mang lại sức sống mới cho bản làng

PV - 18:06, 20/03/2018

Quá trình thực hiện hiệu qủa các chính sách dân tộc, miền núi trong hỗ trợ sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ… đã góp phần thúc đẩy kinh tế 3 xã vùng cao Đăk Mang, Bók Tới và Ân Sơn của huyện Hoài Ân (Bình Định) phát triển đi lên.

Theo ông Hoàng Phi Long, Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân: Bằng nguồn vốn từ Chương trình 135, vốn lồng ghép từ nhiều chương trình hỗ trợ của huyện, tỉnh…, những năm qua huyện chú trọng đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp; đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ cho 3 xã vùng cao. Riêng năm 2017, thực hiện các chính sách dân tộc, miền núi, UBND huyện đã đầu tư gần 10 tỷ đồng cho các hạng mục xây dựng hạ tầng, hỗ trợ sản xuất…

Tiêu là một trong những cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao ở Hoài Ân. Tiêu là một trong những cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao ở Hoài Ân.

 

Từ năm 2014 đến nay, Hoài Ân đầu tư hơn 30 tỷ đồng xây dựng các tuyến đường đến trung tâm các xã vùng cao, gồm tuyến đường xã Ân Hữu-Đăk Mang, tuyến đường trung tâm xã tới Khu tái định cư Đồng Nhà Mười thuộc xã Ân Sơn, nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ tỉnh lộ ĐT629 đi trung tâm xã Ân Sơn; đầu tư 5,4 tỷ đồng xây dựng các công trình thủy lợi như đập Cây Sơn, đập Vườn Gọp (xã Bók Tới), đập Nước Lương (xã Đăk Mang)...

Hệ thống giao thông nông thôn được mở rộng, trải dài, với những con đường phẳng phiu, thông thoáng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, xóa dần “điểm đen” cô lập ở các vùng dân cư đã tạo nên đòn bẩy giúp người dân địa phương mở hướng thoát nghèo, ổn định cuộc sống. “Đường sá được thuận lợi, người dân vùng cao đã bắt đầu đổi mới tư duy làm ăn, phát triển kinh tế. Cùng với đầu tư trồng cây keo, cây chuối, bây giờ nhiều hộ đã thử sức trong việc kinh doanh buôn bán, cùng góp vốn xây dựng các mô hình chăn nuôi kết hợp làm trang trại trồng cây ăn quả, bước đầu đem lại hiệu quả”, ông Đinh Hồng Nhé, Chủ tịch UBND xã Đăk Mang, chia sẻ.

Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng, huyện chú trọng hỗ trợ sản xuất để tạo sinh kế cho người dân 3 xã vùng cao qua việc hỗ trợ tiếp cận vốn vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ con giống, cây trồng; chuyển giao tiến bộ KHKT… Cùng với đó, huyện cũng đẩy mạnh triển khai Ðề án “Phát triển cây trồng, vật nuôi và những sản phẩm đặc sản thế mạnh của các xã đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2025”.

Ðề án được thực hiện tại 3 xã vùng cao là: Ðăk Mang, Bók Tới và Ân Sơn, với những cây trồng thế mạnh gồm: bưởi da xanh, dừa xiêm, bơ sáp, hồ tiêu, lúa lai và vật nuôi gồm trâu, bò nội, bò Zebu, heo đen, dê… Dự kiến tổng vốn thực hiện Ðề án hơn 61 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư giai đoạn 1 (2017-2020) là 26,2 tỷ đồng, giai đoạn 2 (2021-2025) là 35,3 tỷ đồng.

Nhờ thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS, nhiều năm qua, tình hình kinh tế 3 xã vùng cao ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng lên, đời sống văn hóa, giáo dục, y tế của người dân được quan tâm hơn. Hiện, tại 3 xã Đăk Mang, Bók Tới và Ân Sơn đã có trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, trường học, bưu điện, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng... “Nhờ hoàn thiện nhiều công trình giao thông, thủy lợi, sản xuất nông nghiệp… đến nay, từ một xã vùng cao đặc biệt khó khăn, Ân Sơn đã hoàn thành 8/19 tiêu chí nông thôn mới, dự kiến năm 2018 tiếp tục hoàn thành thêm 2 tiêu chí, phát triển theo lộ trình trở thành xã nông thôn mới vào năm 2020”, ông Đinh Văn Thạnh, Chủ tịch UBND xã Ân Sơn, cho hay.

Để thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân 3 xã vùng cao, thời gian tới huyện tiếp tục cân đối các nguồn ngân sách nhằm hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng đảm bảo. Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, chú trọng vào cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng địa phương, góp phần nâng cao năng suất, tạo thu nhập, từng bước cải thiện đời sống của người dân, giảm khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi.

Có thể nói, việc triển khai đồng bộ các chính sách dân tộc và đặc biệt là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông có vai trò hết sức quan trọng trong việc đổi mới diện mạo nông thôn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội làm bừng lên sức sống mới cho các xã vùng cao Hoài Ân.

THÀNH NHÂN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 5 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 7 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 15 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.